Trên 280 triệu lượt ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Hơn 280 triệu lượt ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và tỷ lệ tán thành rất cao đạt 99,75%.

Hơn 280 triệu lượt ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Ảnh minh họa

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh vừa thay mặt Chính phủ, gửi Báo cáo Tổng hợp kết quả lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đến Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Việc tổ chức lấy ý kiến nghiêm túc, công khai, dân chủ

Chính phủ đánh giá, về cơ bản, việc tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết được các Bộ, ngành, địa phương triển khai nghiêm túc, công khai, dân chủ, khoa học, đúng tiến độ, bám sát Kế hoạch 05/KH-UBDTSĐBSHP của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 của Chính phủ cũng như các văn bản chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Quá trình tổ chức lấy ý kiến tuân thủ nghiêm túc sự chỉ đạo của cấp có thẩm quyền; bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; đề cao trách nhiệm người đứng đầu và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức.

Các hình thức lấy ý kiến được sử dụng rất phong phú, đa dạng như tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến với phạm vi rất khác nhau (như ở cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc…); thiết lập các địa chỉ cụ thể để tiếp nhận các ý kiến đóng góp của nhân dân từ nhiều nguồn khác nhau; giao các cơ quan, đơn vị của mình xây dựng chuyên đề góp ý chuyên sâu về các nội dung có liên quan trong dự thảo Nghị quyết.

Đặc biệt, một số địa phương có cách làm hay, sáng tạo như xây dựng chuyên mục với hình thức trực tuyến, người dân thực hiện việc góp ý qua Google Form và hộp thư điện tử, xây dựng phiếu lấy ý kiến của đoàn viên, hội viên và người dân đến liên hệ giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết.

Một số địa phương đã tổ chức hàng nghìn hội nghị, hội thảo, tọa đàm để lấy ý kiến đối tượng thuộc phạm vi quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học. Nhiều bộ, ngành, địa phương đã chủ động, tích cực triển khai công tác lấy ý kiến một cách rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai.

Đặc biệt, việc lấy ý kiến thông qua ứng dụng VNeID đã tạo thuận lợi cho người dân tham gia đóng góp ý kiến, bảo đảm tính minh bạch, dân chủ, toàn diện và thực chất, giúp huy động trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, rút ngắn được thời gian lấy ý kiến cũng như tổng hợp ý kiến nhân dân về dự thảo Nghị quyết.

Kết quả lấy ý kiến cơ bản được bảo đảm đúng tiến độ, một số Bộ, ngành, địa phương gửi báo cáo trước thời hạn (30/5/2025). Theo đó, tổng số lượt ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Nghị quyết là: 280.226.909 lượt ý kiến.

Các ý kiến đều thể hiện sự tán thành rất cao đối với nội dung dự thảo Nghị quyết (tất cả các nội dung đều đạt tỷ lệ tán thành trên 99%). Tính trung bình, tỷ lệ tán thành đối với các nội dung của dự thảo Nghị quyết là 99,75%.

Đề xuất tiếp thu, chỉnh lý nhiều nội dung dự thảo Nghị quyết

Trên cơ sở tổng hợp kết quả lấy ý kiến của nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết, Chính phủ đề xuất việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết, cụ thể:

Về phía MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội (nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 9 Hiến pháp năm 2013) đa số các ý kiến góp ý nhất trí với dự thảo Nghị quyết quy định "Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị-xã hội trực thuộc MTTQ Việt Nam". Chính phủ đồng thuận với đại đa số ý kiến nhất trí với quy định tại dự thảo Nghị quyết, đây là cũng là ý kiến của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Về phía Công đoàn Việt Nam (nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 10 Hiến pháp năm 2013), Chính phủ cơ bản nhất trí với nội dung sửa đổi Điều 10 Hiến pháp tại dự thảo Nghị quyết. Theo đó, Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị-xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, trực thuộc MTTQ Việt Nam…

Về quyền trình dự án luật, dự án pháp lệnh của các tổ chức chính trị-xã hội (nội dung sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 84 Hiến pháp năm 2013), đồng thuận với nhiều ý kiến của Bộ, ngành, địa phương, Chính phủ cho rằng việc trình dự án luật, dự án pháp lệnh thể hiện quyền dân chủ của các tổ chức chính trị-xã hội nên cần được mở rộng.

Do đó, Chính phủ đề nghị quy định cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị-xã hội có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, đề nghị sửa đổi, bổ sung cụm từ "cơ quan Trung ương của các tổ chức thành viên của Mặt trận" tại khoản 1 Điều 84 Hiến pháp 2013 thành "cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị-xã hội".

Về tổ chức đơn vị hành chính (nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 110 Hiến pháp năm 2013), Chính phủ nhất trí với nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 110 Hiến pháp tại dự thảo Nghị quyết nhằm thể chế hóa chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 60-NQ/TW. Tuy nhiên, Chính phủ đề nghị giữ nguyên quy định tại khoản 2 Điều 110 Hiến pháp 2013 về "Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định" để bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, là cơ sở để người dân thảo luận công khai, dân chủ những nội dung quan trọng liên quan trực tiếp đến nhân dân.

Chính phủ thống nhất sửa đổi, bổ sung các Điều 111, 112, 114 của Hiến pháp năm 2013 theo hướng quy định tổ chức chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND; không sử dụng thuật ngữ "cấp chính quyền địa phương" để thể hiện tính thống nhất về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, tránh gây nhầm lẫn, tạo ra các cách hiểu khác nhau về tổ chức chính quyền ở địa phương; rà soát, chỉnh lý một số quy định để phù hợp với mô hình tổ chức của hệ thống chính trị sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn.

