Vì sao tội phạm mạng công khai mạo danh cơ quan chức năng để lừa đảo?

Trao đổi tại họp báo thường kỳ tháng 5 của Bộ TT&TT, đại diện phòng 5 của Cục A05 (Bộ Công an) đã chỉ ra 2 lý do chính dẫn đến tình trạng tội phạm mạng hiện nay công khai mạo danh cơ quan chức năng để lừa người dân.

Chiều ngày 13/5, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm, người phát ngôn của Bộ TT&TT đã chủ trì cuộc họp báo thường kỳ tháng 5 của Bộ.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm chủ trì họp báo thường kỳ tháng 5/2024 của Bộ. Ảnh: Lê Anh Dũng

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm chủ trì họp báo thường kỳ tháng 5/2024 của Bộ. Ảnh: Lê Anh Dũng

Diễn biến phức tạp của tội phạm lừa đảo trên không gian mạng tiếp tục là một trong những nội dung được nhiều cơ quan báo chí quan tâm. Trao đổi về vấn đề này tại cuộc họp báo, Trung tá Vũ Trọng Nghĩa, Phó trưởng Phòng 5, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao (A05 - Bộ Công an), nhận định: Thời gian gần đây, tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn ra hết sức phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn.

Bộ Công an đã phối hợp với Bộ TT&TT xây dựng các phương án, kịch bản để tuyên truyền cảnh báo người dân. Cụ thể, đã tổng hợp 24 hình thức lừa đảo phổ biến trên không gian mạng Việt Nam, phổ biến rộng rãi từ cuối năm 2023 đến nay nhằm giúp người dân có thể nhận diện và biết cách phòng chống với các phương thức lừa đảo trực tuyến.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, từ 24 phương thức, thủ đoạn lừa đảo trực tuyến phổ biến, các đối tượng đang hằng ngày, hằng giờ tiếp tục nghiên cứu để tích hợp và phát triển ra các thủ đoạn lừa đảo mới, khiến cho người dân gặp nhiều khó khăn trong việc nhận diện và phòng tránh.

Trung tá Vũ Trọng Nghĩa, Phó trưởng Phòng 5, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao (A05 - Bộ Công an) trao đổi tại họp báo chiều 13/5. Ảnh: Lê Anh Dũng

Trung tá Vũ Trọng Nghĩa, Phó trưởng Phòng 5, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao (A05 - Bộ Công an) trao đổi tại họp báo chiều 13/5. Ảnh: Lê Anh Dũng

Khẳng định tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức cho người dân là yếu tố, biện pháp quan trọng nhất để giải quyết tình trạng lừa đảo trực tuyến, Trung tá Vũ Trọng Nghĩa cho hay, mới đây, A05 đã xây dựng trang fanpage của Cục lấy tên là ‘Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao’.

“Thông qua nền tảng mạng xã hội, hằng ngày Cục An ninh mạng sẽ tuyên truyền cho người dân về các phương thức, thủ đoạn lừa đảo, đồng thời phối hợp với các đơn vị truyền thông liên quan để xây dựng kịch bản nội dung, với mục tiêu làm sao để phổ biến những kiến thức phòng ngừa các thủ đoạn của tội phạm lừa đảo một cách dễ hiểu, hiệu quả”, Trung tá Vũ Trọng Nghĩa chia sẻ.

Song song đó, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia đang phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng phần mềm chống lừa đảo cho người dân. Bên cạnh việc cung cấp công cụ hỗ trợ người dân phát hiện các dấu hiệu lừa đảo trên không gian mạng, phần mềm này còn giúp người dân nhận diện tội phạm lừa đảo, góp phần nâng cao nhận thức và kỹ năng an toàn, an ninh mạng cho người dân.

“Dự kiến, phần mềm sẽ sớm được đưa lên các chợ ứng dụng để người dân có thể tải và cài trên các thiết bị thông minh. Với việc tích hợp dữ liệu về phòng chống tội phạm lừa đảo của các bộ, ngành có liên quan, trong đó có Bộ Công an, Bộ TT&TT và Ngân hàng Nhà nước, ứng dụng sẽ thông tin đến người dùng những kiến thức giúp nhận diện các hình thức lừa đảo, các nguy cơ bị lừa đảo, tấn công trực tuyến trên không gian mạng”, Trung tá Vũ Trọng Nghĩa thông tin.

Trả lời câu hỏi của nhà báo Thái Khang (báo VietNamNet) liên quan đến hướng xử lý tình trạng tội phạm mạng công khai mạo danh các đơn vị của Bộ Công an để lừa đảo người dân, ông Vũ Trọng Nghĩa cho biết: Thủ đoạn mạo danh cơ quan chức năng lừa đảo người dùng đã ‘rộ’ lên từ đầu năm 2024 cho đến nay.

Lý giải tại sao các đối tượng lừa đảo trực tuyến lại hoạt động công khai và ngang nhiên như thế, gần như thách thức lực lượng chức năng tại Việt Nam, ông Vũ Trọng Nghĩa chỉ ra 2 lý do. Đầu tiên, do quy định pháp luật về quản lý các nền tảng xuyên biên giới đang trong quá trình hoàn thiện, tiêu biểu là Nghị định 72 năm 2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đang được sửa đổi, sẽ sớm được trình Chính phủ xem xét ban hành.

“Khi Nghị định sửa đổi Nghị định 72 được ban hành, sẽ định danh được các tài khoản mạng xã hội xuyên biên giới, trên cơ sở đó chúng ta mới có đủ căn cứ pháp lý yêu cầu các tổ chức xuyên biên giới cung cấp thông tin liên quan đến các tài khoản mạng xã hội mạo danh cơ quan chức năng, mạo danh tổ chức để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật”, đại diện A05 phân tích.

