Tinh thần Nghị quyết 68: Không phải cứ sai phạm là tội phạm!

Thực tiễn cho thấy có trường hợp không đáng bị bắt, kết án tù tội nhưng vì BLHS đã chốt cứng mức tiền cấu thành tội phạm nên các cơ quan tố tụng không thể không buộc tội. Nhưng, sắp tới mọi thứ sẽ khác...

Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị mới đây đã mở ra một hướng cải tổ hệ thống luật pháp vì con người, theo đúng bản chất, mục tiêu, chứ không máy móc dựa vào hình thức và những con số. Hy vọng tinh thần này sẽ được thể chế hóa đầy đủ trong các luật, bộ luật sửa đổi sắp tới.

Định hướng của Tổng Bí thư Tô Lâm và Trung ương trong xây dựng và thi hành luật pháp là luật chỉ quy định nguyên tắc, còn những gì cụ thể, chi tiết thì giao cho Chính phủ để ứng biến linh hoạt, phù hợp với diễn biến thực tiễn. Đây không phải là quay lại thời “luật khung, luật ống” mà chính là trở về những nguyên lý căn bản phân biệt giữa vai trò của lập pháp, hành pháp và tư pháp, là việc sửa sai sự nhầm tưởng xa rời thực tế.

Chúng ta đã từng xây dựng luật theo hướng quy định chi tiết để khi được Quốc hội thông qua thì có thể thi hành, đi vào cuộc sống được ngay. Trong một thời gian dài, BLHS luôn cố gắng định lượng tất cả hành vi vi phạm, tất cả yếu tố cấu thành tội phạm. Chẳng hạn, đánh bạc, trộm cướp, tham ô, lãng phí bao nhiêu tiền thì bị tù 3 năm, 5 năm, 20 năm, chung thân, tử hình.

Tác giả - Luật sư Trương Thanh Đức

Thực tiễn quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhiều năm qua cho thấy có những trường hợp không đáng bị bắt, kết án tù tội nhưng vì BLHS đã chốt cứng mức tiền cấu thành tội phạm nên các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử không thể không buộc tội. Có nhiều trường hợp không đáng bị xử tội hình sự nhưng không bắt, không xử thì hóa ra lại làm trái luật. BLHS quy định cụ thể đến từng đồng thì còn đâu vai trò của các cơ quan pháp luật, ngoài việc cứ phải thật khớp, thật đúng với từng khung khoản, điểm, tiết.

Có thẩm phán đã từng phải bật khóc khi xét theo bản chất vụ án thì có thể tuyên một bị cáo không phạm tội; hoặc tuyên một mức án nhân văn, phù hợp, chỉ đáng phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc án treo. Thế nhưng, dù có vận dụng mọi tình tiết giảm nhẹ để xử dưới khung thì “luật là luật”, thẩm phán đành bó tay.

Đôi khi xét về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi và hậu quả thì trộm cắp 50 triệu đồng có khi không nặng tội, không đáng chịu hình phạt bằng việc ăn cắp chỉ 1 triệu đồng. Xử tội một người thì số tiền chiếm đoạt hay thiệt hại chỉ là một yếu tố phụ, còn cái chính mang tính quyết định tội phạm và hình phạt phải là ý thức, thái độ, mục đích và hành vi của họ.

Lâu nay luật quy định chi ly kiểu thế này: Người có hành vi trộm cắp một cái túi giống hệt nhau, nếu cái túi đó chứa 1,9 triệu đồng thì không phạm tội, nếu chứa 2 triệu đồng thì phạm tội ở mức độ nhẹ nhưng nếu chứa 50 triệu đồng thì tội nặng gấp đôi so với chứa… 49 triệu đồng. Vậy thì đạo lý, triết lý kết tội là gì?

Tội trộm cắp là hiện tượng ngàn xưa, tương đối đơn giản, rõ ràng còn thế, huống chi với các tội phạm về kinh tế - vốn dĩ vô cùng phức tạp - mới thấy khó có thể xử lý một cách thấu lý, đạt tình như thế nào. Nhiều chuyên gia đầu ngành về pháp luật đã từng than thở rằng: BLHS đã biến thẩm phán thành robot. Vì xử nhẹ, xử khoan hồng vượt quá chỉ tiêu thì vừa có nguy cơ sai luật, vừa bị kiểm điểm, nghi ngờ vì tiêu cực hay có gì đó sai trái bất thường.

