'Quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề nhạy cảm'

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề nhạy cảm, phức tạp nhất trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.

Tại phiên thảo luận dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi ở Quốc hội chiều 27/5, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam mới 29 năm, còn rất non trẻ so với các nước song đã có 8/9 loại hình BHXH, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Theo Bộ trưởng, quy định hưởng BHXH một lần là vấn đề nhạy cảm, phức tạp nhất. Khi triển khai, các đơn vị chức năng phải thực hiện được mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội lâu dài của đất nước để khi người già về hưu đều có lương, bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên, một bộ phận người lao động hiện nay muốn rút BHXH một lần nên nhà chức trách phải quan tâm đến đời sống thực tế của họ. Chính phủ đã nhiều lần tham vấn các tổ chức quốc tế và lấy ý kiến qua hội thảo để đưa ra hai phương án. Hiện Chính phủ cũng thấy rằng "không có phương án nào khác".

Theo dự thảo luật, phương án một là phân loại hai nhóm lao động để giải quyết rút BHXH một lần. Người tham gia trước khi Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025) sau 12 tháng nghỉ việc và có nhu cầu thì được rút. Người bắt đầu đi làm và tham gia hệ thống từ sau 1/7/2025 không được rút BHXH một lần, trừ trường hợp theo quy định.

Phương án hai là lao động được giải quyết 50% tổng thời gian đóng vào Quỹ hưu trí tử tuất, phần còn lại được bảo lưu trong hệ thống để sau này hưởng chế độ. Chính sách áp dụng với lao động đóng bảo hiểm dưới 20 năm mà sau 12 tháng không thuộc diện tham gia khu vực bắt buộc lẫn tự nguyện, muốn rút một lần.

Ông Dung cho hay khi nghiên cứu các đề xuất, Ban soạn thảo từng tính toán đến việc tích hợp hai phương án như một số đại biểu đề xuất. Theo đó, người đang đóng BHXH được hưởng tiếp như phương án 1, người đóng sau này thì hưởng theo phương án 2. Song tham vấn ý kiến các chuyên gia thì thấy rằng nếu cộng hai phương án lại thì "nhược điểm nhiều hơn ưu điểm".

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu tại phiên thảo luận chiều 27/5. Ảnh: Media Quốc hội
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu tại phiên thảo luận chiều 27/5. Ảnh: Media Quốc hội

Hơn nữa, nửa năm qua, cơ quan thẩm tra và soạn thảo đã lấy ý kiến tác động rộng rãi. 5 địa phương có tỷ lệ rút bảo hiểm một lần cao đều chọn phương án 1, rút ít đề xuất phương án 2.

Về giải pháp hạn chế rút bảo hiểm xã hội một lần, Bộ trưởng Dung đồng ý với các ý kiến của đại biểu rằng cần có nhiều chính sách hơn nữa để hỗ trợ người lao động gặp khó khăn.

Tại phiên thảo luận diễn ra cả ngày nay, có 55 ý kiến phát biểu nhưng phương án quy định tại dự thảo chưa có sự thống nhất.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Phó đoàn Hải Dương) cho hay trong điều kiện hiện nay, nhiều người cần một khoản chi phí để trang trải, vượt qua khó khăn trước mắt. Vì vậy không thể hạn chế việc rút BHXH một lần như phương án 1 dễ gây phản ứng trái chiều, thậm chí khiến nhiều người cảm giác như bị đẩy vào thế khó, dẫn đến mất niềm tin vào hệ thống bảo hiểm.

Thế nhưng nếu áp dụng phương án 2, nhiều người lao động sẽ cảm thấy quyền lợi bị hạn chế, bị mất công bằng. Họ cũng sẽ có tâm lý so sánh và ồ ạt rút BHXH trước khi luật có hiệu lực.

