Vụ Vạn Thịnh Phát: 1.577 sổ đỏ là vật chứng trong vụ án

Hôm nay (23/2), Cục thi hành án dân sự TPHCM cho biết, cơ quan này đã thành lập Tổ tiếp nhận vật chứng vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các công ty, đơn vị, tổ chức liên quan (Tổ tiếp nhận). Theo Cục thi hành án dân sự TPHCM, việc thành lập Tổ tiếp nhận vật chứng này dựa trên Quyết định 343 của Viện KSND tối cao, chuyển vật chứng vụ án từ Cơ quan CSĐT Bộ Công an đến Cục thi hành án dân sự TPHCM. Cục thi hành án dân sự TPHCM cũng cho biết thêm, các vật chứng mà Cục thi hành án dân sự dự kiến nhận bàn giao là 1.577 giấy chứng nhận quyền sử...

Hôm nay (23/2), Cục thi hành án dân sự TPHCM cho biết, cơ quan này đã thành lập Tổ tiếp nhận vật chứng vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các công ty, đơn vị, tổ chức liên quan (Tổ tiếp nhận).

Theo Cục thi hành án dân sự TPHCM, việc thành lập Tổ tiếp nhận vật chứng này dựa trên Quyết định 343 của Viện KSND tối cao, chuyển vật chứng vụ án từ Cơ quan CSĐT Bộ Công an đến Cục thi hành án dân sự TPHCM.

Cục thi hành án dân sự TPHCM cũng cho biết thêm, các vật chứng mà Cục thi hành án dân sự dự kiến nhận bàn giao là 1.577 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ cổ đông, giấy chứng nhận sở hữu cổ phần, thiết bị điện tử, vật lưu trữ dữ liệu điện tử, các sổ tiết kiệm…

Như Tiền Phong đã đưa tin, từ ngày 5/3 đến 29/4, TAND TPHCM sẽ xét xử sơ thẩm vụ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Thẩm phán Phạm Lương Toản (Chánh Tòa Hình sự, TPHCM) làm chủ tọa phiên tòa. 10 Kiểm sát viên thuộc Viện KSND tối cao, Viện KSND TPHCM được Viện KSND tối cao phân công thực hành quyền công tố tại phiên tòa.

Tại phiên tòa sắp tới, 86 bị cáo bị xét nhiều tội danh khác nhau. Riêng bị cáo Trương Mỹ Lan bị xét xử 3 tội "Đưa hối lộ", "Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng" và "Tham ô tài sản". Riêng tội “Tham ô tài sản”, bà Trương Mỹ Lan đối mặt khung phạt từ 20 năm tù giam, chung thân hoặc tử hình. Bà Lan có 5 luật sư bào chữa là ông Phan Trung Hoài, Phan Minh Hoàng, Nguyễn Huy Thiệp, Giang Hồng Thanh và Trương Thanh Đức.

Từ năm 2012 đến tháng 10/2022, bà Trương Mỹ Lan nắm giữ từ 85% đến 91,5% cổ phần của SCB, chỉ đạo, điều hành và thao túng toàn bộ hoạt động của SCB. Bà Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm tuyển chọn người thân tín của mình vào các vị trí chủ chốt tại SCB, rồi thành lập một số đơn vị thuộc SCB chuyên trách cho vay, giải ngân theo yêu cầu của bà Lan. Thành lập, sử dụng các công ty ‘ma’, câu kết với các cá nhân đứng đầu nhiều doanh nghiệp liên quan để thực hiện hành vi phạm tội.

Vụ Vạn Thịnh Phát: 1.577 sổ đỏ là vật chứng trong vụ án

Bà Trương Mỹ Lan (trái sang) và các đồng phạm sẽ hầu tòa vào ngày 5/3 tới đây.

SCB đã giải ngân cho 1.366 khách hàng là 710 cá nhân và 656 tổ chức. Trong đó, nhóm của bà Trương Mỹ Lan có hơn 2.500 khoản vay tại SCB với tổng số tiền giải ngân hơn 1.066.000 tỷ đồng. SCB cho nhóm bà Lan vay chiếm 93% số tiền cho vay, 7% còn lại là nhóm khách hàng thông thường.

Đến năm 2022, 875 khách hàng trong nhóm bà Trương Mỹ Lan với gần 1.300 khoản vay còn dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỷ đồng. Các khoản nợ này đều không có khả năng thu hồi.

