Sửa Nghị định 24 nên xem xét mở sàn vàng, giao dịch vàng tài khoản

Theo các chuyên gia, Nghị định 24 hiện đang có nhiều bất cập. Mặt khác, hiện tại Việt Nam chưa có thị trường tập trung, chưa có nơi giao dịch tập trung vàng. Cho nên sự minh bạch về giá chưa rõ ràng. Vì vậy, việc mở sàn vàng là cần thiết để tạo ra một thị trường tập trung, minh bạch.

Chuyên gia chỉ ra những điểm cần tháo gỡ, sửa đổi của nghị định 24 để quản lý, vận hành thị trường vàng hiệu quả hơn. Ảnh minh họa: LĐO
Chuyên gia chỉ ra những điểm cần tháo gỡ, sửa đổi của nghị định 24 để quản lý, vận hành thị trường vàng hiệu quả hơn. Ảnh minh họa: LĐO

Mở sàn vàng để tạo một thị trường tập trung, minh bạch

Trước diễn biến bất thường của giá vàng và thị trường vàng trong thời gian qua, các cơ quan chức năng đã áp dụng nhiều biện pháp để bình ổn giá vàng.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, giải pháp lâu dài, quan trọng hiện nay là phải sửa đổi Nghị định 24 để quản lý, vận hành thị trường vàng. Theo PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), biện pháp dài hạn là phải sửa gấp Nghị Định 24, bởi Nghị định 24 hiện đang có rất nhiều bất cập.

Vị chuyên gia cho rằng, trong Nghị Định 24 chủ yếu nói về vàng vật chất gồm vàng miếng, vàng trang sức và vàng nguyên liệu, không nói đến vàng tài khoản hay chứng chỉ vàng. Hay nói cách khác là “vàng giấy”. “Vàng giấy” là vàng mua theo tài khoản, giao dịch thông qua sàn vàng và không phải vàng vật chất.

Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay chưa có sàn vàng. Vì vậy, theo PGS.TS Ngô Trí Long, trong việc sửa đổi Nghị định 24 cần xem xét đến việc mở sàn vàng.

Vị chuyên gia phân tích: “Hiện nay, tại Việt Nam chưa có thị trường tập trung, chưa có nơi giao dịch tập trung vàng. Cho nên sự minh bạch về giá chưa rõ ràng, mà các cửa hàng nhỏ lẻ rất nhiều, cho thấy sự manh mún, có nhiều mảng bán độc lập nên thị trường chưa được minh bạch. Thị trường không minh bạch sẽ dễ dẫn đến việc làm giá, thao túng, đầu cơ,… Vì vậy, tôi cho rằng, việc mở sàn vàng là cần thiết để tạo ra một thị trường tập trung, minh bạch”.

Ngoài ra, theo PGS.TS Ngô Trí Long, một trong những công cụ để quản lý thị trường trong bối cảnh hiện tại, ngoài những biện pháp kinh tế, cần áp dụng những biện pháp hành chính như thanh, kiểm tra. Nhà nước phải tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ, gắt gao đối với các cửa hàng kinh doanh vàng bạc để đưa thị trường vào hoạt động ổn định.

GS.TS Trần Thọ Đạt - Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều biến động khó lường, chắc chắn vàng vẫn sẽ là tài sản đầu tư được ưa thích, đòi hỏi phải có sự quản lý để thị trường này hoạt động hiệu quả. Ông cho rằng, tham khảo kinh nghiệm các nước để cho phép đưa vàng vào giao dịch kỳ hạn trên sàn như các hàng hóa khác, với điều kiện các thành viên tham gia có đáp ứng các tiêu chuẩn phù hợp. Nếu có các công cụ giao dịch vàng phi vật chất, áp lực với thị trường vàng vật chất sẽ không còn.

4 điểm cần tháo gỡ của Nghị định 24

Về việc quản lý thị trường vàng, TS. Cấn Văn Lực – chuyên gia Kinh tế cũng cho rằng, cần phải kiểm soát được câu chuyện buôn bán lậu, buôn bán kinh doanh vàng giả. Cái này về cơ bản, các cơ quan quản lý đã làm được trong thời gian qua, nhưng cần phải quan tâm hơn nữa trong thời gian tới.

“Khi chúng ta quản lý thị trường vàng tốt hơn, giá vàng sát hơn so với thế giới thì hiện tượng nhập lậu vàng sẽ giảm bớt đi, qua đó sẽ góp phần tăng lượng ngoại tệ, thu hút lượng ngoại tệ trong dân, trong doanh nghiệp, Chứ không phải giảm bớt đi, thậm chí là sẽ tăng thêm dự trữ ngoại hối thông qua cách làm đó”.

Liên quan đến việc sửa đổi Nghị Định 24, TS. Cấn Văn Lực cho biết, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý, các chuyên gia đã bàn khá nhiều trong thời gian qua, về việc cần phải sớm sửa đổi Nghị định 24.

Đối với thị trường vàng hiện nay, việc sửa đổi Nghị định 24, vị chuyên gia cho rằng, cần tập trung vào các nhóm giải pháp sau.