Vì vậy, công lý, đạo lý, nhân đạo, công bằng, lẽ phải và kể cả nguyên tắc suy đoán vô tội, không thể nào vượt qua được yêu cầu thượng tôn pháp luật đã bị gắn chặt vào những con số vô hồn như số tiền, số phần trăm, số mét vuông, số gam, số ngày, số người và nhiều nhiều con số khác. Số phận pháp lý và mức hình phạt của mỗi con người được quyết định chủ yếu dựa vào từng con số, chứ không phải bằng yếu tố chính là hành vi nguy hiểm của họ gây ra cho xã hội.

Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị mới đây đã mở ra một hướng cải tổ hệ thống luật pháp vì con người, theo đúng bản chất, mục tiêu, chứ không máy móc dựa vào hình thức và những con số kiểu trên. Quan trọng nhất là định hướng nhấn mạnh dứt khoát không hình sự hóa những quan hệ dân sự - kinh tế - hành chính.

BLHS quy định tội phạm là hành vi phạm pháp “nguy hiểm cho xã hội”. Còn Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định vi phạm hành chính cũng là hành vi phạm pháp “mà không phải là tội phạm”. Như vậy, để phân biệt tội phạm và hành vi vi phạm hành chính thì mấu chốt là phải đánh giá sự nguy hiểm trong từng vụ việc cụ thể, chứ không phải nâng lên đặt xuống mấy con số thì trở thành tội phạm và ngược lại.

Hầu hết sai phạm liên quan đến kinh tế trong BLHS hiện hành đều có thể xử lý bằng xử phạt hành chính thay vì hình sự mà không làm giảm tác dụng, hiệu quả răn đe và phòng ngừa vi phạm. Chỉ khi không thể xử lý được bằng hành chính thì mới buộc phải tính đến việc xử lý bằng hình sự. Đặc biệt, không nên coi mọi sai phạm kinh tế nghiêm trọng đều là tội phạm.

Như vậy, luật sẽ thực sự hợp lý, công bằng, nhân văn, nhân đạo, vì con người; cơ quan điều tra sẽ giảm thiểu oan sai; cơ quan công tố sẽ chỉ buộc tội được những hành vi đúng, rõ là tội phạm; tòa án sẽ chỉ tuyên những bản án mà bị cáo cũng như công chúng phải tâm phục, khẩu phục.

Theo Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Từ 1/7, sổ sức khoẻ điện tử sẽ thay thế giấy tờ liên quan trong khám, chữa bệnh

Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/2025/NĐ-CP quy định quản lý dữ liệu y tế. Nghị định này hiệu lực từ 01/7/2025.
16/05/2025

TOÀN VĂN: Thông tư 002/2025/TT-BNV sửa đổi, bổ sung hướng dẫn chế độ với cán bộ, CCVC, người lao động trong sắp xếp bộ máy

Toàn văn Thông tư 002/2025/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 4/4/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2025/TT-BNV ngày 17/1/2025 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
15/05/2025

Thủ tướng yêu cầu bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh, giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết TTHC

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện cố 56/CĐ-TTg ngày 4/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.
05/05/2025

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

Chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tăng phụ cấp lưu trú khi đi công tác... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025.
02/05/2025

Thủ tướng điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng

Ngày 24/4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng.
25/04/2025

Điều tra vụ 2 cháu bé tử vong bất thường tại nhà ông bà ngoại

Công an tỉnh Thanh Hóa đang khám nghiệm hiện trường, tử thi để làm rõ nguyên nhân 2 cháu nhỏ tử vong bất thường tại nhà ông bà ngoại.
22/04/2025

Chính phủ cho ý kiến về 06 dự án luật, nghị quyết

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng để đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
17/04/2025

Bổ nhiệm lại Phó Tư lệnh Quân khu 5

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 761/QĐ-TTg bổ nhiệm lại Thiếu tướng Hứa Văn Tưởng giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu 5.
17/04/2025

Ngăn cung, giảm cầu, giảm tác hại của ma tuý

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện đúng phương châm “ngăn cung, giảm cầu, giảm tác hại của ma tuý”, trong đó tập trung các giải pháp giảm cầu hiệu quả, lấy phòng ngừa là chính, lấy địa bàn cơ sở, khu dân cư làm trọng tâm để triển khai thực hiện.
17/04/2025

Trình Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia tầm nhìn đến năm 2050

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 99/NQ-CP về điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
17/04/2025

Trung ương đồng ý kết thúc hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và cấp huyện

Ban Chấp hành Trung ương đồng ý chủ trương tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân; kết thúc hoạt động của Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và cấp huyện; xác lập hệ thống tổ chức Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân có 03 cấp.
15/04/2025

Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu triển khai ngay 7 công việc sau Hội nghị Trung ương 11

Ban chấp hành Trung ương yêu cầu, ngay sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương và người đứng đầu triển khai ngay 7 công việc.
15/04/2025