Tin vui cho người tham gia BHXH tự nguyện: Đề xuất hỗ trợ 50% với hộ nghèo

Bộ LĐ-TB&XH đề xuất 2 phương án tăng tỷ lệ hỗ trợ của Nhà nước cho người tham gia BHXH tự nguyện, trong đó có phương án hỗ trợ 50% đối với đối tượng hộ nghèo.

Hơn 2 năm trước, sau khi nghe buổi tuyên truyền về bảo hiểm xã hội (BHXH) tại địa phương, chị Trần Thị L. ở Hương Khê (Hà Tĩnh) ngay lập tức tham gia đóng BHXH tự nguyện với mức 183.000 đồng/tháng. Thế nhưng do điều kiện khó khăn, thu nhập không ổn định, chị L. sau đó không thể tiếp tục tham gia.

Chị L. chia sẻ, BHXH tự nguyện có ý nghĩa thiết thực vì ai cũng muốn về già được hưởng lương hưu. Tuy nhiên, vì mức đóng hiện nay vẫn cao so với những người có thu nhập thấp nên rất cần Nhà nước hỗ trợ thêm.

Theo quy định hiện nay, Nhà nước hỗ trợ người đóng BHXH tự nguyện theo tỷ lệ phần trăm trên mức đóng hằng tháng. Cụ thể, hộ nghèo được hỗ trợ 30%, hộ cận nghèo 25% và 10% đối với các trường hợp khác.

Mức hỗ trợ trên của Nhà nước dù đã bù đắp một phần cho người tham gia chính sách BHXH tự nguyện, nhưng theo báo cáo của các địa phương, mức hỗ trợ hiện hành chưa khuyến khích được nhiều người tham gia.

Tăng mức hỗ trợ để có nhiều người tham gia BHXH tự nguyện. Ảnh minh họa: Bạc Liêu
Tăng mức hỗ trợ để có nhiều người tham gia BHXH tự nguyện. Ảnh minh họa: Bạc Liêu

Đề xuất 2 phương án hỗ trợ

Luật BHXH 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, quy định người tham gia BHXH tự nguyện chỉ đóng bằng 22% thu nhập vào quỹ hưu trí và tử tuất; còn chế độ thai sản được Nhà nước hỗ trợ 2 triệu đồng.

Luật mới cũng giao Chính phủ quy định chi tiết các chính sách hỗ trợ người tham gia BHXH tự nguyện. Theo đó, Bộ LĐ-TB&XH đang dự thảo nghị định quy định điều chỉnh tăng mức hỗ trợ của Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện.

Trong đó, Bộ LĐ-TB&XH đưa ra 2 phương án tăng tỷ lệ phần trăm trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn.

Cụ thể, phương án 1, Nhà nước hỗ trợ 50% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo, 40% đối với hộ cận nghèo, 30% đối với người tham gia BHXH thuộc dân tộc thiểu số, 20% đối với các đối tượng khác.

Phương án 2, Nhà nước hỗ trợ như sau: 30% với hộ nghèo, 25% với hộ cận nghèo, 20% với người dân tộc thiểu số và 10% đối với các đối tượng khác.

Người tham gia BHXH tự nguyện thuộc nhiều đối tượng được hỗ trợ ở mức khác nhau thì được hỗ trợ theo mức hỗ trợ cao nhất.

Người lao động tham gia chính sách trên trước ngày 1/1/2021 và đủ 20 năm đóng BHXH tự nguyện trở lên được hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ. Sau thời điểm này, người lao động hưởng lương hưu như người tham gia BHXH bắt buộc, đó là đủ 15 năm đóng BHXH và nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Đại diện Bộ LĐ-TB&XH cho biết, việc tăng mức hỗ trợ trên theo kiến nghị của các cử tri, đại biểu Quốc hội. Bởi lẽ, nhóm hộ nghèo, cận nghèo là yếu thế của xã hội, thực sự khó khăn, cần được ưu tiên hỗ trợ để đảm bảo an sinh xã hội.

Nên tăng mức hỗ trợ 

Đại diện Sở LĐ-TB&XH Thái Bình cho rằng, đề xuất tăng mức hỗ trợ trên là phù hợp. Bởi lẽ, Luật BHXH 2014 mặc dù đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo đã được hỗ trợ 30% và 25% kinh phí tham gia BHXH tự nguyện, nhưng do thu nhập thấp nên tỷ lệ đối tượng này tham gia BHXH vẫn rất hạn chế. 

Đại diện Sở LĐ-TB&XH Thái Bình cho rằng, nếu lựa chọn theo phương án 1, dự kiến số người tham gia BHXH tự nguyện thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo tại địa phương năm 2025 sẽ tăng gấp 3 lần lên 1.200 người thuộc hộ nghèo, 2.100 người thuộc hộ cận nghèo và đối tượng khác tăng thêm 20% lên 72.000 người. Số tiền ngân sách nhà nước dự kiến hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện trong một tháng khoảng 5,2 tỷ đồng.