Tình trạng tội phạm mạng công khai mạo danh các cơ quan chức năng để lừa đảo người dân ''rộ'' lên từ đầu năm 2024 đến nay.

Tình trạng tội phạm mạng công khai mạo danh các cơ quan chức năng để lừa đảo người dân 'rộ' lên từ đầu năm 2024 đến nay.

Một lý do nữa dẫn đến tình trạng công khai mạo danh cơ quan chức năng là cách thức, thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo hiện nay đã thay đổi so với trước. Cụ thể, các đối tượng lừa đảo hoạt động manh động hơn, xuyên biên giới, có sự cấu kết của các đối tượng trong nước và quốc tế, lấy các địa bàn ở các quốc gia, khu vực lân cận ngoài Việt Nam làm địa điểm để thực hiện hành vi phạm tội.

Do đó, quá trình điều tra, truy vết các hoạt động phạm tội lừa đảo phải có sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia, thời gian xác minh và xử lý kéo dài hơn so với các vụ việc mà đối tượng lừa đảo hoạt động trong nước.

“Cục An ninh mạng đã và đang phối hợp với Cục An toàn thông tin của Bộ TT&TT để rà quét các tài khoản mạng xã hội mạo danh các đơn vị chức năng, không chỉ riêng Bộ Công an, Cục An ninh mạng, mà cả các văn phòng luật sư, cơ quan nhà nước khác nhằm lừa đảo công dân Việt Nam”, đại diện Phòng 5 của A05 thông tin.

Theo Vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 34 tỉnh thành và hơn 3.300 xã, phường, đặc khu

Chiều 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025.
04/07/2025

Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội

Chính phủ ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị quyết số 201/2025/QH15 ngày 29/5/2025 của Quốc hội thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
04/07/2025

Nghẹt thở pha dùng drone hạng nặng giải cứu 2 bé mắc kẹt giữa dòng nước xiết

Trong khi đang phun thuốc nông nghiệp, thấy các cháu nhỏ bị mắc kẹt giữa dòng nước xiết, anh Nghĩa (Gia Lai) đã dùng drone hạng nặng giải cứu, đưa 2 cháu bé vào bờ.
04/07/2025

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6: Nhiều vấn đề thời sự được làm rõ

Tình hình triển khai tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, việc thực hiện các thủ tục hành chính, vấn đề tăng trưởng tín dụng, kết quả đấu tranh với hàng giả, hàng nhái, việc đào tạo nhân lực cho những ngành công nghệ cao... là những nội dung nổi bật được báo chí quan tâm tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6 chiều 03/7.
04/07/2025

Hai 'đầu tàu' kinh tế nỗ lực, quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 8%

Báo cáo tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025, ngày 3/7, lãnh đạo các địa phương cho biết, tình hình kinh tế - xã hội tại các địa phương đạt kết quả tốt. Từ nay cho đến cuối năm sẽ tập trung vào những nhóm giải pháp lớn, trọng tâm để cùng Chính phủ đưa nền kinh tế đất nước tăng trưởng đạt 8% như kế hoạch đã đề ra.
04/07/2025

Nghẹt thở pha dùng drone hạng nặng giải cứu 2 bé mắc kẹt giữa dòng nước xiết

Trong khi đang phun thuốc nông nghiệp, thấy các cháu nhỏ bị mắc kẹt giữa dòng nước xiết, anh Nghĩa (Gia Lai) đã dùng drone hạng nặng giải cứu, đưa 2 cháu bé vào bờ.
04/07/2025

Cô giáo 25 năm dạy chuyên 'toát mồ hôi' khi giải đề thi tốt nghiệp môn Tiếng Anh

Giải thử mã đề 1105 của đề Tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT năm 2025, cô Bích Hạnh, vốn có 25 năm kinh nghiệm giảng dạy lớp chuyên Anh, nói “toát mồ hôi hột” vì độ khó của đề.
03/07/2025

Các thứ trưởng luân chuyển về địa phương trưởng thành như thế nào?

Trong các thứ trưởng được luân chuyển về địa phương thời gian qua, có nhiều người tiếp tục ở lại tỉnh, thành hoặc chuyển qua địa phương khác với những vị trí quan trọng; có một số thứ trưởng quay trở lại Trung ương chuẩn bị cho một hành trình mới.
03/07/2025

Những việc cán bộ, công chức không được làm từ tháng 7

Quốc hội quy định 6 nhóm việc cán bộ, công chức không được làm, trong đó có phát tán thông tin sai sự thật, lợi dụng mạng xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ quan, địa phương.
03/07/2025

Triệt để xử lý các vấn đề về quản lý bệnh viện

Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, Bộ Y tế cần triệt để xử lý các vấn đề về quản lý bệnh viện, chuẩn hóa các quy trình cơ bản về khám chữa bệnh, quản lý dược, vệ sinh an toàn thực phẩm…
03/07/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm

Chiều 2/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm 2025 do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức.
03/07/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không có chuyển đổi số, mô hình hành chính hai cấp sẽ không thể vận hành hiệu quả

Tổng Bí thư nhấn mạnh chuyển đổi số chính là hệ thần kinh trung ương, là cầu nối "sống còn" giữa tỉnh và xã; là bộ não dữ liệu để tổng hợp, phân tích, cảnh báo sớm tình hình, không để xảy ra vùng trũng thông tin.
03/07/2025