Thay vì nâng mức phạt gấp đôi, Hà Nội nên phát triển giao thông công cộng

Chuyên gia cho rằng, TP Hà Nội thay vì chỉ tập trung vào việc xử phạt thì nên triển khai các giải pháp khác để giải quyết gốc rễ tình trạng mất trật tự an toàn giao thông.

UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết quy định mức phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. 

Trong đó, Hà Nội đề xuất 107 hành vi vi phạm cần nâng mức phạt từ 1,5 - 2 lần. Đơn cử như các hành vi lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “cấm đi ngược chiều”… được đề xuất tăng mức phạt lên 4 - 6 triệu đồng (Nghị định 168 quy định phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng).

Về hành vi điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều), Nghị định 168 quy định mức phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng với ô tô và 600 - 800 nghìn đồng đối với xe máy, còn Hà Nội đề xuất nâng mức phạt lên 8 - 12 triệu đồng với ô tô và 1,2 - 1,6 triệu đồng đối với xe máy.

Diễn giải lý do đề xuất tăng mức phạt, UBND TP Hà Nội cho rằng, tình trạng người dân vi phạm vẫn tiếp diễn, thường lặp lại đối với một số hành vi vi phạm nhất định: Không chấp hành vạch kẻ đường, biển báo hiệu, không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều, đi vào đường cấm, sai làn đường...

Ngoài ra, Luật Thủ đô có hiệu lực từ ngày 1/1 cũng cho phép HĐND TP quy định mức tiền phạt cao hơn không quá 2 lần mức phạt do Chính phủ quy định đối với một số vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Hà Nội đề xuất nâng mức phạt vi phạm giao thông từ 1,5 - 2 lần đối với 107 hành vi vi phạm so với Nghị định 168. Ảnh: Đình Hiếu
Hà Nội đề xuất nâng mức phạt vi phạm giao thông từ 1,5 - 2 lần đối với 107 hành vi vi phạm so với Nghị định 168. Ảnh: Đình Hiếu 

Trao đổi với VietNamNet về nội dung trên, ông Nguyễn Văn Thạch, nguyên Vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT) cho biết, sau hơn 1 tháng thực hiện Nghị định 168, tình hình trật tự an toàn giao thông đã có nhiều chuyển biến tích cực. 

“Điều này cho thấy ý thức của người dân đã được nâng lên. Người dân cũng đã hiểu hành vi nào vi phạm. Do đó, tôi cho rằng việc nâng mức phạt trong Nghị định 168 đã giúp ý thức chấp hành của người dân tăng lên rõ rệt khi tham gia giao thông”, ông Thạch nói.

Vì thế, dù ủng hộ chủ trương nâng mức xử phạt nhưng ông Thạch cho rằng Hà Nội chỉ nên chọn một số hành vi chứ không nên dàn trải tới 107 lỗi. 

“Hà Nội chỉ nên chọn một số hành vi rất nguy hiểm, gây tai nạn giao thông nhiều thì nâng mức phạt lên như: Uống rượu khi tham gia giao thông, đi lùi quay đầu, dừng đỗ trên cao tốc…”, ông Thạch nhấn mạnh. 

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam cũng cho rằng Hà Nội nên cân nhắc, không nên xử phạt tràn lan.

Theo đó, Thủ đô nên chọn những hành vi vi phạm đặc biệt như cố tình cơi nới thành thùng, chở quá tải, chạy quá tốc độ, vi phạm nồng độ cồn… để nâng mức phạt.

Cần cải thiện hạ tầng giao thông 

Đối với các hành vi vi phạm khác, cả hai chuyên gia đều cho rằng cần phải đợi Nghị định 168 đi vào cuộc sống, sau một thời gian đánh giá, tổng kết rồi lúc đó “nâng mức xử phạt cũng chưa muộn”.

Theo ông Thạch, thay vì đề xuất nâng mức phạt, Hà Nội cần nghiên cứu tổ chức giao thông, phân làn, phân luồng, tạo tính hợp lý cho người tham gia giao thông.

PGS. TS Nguyễn Hồng Thái (Trưởng khoa Vận tải Kinh tế, Đại học GTVT) cũng cho rằng, hạ tầng giao thông đô thị của Hà Nội phát triển chưa đồng bộ, thậm chí gây khó khăn cho việc chấp hành quy định của người dân. 

Do vậy, thay vì chỉ tập trung vào việc xử phạt, Hà Nội nên triển khai các giải pháp khác để giải quyết gốc rễ tình trạng mất trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, cũng như đảm bảo cho người dân tham gia giao thông an toàn thuận lợi.

“Về giải quyết cốt lõi vấn đề giao thông của Hà Nội, thứ nhất là phải phát triển phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là đường sắt đô thị để giảm thiểu phương tiện cá nhân, hạn chế ùn tắc, tình trạng vi phạm luật giao thông và ô nhiễm môi trường.

