Thủ tướng chỉ đạo tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 78/CĐ-TTg ngày 29/5/2025 về tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng.

Công điện gửi Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nêu rõ: Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều Nghị quyết, văn bản chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, hiệu quả về cải cách thủ tục hành chính; Bộ Xây dựng đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực xây dựng và đạt được một số kết quả nổi bật như: (i) Đẩy mạnh phân cấp từ trung ương cho địa phương thẩm định dự án, thiết kế, cấp giấy phép xây dựng; (ii) Cắt giảm các đối tượng phải thực hiện các thủ tục thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, lập dự án đầu tư, thiết kế xây dựng công trình; (iii) Giảm số lượng chứng chỉ năng lực, đơn giản hoá chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; (iv) Cắt giảm, đơn giản hóa các TTHC liên quan trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, doanh nghiệp, thời gian thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng còn kéo dài, qua nhiều thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính vẫn còn cao.

Để cải cách mạnh mẽ, thực chất, quyết liệt hơn nữa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng, đáp ứng yêu cầu, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2025 của Chính phủ, Công điện số 69/CĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ và tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể.

Cắt giảm thủ tục cấp giấy phép xây dựng với công trình thuộc dự án đã có quy hoạch chi tiết 1/500

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Xây dựng tập trung thực hiện: Khẩn trương rà soát, cắt giảm, đơn giản hoá 361 thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, 447 điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Xây dựng, bảo đảm cắt giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết TTHC, 30% chi phí tuân thủ TTHC, 30% điều kiện kinh doanh trong năm 2025, trong đó lưu ý tập trung nghiên cứu, rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa mạnh mẽ các TTHC trong lĩnh vực xây dựng.

Cắt giảm thủ tục cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã có quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 hoặc các công trình thuộc khu vực đã phê duyệt thiết kế đô thị.

Cắt giảm đối tượng phải thực hiện thủ tục thẩm định dự án, thiết kế tại cơ quan chuyên môn về xây dựng.

Rà soát, bổ sung đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cần thiết trong lĩnh vực xây dựng, nhất là quy chuẩn về quy hoạch xây dựng, bảo đảm thuận lợi cho các hoạt động đầu tư xây dựng; bãi bỏ, sửa đổi các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật không còn phù hợp, gây lãng phí trong đầu tư các công trình xây dựng.

Cắt giảm thủ tục hành chính về năng lực hoạt động xây dựng của doanh nghiệp theo hướng chuyển việc quản lý điều kiện kinh doanh từ cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng sang việc doanh nghiệp tự công bố đủ điều kiện hoạt động và cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hậu kiểm; giảm điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu phân cấp triệt để thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính về thẩm định dự án, thiết kế, cấp giấy phép xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu, phù hợp với việc sắp xếp đơn vị hành chính và thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Đồng thời, đẩy mạnh số hoá, tự động hoá (BIM, GIS, IoT,...), tái sử dụng dữ liệu (quy hoạch, đất đai, hoạt động xây dựng, dân cư, doanh nghiệp,...) trong thực hiện thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng để cắt giảm hồ sơ, giấy tờ, trình tự thực hiện, thời gian giải quyết thủ tục hành chính.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, chi phí tuân thủ TTHC, thời gian giải quyết TTHC thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Xây dựng theo các mục tiêu, yêu cầu, chỉ đạo tại các Nghị quyết của Bộ Chính trị, của Chính phủ và các nhiệm vụ tại Công điện này; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện (trong báo cáo cải cách TTHC) trước ngày 25 hằng tháng.

Liên thông các thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết, bảo đảm ổn định, liên tục, thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn khi thực hiện phân cấp, sắp xếp đơn vị hành chính và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

Đồng thời, chủ động nghiên cứu, tổ chức thực hiện liên thông theo thẩm quyền các thủ tục hành chính liên quan hoạt động đầu tư xây dựng, bảo đảm hiệu quả, giảm thủ tục, thời gian, chi phí thực hiện TTHC cho người dân, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động theo dõi, kiểm tra theo thẩm quyền việc chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng của các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng, bảo đảm quản lý nhà nước, trật tự an toàn xã hội khi thực hiện chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm và phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính.

Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc triển khai các nhiệm vụ nêu trên theo chức năng, nhiệm vụ được giao; kịp thời tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền./.

Theo Báo Điện tử Chính phủ Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Về tỉnh mới, người dân được sử dụng giấy tờ cũ cho đến khi hết hạn

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định khẳng định điều này, và nói thêm rằng nếu người dân có nguyện vọng cấp lại giấy tờ theo địa chỉ mới, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ hỗ trợ, không thu phí.
13/06/2025

Những cái ‘nhất’ và điều thú vị của 34 tỉnh, thành mới sáp nhập

TPHCM đông dân nhất nước, Lâm Đồng có diện tích lớn nhất, Phú Thọ tiếp giáp với nhiều tỉnh thành nhất, người Hà Nội có thu nhập bình quân cao nhất...
13/06/2025

CHÍNH THỨC: Cả nước có 34 tỉnh thành sau sáp nhập

Sau khi Quốc hội thông qua, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố; trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp.
12/06/2025

Khi Nhà nước mời doanh nhân giỏi làm lãnh đạo trong khu vực công

Việc thu hút những con người có “thương hiệu” đã được kiểm chứng sẽ bảo đảm hiệu quả hơn nhiều so với quy trình tuyển dụng thông thường.
12/06/2025

Bộ trưởng Nội vụ: Vẫn còn nhiều việc lớn phải làm sau sáp nhập tỉnh

Theo Bộ trưởng Nội vụ, một trong những công việc lớn còn lại sau sáp nhập tỉnh là tập trung giải quyết sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
12/06/2025

Quốc hội thống nhất đẩy sớm việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh vào ngày 12/6

Quốc hội thống nhất điều chỉnh thời gian xem xét, quyết định sớm hơn với 2 nội dung để làm cơ sở cho các cơ quan chuẩn bị và kịp thời tổ chức triển khai.
11/06/2025

Đại tá Nguyễn Đức Long làm Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội

Có hơn 25 năm công tác ở lĩnh vực điều tra, phòng chống tội phạm, đảm nhiệm các chức vụ như Trưởng Công an quận Đống Đa, Trưởng phòng CSHS, Đại tá Nguyễn Đức Long được bổ nhiệm làm PGĐ Công an Hà Nội.
10/06/2025

Sửa Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền đã ký Quyết định 71/QĐ-BCĐPCRT sửa đổi, bổ sung Quyết định số 06/QĐ-BCĐPCRT ngày 17/01/2024 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền.
09/06/2025

Hoàn thiện các Nghị định phân cấp, phân quyền trước ngày 10/6/2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khẩn trương hoàn thiện các dự thảo Nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền theo các ngành, lĩnh vực phân công quản lý của Bộ, ngành mình trình Chính phủ ban hành; thời gian hoàn thành trước ngày 10 tháng 6 năm 2025.
08/06/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Nice, bắt đầu chuyến công tác tại Cộng hoà Pháp

Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Estonia, vào lúc 15h25' ngày 7/6 theo giờ địa phương (tức 20h25', giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thành phố Nice, Cộng hoà Pháp bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3 (UNOC 3); tiến hành các hoạt động song phương tại Cộng hòa Pháp từ ngày 7-11/6 theo lời mời của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres và Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron.
08/06/2025

'Con em lãnh đạo cũng phải được đánh giá công bằng như công chức khác'

Dù công chức đó là ai, con em của lãnh đạo hay bạn bè thân thiết cũng phải đánh giá như những công chức khác, không a dua, coi ai cũng như ai thì chuyện đánh giá cán bộ, công chức sẽ rất thuận lợi, dễ dàng.
06/06/2025

Tổng Bí thư: Bố trí, sắp xếp cán bộ đúng nguyên tắc, không để phát sinh vấn đề phức tạp nội bộ

Sáng 6/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính.
06/06/2025