Đánh giá đây là nội dung lớn, cần có lộ trình, đại biểu Nga đề xuất nên tích hợp cả hai phương án này. Người lao động có thời gian đóng BHXH trước ngày luật này có hiệu lực thi hành thì áp dụng phương án 1. Người tham gia sau khi luật có hiệu lực thì áp dụng phương án 2. Ngoài ra, cần làm rõ 50% tổng thời gian đóng là giai đoạn nào.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga. Ảnh: Media Quốc hội
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga. Ảnh: Media Quốc hội

Đại biểu Trần Thị Hoa Ry, Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, cho biết riêng tháng 4 có hơn 121.000 người rút BHXH một lần, tăng 39% so với quý I. Nếu không có giải pháp thì thời gian tới việc rút BHXH một lần còn tăng mạnh. Phương án 1 sẽ không làm ảnh hưởng đến 18 triệu người lao động đang tham gia BHXH song theo bà Ry là không chính xác, do chưa tính đến việc người lao động ồ ạt rút BHXH một lần trước khi luật có hiệu lực.

Đại biểu Ry đề xuất kết hợp giữa hai phương án theo hướng người lao động có quyền rút BHXH một lần nhưng chỉ được rút với khoản 8% trực tiếp đóng, còn khoản % còn lại do người sử dụng lao động đóng sẽ không được rút. Phương án này đảm bảo đúng nguyên tắc "vừa có đóng vừa có hưởng".

Trong khảo sát hơn nửa ngày trên VnExpress, 24% độc giả chọn phương án 1, 5% chọn phương án 2 và 71% đề nghị giữ nguyên như hiện nay.

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đã được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp tháng 10/2023, dự kiến thông qua ngày 25/6 và có hiệu lực từ 1/7/2025.

Theo Vnexpress Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho ông Trần Đức Thắng - Phó Tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ.
19/07/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để bất kỳ lợi ích cục bộ, cảm tính cá nhân làm ảnh hưởng tới chất lượng quyết sách

Để hoàn thành khối lượng công việc rất lớn của Hội nghị trong thời gian ngắn, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu đặt ra là từng Ủy viên Trung ương cần phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, thảo luận dân chủ, thẳng thắn, khách quan và cầu thị. Phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. Không để bất kỳ lợi ích cục bộ, cảm tính cá nhân hay nể nang, né tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng quyết sách.
18/07/2025

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.
18/07/2025

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, Thủ tướng yêu cầu triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 109/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
18/07/2025

Rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai đã công bố, bảo đảm việc thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh tại các Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp xã (hoàn thành trước 20/7/2025).
17/07/2025

Xây dựng kế hoạch hành động tổng thể, định hình tương lai ngành đường sắt Việt Nam

Sáng 17/7, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Tổ trưởng Tổ Chỉ đạo số 3 của Đảng bộ Chính phủ nhiệm kỳ 2025 - 2030, chủ trì cuộc làm việc cho ý kiến về công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
17/07/2025

Nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị đề nghị kỷ luật

Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét kỷ luật bà Nguyễn Thị Kim Tiến do vi phạm trong thời gian giữ chức Bộ trưởng Y tế, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
17/07/2025

Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy bị cảnh cáo

Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy bị Bộ Chính trị cảnh cáo do vi phạm trong thời kỳ công tác tại Yên Bái, gây hậu quả nghiêm trọng.
17/07/2025

Thủ tướng: “Tăng trưởng 8,5% năm 2025 rất khó nhưng không phải bất khả thi”

Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát dưới 4,5%, tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8,3-8,5%, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, là mục tiêu rất khó và có nhiều thách thức, nhưng không phải bất khả thi.
16/07/2025

Chủ tịch nước trao Quyết định thăng quân hàm; cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng đối với sĩ quan Quân đội và Công an

Sáng 14/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang, đã chủ trì buổi lễ trao Quyết định thăng quân hàm, cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng cho các lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
14/07/2025

Lương phải đủ sống để công chức không còn 'chân trong, chân ngoài' sau sáp nhập

Đất nước đã bước sang giai đoạn phát triển mới, không thể chấp nhận kiểu “công chức hai chân”, mà “chân ngoài” thì thường dài hơn “chân trong”. Vì vậy, lương công chức phải đủ sống và đủ liêm.
11/07/2025

Vụ trưởng, giám đốc sở không còn phải thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp

Từ 1/7, vụ trưởng và tương đương thuộc các bộ, ngành trung ương; giám đốc sở thuộc UBND cấp tỉnh sẽ được xếp ngạch chuyên viên cao cấp mà không cần thi nâng ngạch như trước đây.
08/07/2025