Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh Bắc Bộ đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.
Từ 23 giờ ngày 9/9 đến 3 giờ ngày 10/9, các tỉnh thuộc khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 40-80 mm, có nơi trên 100 mm. Nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều địa phương: Mường Tè, Nậm Nhùn, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tam Đường, Tân Uyên, Than Uyên, thành phố Lai Châu (Lai Châu); Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Ảng, Mường Chà, Mường Nhé, Nậm Pồ, Tủa Chùa, Tuần Giáo, thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay (Điện Biên); Thành phố Sơn La, Mai Sơn, Yên Châu, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La, Mộc Châu, Vân Hồ, Phù Yên, Bắc Yên, Sông Mã, Sốp Cộp (Sơn La); Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai, Văn Bàn, thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa (Lào Cai); Lục Yên, Mù Căng Chải, Trạm Tấu, Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình, thành phố Yên Bái (Yên Bái); Bắc Mê, Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Quản Bạ, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần, Yên Minh, thành phố Giang (Hà Giang); Chiêm Hóa, Hàm Yên, Lâm Bình, Na Hang, Sơn Dương, Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang (Tuyên Quang); Sông Lô, Tam Đảo (Vĩnh Phúc); Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Tam Nông, Thanh Sơn, Yên Lập, Lâm Thao (Phú Thọ); Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm, thành phố Bắc Kạn (Bắc Kạn); Đại Từ, Định Hóa, Đồng Hỷ, Phú Lương, Võ Nhai, thành phố Phổ Yên, thành phố Sông Công, thành phố Thái Nguyên (Thái Nguyên); Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, Quảng Hòa, Thạch An, Trùng Khánh (Cao Bằng); Đình Lập, Tràng Định (Lạng Sơn); Ba Chẽ, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên, thành phố Hạ Long, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh); Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động (Bắc Giang).
Độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy cấp 1; riêng Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang cấp 2; đặc biệt Yên Bái, Lào Cai cấp 3.
Cũng theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, tối 9/9, lũ trên sông Thao (Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ), sông Lô (Tuyên Quang, Phú Thọ), sông Cầu (Thái Nguyên, Bắc Ninh) và sông Thương (Bắc Giang), sông Thái Bình (Hải Dương), sông Hồng (Hà Nội) đang lên; sông Lục Nam (Bắc Giang) đang xuống chậm.
Trong khoảng từ 22 giờ ngày 9/9 đến 3 giờ ngày 10/9, lũ trên sông Lục Nam tiếp tục xuống dưới báo động 3. Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang và Vụ Quang tiếp tục lên nhanh trên mức báo động 2. Lũ trên sông Thao tại Lào Cai, Yên Bái tiếp tục lên và duy trì ở trên mức báo động 3, trên mức lũ lịch sử năm 1968 và 2008. Lũ trên sông Thao tại Phú Thọ tiếp tục lên mức báo động 1. Lũ trên sông Cầu tiếp tục lên trên mức báo động 2, sông Thương lên mức báo động 3 và sông Thái Bình tiếp tục lên trên mức báo động 1. Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục lên nhanh nhưng vẫn ở mức dưới báo động 1.
Từ 7 giờ ngày 10 đến 21 giờ ngày 10/9, lũ trên sông Lục Nam sẽ xuống mức báo động 2. Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang và Vụ Quang tiếp tục lên nhanh trên mức báo động 2. Lũ trên sông Thao tại Lào Cai, Yên Bái sẽ biến đổi chậm duy trì ở mức trên báo động 3, trên mức lũ lịch sử năm 1968 và 2008. Lũ trên sông Thao tại Phú Thọ tiếp tục lên vượt mức báo động 1. Lũ trên sông Cầu tiếp tục lên mức báo động 3, sông Thương lên trên mức báo động 3 và sông Thái Bình tiếp tục lên trên mức báo động 2. Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục lên nhanh ở mức báo động 1 vào đêm 10/9.
Cảnh báo, từ đêm 9 đến ngày 11/9, lũ trên sông Hoàng Long tiếp tục xuống dưới mức báo động 1; trên các sông khác ở khu vực Bắc Bộ xuất hiện một đợt lũ. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên các sông nhỏ tại các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt tại các tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La lên mức báo động 2- báo động 3, có sông trên báo động 3.
Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông tại các tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa; lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ, Thanh Hóa. Độ rủi ro thiên tai do lũ cấp 3.
Lũ trên các sông, suối lên gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bờ bãi ven sông bị nước xâm lấn, nhiều diện tích bãi nổi giữa sông bị ngập sâu, ảnh hưởng tới các hoạt động như giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các hoạt động kinh tế-xã hội vùng hạ lưu sông Lô và sông Hồng- Thái Bình. Mực nước lũ hạ lưu sông Hồng- Thái Bình duy trì ở mức cao nhiều ngày có thể làm lở đất ven sông và ảnh hưởng đến an toàn đối với các tuyến đê vùng ven sông đồng bằng sông Hồng- Thái Bình.
Hiện, 8 tỉnh, thành phố có nguy cơ ngập lụt ở các vùng trũng, thấp. Cụ thể tại các quận, huyện: Yên Bái, Trấn Yên, Văn Yên, Văn Trấn, Lục Yên, Yên Bình, Trạm Tấu (Yên Bái); thành phố Bắc Giang, Hiệp Hòa, Việt Yên, Lục Ngạn, Lạng Giang, Lục Nam (Bắc Giang); thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, Phú Lương, Đồng Hỷ, Phú Bình, thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên); thành phố Bắc Ninh, Yên Phong (Bắc Ninh); Tân Sơn, Thanh Sơn, Tam Nông, Yên Lập, Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê, Lâm Thao (Phú Thọ); Hàm Yên, Chiêm Hóa (Tuyên Quang); Tây Hồ, Long Biên, Hoàn Kiếm, Gia Lâm (Hà Nội).