Từ 15/6, xem xét mức kỷ luật bãi nhiệm với cán bộ lần đầu vi phạm

"Bãi nhiệm" lần đầu được quy định cụ thể như một hình thức kỷ luật hành chính, áp dụng với cán bộ lần đầu vi phạm nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Nghị định 93/2025 sửa đổi, bổ sung Nghị định 19/2020 về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được Chính phủ ban hành mới đây sẽ có hiệu lực thi hành từ 15/6. 

Theo đó, từ thời điểm này, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính sẽ bị xem xét áp dụng một trong 7 hình thức kỷ luật, gồm: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc và bãi nhiệm.

Bãi nhiệm lần đầu trở thành hình thức kỷ luật hành chính

Trong hệ thống pháp luật hiện hành, "bãi nhiệm" vốn không phải là hình thức kỷ luật hành chính phổ biến đối với cán bộ, công chức hay viên chức. Trước đây, việc bãi nhiệm chỉ được đề cập trong các luật chuyên ngành như Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu HĐND, Luật Tổ chức Quốc hội... và chỉ áp dụng với cán bộ do cơ quan dân cử bầu ra hoặc phê chuẩn. Trong các trường hợp đó, bãi nhiệm là một biện pháp tổ chức - chính trị, mang tính chất rút lại sự tín nhiệm, không có quy trình và điều kiện áp dụng cụ thể như một hình thức xử lý kỷ luật hành chính.

Trong khi đó, Luật Cán bộ, công chức hiện hành (năm 2008, sửa đổi 2019) cũng không quy định "bãi nhiệm" là một hình thức kỷ luật. Với công chức, viên chức, luật chỉ liệt kê các hình thức xử lý như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Cán bộ nếu vi phạm nghiêm trọng, có thể bị đề xuất miễn nhiệm hoặc buộc thôi việc, nhưng việc bãi nhiệm lại do cơ quan dân cử quyết định, không nằm trong trình tự xử lý vi phạm hành chính.

Điểm mới quan trọng của Nghị định 93/2025 là lần đầu tiên đưa "bãi nhiệm" vào hệ thống các hình thức kỷ luật hành chính, với điều kiện áp dụng cụ thể: áp dụng với cán bộ vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thuộc các trường hợp có thể bị buộc thôi việc. Việc quy định rõ này không chỉ tạo cơ sở pháp lý trực tiếp để áp dụng bãi nhiệm như một hình thức kỷ luật, mà còn giúp phân hóa rõ ràng trách nhiệm giữa cán bộ và công chức.

So với các hình thức như cách chức hay buộc thôi việc, bãi nhiệm mang tính chính trị - tổ chức cao hơn, thường áp dụng với những người giữ chức vụ theo bầu cử. Việc bổ sung bãi nhiệm vào hệ thống xử lý vi phạm hành chính giúp lấp khoảng trống pháp lý, đồng thời đảm bảo tính tương xứng giữa mức độ vi phạm và đặc thù vị trí công tác. Đây là một bước tiến nhằm tăng cường kỷ cương trong đội ngũ cán bộ, đồng thời tạo sự nhất quán với hệ thống kỷ luật dành cho công chức, viên chức.

Phân loại mức độ vi phạm để áp dụng kỷ luật tương ứng

Nghị định 93 cũng phân loại cụ thể hành vi và mức độ vi phạm để làm căn cứ lựa chọn hình thức xử lý. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức vi phạm lần đầu và gây hậu quả ít nghiêm trọng thì bị khiển trách. Nếu đã bị khiển trách mà tiếp tục tái phạm, hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hơn, thì bị cảnh cáo.

Công chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm sau cảnh cáo, hoặc có hành vi vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng sẽ bị áp dụng hình thức hạ bậc lương. Nếu là công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì có thể bị giáng chức trong trường hợp tương tự. Còn nếu người vi phạm là cán bộ tái phạm sau khi bị cảnh cáo, hoặc công chức lãnh đạo tái phạm sau giáng chức, hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì có thể bị cách chức.

Hình thức buộc thôi việc sẽ được áp dụng với công chức, viên chức tái phạm sau các hình thức xử lý nghiêm khắc hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Trong khi đó, với cán bộ - người do bầu cử hoặc phê chuẩn - thì trường hợp tương tự sẽ được áp dụng hình thức "bãi nhiệm".

Việc xác lập điều kiện, phạm vi áp dụng rõ ràng cho từng hình thức xử lý giúp nâng cao tính công bằng, minh bạch và răn đe trong công tác thi hành kỷ luật hành chính.

Theo Báo điện tử Dân trí Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Đại tá Trần Quốc Phục làm Phó giám đốc Công an tỉnh Trà Vinh

Đại tá Trần Quốc Phục, Phó giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long, được Bộ Công an điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó giám đốc Công an tỉnh Trà Vinh.
13/06/2025

Đại tá Phạm Mạnh Hùng làm Cục phó Cục An ninh kinh tế Bộ Công an

Phó giám đốc Công an tỉnh Thái Bình Phạm Mạnh Hùng vừa được điều động đến nhận công tác và giữ chức Cục phó Cục An ninh kinh tế (Bộ Công an).
13/06/2025

Đại tá Lê Quang Nhân làm Giám đốc Công an tỉnh Bình Định

Bộ trưởng Bộ Công an có quyết định điều động Đại tá Lê Quang Nhân -Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Bình Định.
13/06/2025

Đại tá Vũ Văn Đấu làm Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên

Đại tá Vũ Văn Đấu, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên.
13/06/2025

Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình được bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông

Đại tá Đỗ Thanh Bình - Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình vừa được điều động, giữ chức vụ Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an).
13/06/2025

Đại tá Lâm Phước Nguyên làm Giám đốc Công an Tiền Giang

Đại tá Lâm Phước Nguyên, Giám đốc Công an tỉnh An Giang được Bộ Công an điều động giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang, từ ngày 15/6.
13/06/2025

Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên làm Cục trưởng chống ma túy

Đại tá Ngô Thanh Bình, Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên, được điều động giữ cương vị Cục trưởng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an.
13/06/2025

Thẩm quyền mới về cấp giấy phép xây dựng từ ngày 1/7

Kể từ ngày 1/7, thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, cưỡng chế, giải quyết khiếu nại liên quan, sẽ do UBND cấp xã thực hiện.
13/06/2025

Quốc hội chốt danh sách 34 tỉnh thành mới của Việt Nam

Với việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, từ hôm nay cả nước còn 34 tỉnh, thành phố thay vì 63 như trước đây.
12/06/2025

Từ 1/7, khám chữa bệnh trái tuyến được hưởng 100% BHYT

Từ ngày 1/7, người tham gia BHYT có thể được hưởng 100% mức hưởng chi phí khám chữa bệnh, thậm chí trái tuyến.
11/06/2025

Ban hành kế hoạch thi hành Luật Tư pháp người chưa thành niên

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký Quyết định số 1089/QĐ-TTg ngày 9/6/2025 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tư pháp người chưa thành niên.
10/06/2025

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, bình ổn giá vật liệu xây dựng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 85/CĐ-TTg ngày 10/6/2025 về việc tăng cường các giải pháp quản lý, bình ổn giá vật liệu xây dựng.
10/06/2025