Thứ nhất, cần phải cho phép tăng lượng cung vàng để phù hợp với nhu cầu của người dân và các gia đình ở Việt Nam. Bằng cách cho phép một số doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn, tiêu chí đáp ứng điều kiện để có thể nhập khẩu vàng vào Việt Nam.

Thứ hai, phải loại bỏ thương hiệu quốc gia độc quyền SJC.

Thứ 3, cần phải tăng cường khâu phối kết hợp giữa Ngân hàng Nhà nước với các cơ quan, bộ ngành khác nhau để kiểm tra, đánh giá, giám sát thị trường, đảm bảo công khai, minh bạch và hoạt động hiệu quả hơn nữa.

Thứ tư, cần phải tăng cường hợp tác quốc tế, để theo đó vừa chống buôn lậu vàng, cũng như việc đảm bảo cung – cầu để thị trường vàng liên thông tốt hơn nữa trong thời gian tới.

"Tôi nghĩ, nếu chúng ta tháo gỡ được 4 điểm như vậy thì về cơ bản nghị định 24 sẽ đáp ứng được yêu cầu vận hành, quản lý thị trường vàng tốt hơn trong thời gian tới. Và tôi tin tưởng sẽ có sự hỗ trợ rất tốt cho sự ổn định kinh tế vĩ mô nói chung, kể cả lĩnh vực ngoại hối nói riêng”, vị chuyên gia khẳng định.

Theo Lao Động Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Trình Quốc hội đề xuất sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều nay cho ý kiến về việc tổng kết kỳ họp 9 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 10 - kỳ họp cuối nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15.
11/07/2025

Cấm học sinh dùng điện thoại trong trường học trên cả nước, được không?

Từ đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM về việc cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học và cả giờ ra chơi, nhiều ý kiến mong muốn nhân rộng ra tại tất cả trường học trong cả nước.
11/07/2025

Chính phủ sẽ đề xuất sửa Luật Đất đai, 'cái gì đã chín, đã rõ mới bổ sung'

Khi sửa Luật Đất đai, Thủ tướng yêu cầu không cầu toàn, không nóng vội. Cái gì đã rõ, đã chín, được thực tiễn chứng minh là đúng và có sự đồng thuận thì mới bổ sung, luật hoá.
11/07/2025

Khi CSGT ít hiện diện trên đường, công nghệ gì sẽ thay thế con người?

Thiếu tướng Đỗ Thanh Bình - Cục trưởng Cục CSGT cho biết, tới đây, những vi phạm có thể quan sát bằng mắt thường sẽ do hệ thống camera giám sát thực hiện, hoạt động 24/24h.
11/07/2025

Tiếp tục đề xuất tăng lương tối thiểu lên đến 9,2%

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp tục đề xuất tăng lương tối thiểu vùng với hai mức là 8,3% và 9,2% trước phiên họp thứ 2 của Hội đồng Tiền lương quốc gia hôm nay.
11/07/2025

Chính phủ sẽ xếp lại bảng lương giáo viên

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết sẽ tham mưu Chính phủ xếp lại bảng lương của một số chức danh nhà giáo nhằm đảm bảo mức sống để họ yên tâm công tác.
11/07/2025

Đề xuất miễn thuế cho doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số

Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), nhằm cụ thể hóa các quy định pháp luật, đảm bảo tính minh bạch, dễ hiểu và đồng bộ trong hệ thống chính sách thuế.
10/07/2025

Bộ trưởng yêu cầu 'vẽ lại bản đồ du lịch' sau sáp nhập tỉnh

6 tháng đầu năm, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng bùng nổ khi đạt mức cao nhất nhiều năm qua. Trong bối cảnh các địa phương có nhiều thay đổi sau sáp nhập, Bộ trưởng VH-TT&DL yêu cầu 'vẽ lại bản đồ du lịch Việt Nam'.
10/07/2025

Thiếu tướng Đỗ Thanh Bình: 'CSGT sẽ hạn chế tối đa hiện diện trên đường'

Thiếu tướng Đỗ Thanh Bình cho biết, Cục CSGT đang hướng tới một kỷ nguyên mới với việc tối ưu hóa công nghệ, giảm dần sự hiện diện của con người trên đường. Vi phạm được phát hiện qua hệ thống giám sát và báo tới người vi phạm không quá 2 tiếng.
10/07/2025

TP.HCM dự kiến cấm học sinh dùng điện thoại kể cả trong giờ ra chơi

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM yêu cầu Phòng học sinh, sinh viên nghiên cứu phương án không cho học sinh sử dụng điện thoại, trừ một số trường hợp.
10/07/2025

Bộ Chính trị sẽ có 2 nghị quyết mới về phát triển giáo dục và y tế

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết thời gian tới Bộ Chính trị sẽ cho ý kiến 2 nghị quyết phát triển giáo dục - đào tạo và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
10/07/2025

Đề xuất tăng 200% lương để giữ chân cán bộ cấp xã

Sáng 10.7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kết quả giám sát chuyên đề thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2024.
10/07/2025