Từ tháng 2/2018 đến tháng 10/2022, bà Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo thuộc cấp lập khống 916 hồ sơ vay vốn của SCB 545.000 tỷ đồng và chiếm đoạt 304.000 tỷ đồng, SCB mất không chỉ mất số tiền gốc bị chiếm đoạt, mà phải trả thêm hơn 129.372 tỷ đồng lãi suất.
Theo: https://tienphong.vn/vu-van-thinh-phat-1577-so-do-la-vat-chung-trong-vu-an-post1614406.tpo

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Vẻ đẹp của ngôi chùa hơn 350 năm tuổi ở Bình Định

Chùa Thập Tháp Di Đà - tổ đình hơn 350 năm tuổi tại Bình Định, không chỉ là trung tâm Phật giáo cổ kính mà còn lưu giữ dấu ấn văn hóa - kiến trúc đặc sắc của vùng đất Đồ Bàn xưa.
02/07/2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Làm mới lại hợp tác quốc tế là yêu cầu cấp thiết để đạt các mục tiêu phát triển

Phát biểu dẫn đề tại Phiên thảo luận bàn tròn với chủ đề "Làm mới hợp tác phát triển quốc tế" trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế lần thứ tư về tài chính cho phát triển tại Seville, Tây Ban Nha, chiều 1/7, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh: Làm mới lại hợp tác phát triển quốc tế không chỉ là một lựa chọn mà là yêu cầu cấp thiết để đạt được các mục tiêu phát triển.
02/07/2025

Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ cho ý kiến về phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng

Ngày 1/7, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có các phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng để chuẩn bị báo cáo cấp có thẩm quyền.
02/07/2025

Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Nghị quyết 57 là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong giai đoạn mới, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang nỗ lực hoàn thành các mục tiêu của nhiệm kỳ và mô hình chính quyền địa phương hai cấp đã chính thức vận hành tại 34 tỉnh, thành phố từ ngày 1/7/2025.
02/07/2025

Bỏ kiểm định đầu vào công chức cấp quốc gia, không yêu cầu thi nâng ngạch Thành Huế

Công chức cấp quốc gia sẽ không còn phải kiểm định đầu vào hay thi nâng ngạch. Thay vào đó, tuyển dụng và sử dụng công chức sẽ dựa trên vị trí việc làm, kết quả thực hiện nhiệm vụ và đẩy mạnh phân cấp quản lý.
02/07/2025

Các bí thư, chủ tịch tỉnh cam kết gì khi vận hành bộ máy mới?

Bắc Ninh đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế đứng đầu toàn quốc, TPHCM trở thành cực tăng trưởng, Gia Lai tận dụng “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” khi có một Việt Nam thu nhỏ.
02/07/2025

Nhiều bí thư, chủ tịch tỉnh thay đổi vị trí công tác

Sau sáp nhập, nhân sự chủ chốt của các địa phương có sự thay đổi. Một số người từng giữ chức bí thư tỉnh ủy sang làm chủ tịch UBND tỉnh, thành, phó bí thư thường trực, chủ tịch HĐND. Ngoài ra, nhiều bí thư tỉnh ủy được điều về Trung ương.
02/07/2025

Thủ tướng: Quốc tế hóa bản sắc văn hóa dân tộc và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới

Sáng 1/7, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có đề án liên quan phát triển văn hóa để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.
01/07/2025

1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử

Ngày 1/7/2025 sẽ đi vào lịch sử cải cách bộ máy nhà nước Việt Nam như một dấu mốc mang tính đột phá và kiến tạo, cũng như lịch sử xây dựng và phát triển đất nước nói chung.
01/07/2025

Chủ tịch UBND TPHCM cử 3 hồi chuông cầu quốc thái dân an

Đúng 6h sáng 1/7 – ngày các tỉnh, thành chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp sau sáp nhập, hơn 18.000 ngôi chùa trên cả nước, trong đó có các chùa tại TPHCM, đồng loạt cử ba hồi chuông, trống Bát Nhã cầu quốc thái dân an.
01/07/2025

Phó giáo sư làm bí thư xã biên giới: ‘Tôi xung phong, không ngại khó khăn’

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát, Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989), nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa không ngần ngại khi nhận nhiệm vụ.
01/07/2025

Giáo hội công bố nhân sự 15 ban trị sự Phật giáo các tỉnh, thành phía Nam

Sáng 30/6, Trung ương Giáo hội đã trọng thể tổ chức Hội nghị công bố quyết định nhân sự Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành phía Nam sau sáp nhập, tại Văn phòng 2 Trung ương - Thiền viện Quảng Đức (TPHCM).
30/06/2025