Thứ hai là bài toán về quy hoạch phát triển đô thị, hạn chế xây dựng nhà cao tầng trong vùng lõi thì mới giải quyết được vấn đề vận tải trong các đô thị.

Xây dựng mức xử phạt mang tính răn đe là đúng nhưng còn phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường. Vậy nên TP Hà Nội cần cân nhắc về việc nâng mức xử phạt”, ông Thái nêu ý kiến.

Theo Vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Hậu 'Pháo' chi 132 tỷ đồng cho những ai trong đại án Phúc Sơn?

Ông chủ Tập đoàn Phúc Sơn đã chi 132 tỷ đồng cho nhiều quan chức để được nhận dự án ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ngãi rồi thực hiện chuỗi sai phạm nhằm hưởng lợi hơn 963 tỷ.
20/03/2025

Sai phạm trong dự án ở Đền Hùng khiến hai cựu Bí thư Phú Thọ vướng lao lý

Hai cựu Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đức Vượng và Nguyễn Doãn Khánh bị cáo buộc 17 năm trước đã tạo điều kiện cho Hậu "Pháo" trúng thầu dự án ở Đền Hùng rồi bán lại, hưởng lợi 55 tỷ đồng.
19/03/2025

Những lần Hậu 'Pháo' kéo valy chục tỷ đồng đi hối lộ quan chức Vĩnh Phúc

Kéo valy có 800.000 USD tiền mặt vào phòng làm việc của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành, Hậu "Pháo" nói khéo "đây là tiền chênh lệch bán 2 lô đất".
18/03/2025

Cơ quan chức năng có thể khởi tố hình sự vụ án khi không có yêu cầu tự bị hại hay không?

Theo điều 155, Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015, có 9 trường hợp chỉ khởi tố khi có yêu cầu của bị hại. Ngoài ra, các trường hợp khác, cơ quan chức năng có thẩm quyền có thể khởi tố hình sự vụ án nếu đủ căn cứ.
13/03/2025

‘Sa mạc’ giấy phép và lời than ‘làm kinh doanh không còn thấy niềm vui’

Một nữ doanh nhân gần đây liên hệ với tôi than phiền việc kinh doanh của chị đang gặp vô vàn khó khăn, phần vì các đơn hàng suy giảm, phần vì thêm nhiều thủ tục hành chính, rào cản về thuế, các quy chuẩn mới rất khó vượt qua.
12/03/2025

Thông tư 29 về dạy thêm có hiệu lực: 'Tiết học 0 đồng' được khởi động

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, nhất là kỳ thi vào lớp 10, tốt nghiệp THPT đã cận kề, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã triển khai việc ôn tập cho học sinh cuối cấp miễn phí sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.
12/03/2025

Viện KH-CS&PL công bố các quyết định về công tác nhân sự

Chiều 7/3, tại Hà Nội, Viện Khoa học Chính sách và Pháp luật tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ. Đồng chí Doãn Hồng Dương - Phó Viện trưởng, Tổng phụ trách Đặc san KH Chính sách Pháp luật dự và chủ trì buổi lễ.
11/03/2025

Viện KH-CS&PL ra mắt quỹ "Vì ngày mai tươi sáng"

Ngày 7/3/2025, Đặc san Khoa học Chính sách Pháp Luật (Viện Khoa học Chính sách và Pháp luật) tổ chức buổi lễ giới thiệu và ra mắt quỹ "Vì ngày mai tươi sáng", đánh dấu một cột mốc mới trong quá trình phát triển của đặc san nói riêng và Viện nói chung.
07/03/2025

Khi nào người lao động phải khấu trừ thuế theo mức 10% thu nhập?

Có người lao động được thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, nhưng cũng có người phải khấu trừ theo mức 10% thu nhập. Vẫn có trường hợp kê khai sai.
24/02/2025

4 bước cần làm ngay để lấy lại tiền sau khi chuyển nhầm tài khoản

Chuyển tiền nhầm đến số tài khoản của người lạ, người gửi cần bình tĩnh bởi vẫn có cách để lấy lại được tiền nếu tuân thủ các quy trình xử lý của ngân hàng.
24/02/2025

Bộ Tài chính không đồng ý đánh thuế lãi tiền gửi tiết kiệm

Bộ Tài chính đề nghị tiếp tục giữ nguyên quy định về miễn thuế thu nhập cá nhân với lãi tiền gửi tiết kiệm như hiện hành.
21/02/2025

Lao động nghỉ sớm theo Nghị định 178, mức lương hưu thế nào?

Người lao động nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178 của Chính phủ không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu cho mỗi năm về hưu trước tuổi. Tuy nhiên, việc người lao động có được hưởng tỷ lệ tối đa (75%) hay không lại phụ thuộc vào thời gian tham gia BHXH.
21/02/2025