Một chuyên gia lao động đánh giá, trong 2 phương án được Bộ LĐ-TB&XH đề xuất, nếu chọn phương án 1 với mức hỗ trợ cao hơn so với quy định hiện hành sẽ có tác động thu hút, phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong thời gian tới.

Việc Nhà nước tăng mức hỗ trợ để người nghèo có thể tham gia BHXH tự nguyện cho đến khi về già có lương hưu sẽ góp phần giảm gánh nặng an sinh xã hội sau này. 

Theo BHXH Việt Nam, tính đến ngày 25/11/2024, cả nước có 2,171 triệu người tham gia BHXH, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên số người chưa tham gia hình thức này còn rất lớn.

Theo Vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Bạo lực gia đình với nam giới ngày càng gia tăng: Nguyên nhân và giải pháp để đảm bảo bình đẳng giới

Theo báo cáo tóm tắt của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023 tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, tình trạng bạo lực gia đình đối với nam giới đang có dấu hiệu gia tăng.
26/12/2024

Tỷ lệ đóng BHXH từ năm 2025 quyết định mức lương hưu

Từ 1/7/2025, khi Luật BHXH 2024 có hiệu lực, người lao động cần biết tỷ lệ mức đóng BHXH hàng tháng theo quy định luật mới để đảm bảo quyền lợi lương hưu sau này.
26/12/2024

Hạn chế xe gây ô nhiễm ở Ba Đình, Hoàn Kiếm: Cần rõ số tiền hỗ trợ dân đổi xe?

Hà Nội khẳng định sẽ có cơ chế hỗ trợ chuyển đổi sang phương tiện giao thông “xanh” với người sinh sống và làm việc trong vùng phát thải thấp ở các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm.
26/12/2024

Báo động tình trạng bất bình đẳng giới trong gia đình: Việt Nam có thể thừa 1,5 triệu nam giới vào năm 2034

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Việt Nam đang đối diện với một thách thức nghiêm trọng về bất bình đẳng giới, khi dự báo đến năm 2034, nước ta sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới, và con số này có thể tăng lên 2,5 triệu vào năm 2039.
26/12/2024

Trọng trách "trụ cột" trong gia đình của đàn ông và vấn đề bình đẳng giới

Trong xã hội Việt Nam, quan niệm "đàn ông là trụ cột trong gia đình" đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ. Điều này tạo ra rào cản về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình.
26/12/2024

Quy định tiền thưởng cho công chức, viên chức

Ngoài mức lương chi trả hàng tháng, công chức, viên chức còn có thể được nhận mức tiền thưởng hằng năm. Mức thưởng này không nhất thiết phải gắn với mức lương theo hệ số lương của từng người.
25/12/2024

Vấn đề bình đẳng giới trong các gia đình truyền thống tại Việt Nam

Gia đình truyền thống Việt Nam thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, tạo thành một cấu trúc xã hội phức tạp.
25/12/2024

Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo quy định của pháp luật hiện hành và kiến nghị hoàn thiện

Bình đẳng giới là khái niệm quan trọng, thể hiện sự công nhận và bảo đảm các quyền con người cho cả nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình mà không phân biệt đối xử dựa trên giới tính, xu hướng tính dục hay bản dạng giới.
25/12/2024

Bình đẳng giới trong gia đình: Quyền và nghĩa vụ của vợ - chồng là ngang nhau

Bình đẳng giới giữa vợ và chồng là một nguyên tắc cơ bản và quan trọng trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 của Việt Nam.
24/12/2024

Quy định của pháp luật xử lý hành vi vi phạm bình đẳng giới đối với con cái trong gia đình

Bình đẳng giới là một khái niệm quan trọng, được công nhận rộng rãi trong nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Luật Bình đẳng giới năm 2006, bình đẳng giới được hiểu là việc nam, nữ có vị trí và vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng và gia đình, cũng như thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Điều này nhấn mạnh rằng mọi cá nhân, không phân biệt giới tính, đều có quyền và trách nhiệm như nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống.
24/12/2024

Hơn 200 doanh nghiệp tại Việt Nam cam kết “Thực hiện nguyên tắc Trao quyền cho Phụ nữ”

Mới đây, tại Hà Nội, Cơ quan Liên Hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam đã trao Giải thưởng “Thực hiện nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ" (WEPs Awards) năm 2024.
23/12/2024

Phòng, chống bạo lực gia đình góp phần thúc đẩy bình đẳng giới

Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. Mục tiêu này không chỉ nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử về giới mà còn tạo cơ hội bình đẳng cho cả nam và nữ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bạo lực gia đình, một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến bình đẳng giới, cần được ngăn chặn và xử lý kịp thời. Đây không chỉ là trách nhiệm của từng gia đình mà còn là vấn đề của toàn xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.
23/12/2024