Về quyền chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (nội dung sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 115 Hiến pháp năm 2013, Chính phủ đề nghị giữ nguyên như quy định tại khoản 2 Điều 115 Hiến pháp 2013 hiện hành (không sửa đổi, bổ sung), cụ thể: "Đại biểu HĐND có quyền chất vấn Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân và Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND…".

 

Quy định này bảo đảm quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, trong đó bao gồm giám sát hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và của các cơ quan nhà nước khác trên địa bàn, bảo đảm cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ở địa phương, góp phần tăng cường tính minh bạch, dân chủ trong hoạt động của bộ máy nhà nước.

Kết quả tổng hợp ý kiến của nhân dân, các ngành, các cấp cho thấy, có nhiều ý kiến đề nghị tiếp tục duy trì cơ chế này và điều chỉnh theo hướng quy định đại biểu HĐND cấp tỉnh có quyền chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp khu vực.

Chính phủ cũng nhất trí xác định thời điểm có hiệu lực thi hành của Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là từ ngày 1/7/2025 nhằm tạo cơ sở hiến định thực hiện các chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 60-NQ/TW. Đồng thời, nhất trí quy định tuyên bố việc kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện đang có hiện nay trên phạm vi cả nước.

Theo Báo Điện tử Chính phủ Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Đề xuất tổng công trình sư hưởng lương tương đương bộ trưởng

Bộ Nội vụ đề xuất tổng công trình sư được hưởng lương chuyên gia cao cấp bậc 3, tương đương chức danh bộ trưởng, kèm cơ chế hợp đồng, thưởng và miễn thuế thu nhập.
25/07/2025

Chính thức đề xuất cách quản lý thuế hộ kinh doanh từ 2026

Bộ Tài chính đề xuất, năm 2026, hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu đồng/năm đến dưới 1 tỉ đồng/năm áp dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế.
23/07/2025

Đề xuất bắt buộc cơ sở sản xuất thực phẩm trẻ em áp dụng tiêu chuẩn quốc tế

Bộ Y tế đề xuất các cơ sở sản xuất thực phẩm cho trẻ dưới 36 tháng tuổi phải tuân thủ một trong các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm.
23/07/2025

Bất cập đất ở giá 687 triệu/m2, đất vườn cùng thửa lại chỉ 810 nghìn/m2

Việc định giá đất nông nghiệp cùng thửa quá thấp dẫn đến việc người dân phải nộp số tiền lớn khi chuyển mục đích sử dụng sang đất ở. Các chuyên gia cho rằng cần đảm bảo nguyên tắc thị trường.
22/07/2025

Tính thuế TNCN: Mức giảm trừ gia cảnh cần nâng lên 17-18 triệu/tháng, áp dụng ngay

Chuyên gia góp ý nên tăng mức giảm trừ gia cảnh lên 17-18 triệu đồng/tháng, thay vì phương án cao nhất 15,5 triệu đồng Bộ Tài chính đề xuất. Đồng thời, chính sách này cần áp dụng ngay từ kỳ tính thuế năm 2025.
22/07/2025

Đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh lên tối đa 15,5 triệu đồng/tháng từ năm 2026

Bộ Tài chính đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân lên 13,3–15,5 triệu đồng/tháng đối với người nộp thuế, áp dụng từ năm 2026.
21/07/2025

Đề xuất tính thuế 20% trên lãi từng lần chuyển nhượng bất động sản

Bộ Tài chính đề xuất áp dụng phương thức đánh thuế 20% trên giá trị chênh lệch giữa giá mua và bán bất động sản theo từng lần chuyển nhượng.
21/07/2025

Bộ trưởng Y tế tiếp tục phản hồi về kiến nghị tăng thu nhập cho y, bác sĩ

Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết Bộ đang xây dựng Nghị định về phụ cấp đặc thù, phụ cấp chống dịch và Nghị định thay thế Nghị định số 56/2011 về phụ cấp ưu đãi theo nghề, dự kiến lần lượt hoàn thành vào tháng 9 và tháng 12/2025.
21/07/2025

Đề xuất quy định mới về NGƯỜI NỘP THUẾ và THU NHẬP CHỊU THUẾ

Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp trong đó đề xuất quy định về người nộp thuế và thu nhập chịu thuế.
21/07/2025

Sở Xây dựng Hà Nội: Thời điểm này là đủ 'chín', đủ hợp lý để thực hiện cấm xe máy xăng

Ngày 18-7, Văn phòng UBND TP Hà Nội phối hợp với báo Dân Trí tổ chức tọa đàm Chuyển đổi xe máy xăng ở nội đô: Vì một Hà Nội xanh. Buổi tọa đàm diễn ra trong bối cảnh Hà Nội đang 'nóng' về vấn đề sẽ cấm xe máy xăng vào vành đai 1 từ ngày 1-7-2026.
19/07/2025

Bộ Công an đề xuất bổ sung quy định bắt buộc sử dụng "mã định danh" trên vàng

Tại nhiều doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng, tình trạng không ghi nhận thông tin số sê-ri hay danh tính người mua vẫn diễn ra phổ biến.
18/07/2025

Hà Nội đề xuất hộ kinh doanh bắt buộc phải đăng ký tài khoản ngân hàng

Góp ý về hồ sơ chính sách dự án Luật Quản lý thuế (thay thế), Hà Nội đề xuất bổ sung quy định hộ kinh doanh bắt buộc phải đăng ký tài khoản ngân hàng/giao dịch điện tử phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh.
18/07/2025