Người dân có thể đăng ký xây dựng thế nào khi bỏ giấy phép?

Khi bỏ giấy phép xây dựng, người dân muốn xây nhà có thể chỉ cần thông báo qua biểu mẫu đến chính quyền trước khi thi công, rút ngắn thủ tục, thời gian chờ phê duyệt.

TP HCM đang xem xét thí điểm việc bỏ giấy phép xây dựng, chuyển sang hình thức đăng ký xây dựng với nhà riêng lẻ và các công trình. Theo đề xuất, người dân tại các khu vực đã có quy hoạch 1/500, các công trình thuộc khu vực đã phê duyệt thiết kế đô thị hoặc quy chế quản lý kiến trúc đô thị, sẽ không cần xin giấy phép xây dựng như trước. Thay vào đó, họ chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký với chính quyền địa phương.

Sở Xây dựng cho biết đang phối hợp với các sở, ngành và UBND quận, huyện, TP Thủ Đức nghiên cứu để tham mưu thành phố ban hành các hướng dẫn cụ thể về việc bỏ cấp phép xây dựng trong tháng 6.

Nói với VnExpress về mô hình đăng ký thay vì cấp phép xây dựng, Tiến sĩ Phạm Viết Thuận, Viện trưởng Viện kinh tế Tài nguyên và Môi trường TP HCM, đơn vị đã đề xuất áp dụng mô hình trên, cho biết hình thức này chính là chuyển từ "xin phép xây dựng" sang "đăng ký xây dựng".

"Đây không đơn thuần là cải cách thủ tục hành chính mà còn thay đổi tư duy quản lý nhà nước và xác lập rõ hơn quyền, trách nhiệm của người dân", ông nói.

Theo cơ chế hiện nay, người dân muốn xây nhà phải làm hồ sơ xin phép, gồm nộp bản vẽ, chờ cơ quan thẩm tra hiện trạng và phê duyệt mới được xây dựng. Quá trình này thường kéo dài 15-30 ngày, thậm chí lâu hơn nếu có vướng mắc. Không có giấy phép, công trình bị xem là xây dựng trái phép, dù bản vẽ có thể đã đúng quy hoạch và quy chuẩn. Quá trình cấp phép vì vậy trở thành "nút thắt" mà trong nhiều trường hợp bị lợi dụng để gây phiền hà, phát sinh chi phí không chính thức cho người dân.

Ở mô hình mới, người dân chỉ cần đăng ký xây dựng - tức gửi thông báo kèm hồ sơ thiết kế đến chính quyền địa phương (dự kiến là cấp phường) trước khi khởi công. Cơ quan chức năng không cần phê duyệt từng trường hợp cụ thể mà sẽ chuyển sang hậu kiểm. Nếu công trình đúng quy định sẽ được hoàn công; nếu sai phạm sẽ bị xử lý.

"Khác biệt cốt lõi của hai hình thức này là xin phép xây dựng thì phải chờ cho phép mới được làm. Còn đăng ký là thông báo với chính quyền rằng, tôi sẽ xây nhà và làm đúng quy định. Nhà nước vẫn quản lý nhưng bỏ được cơ chế 'xin - cho' dễ phát sinh tiêu cực", ông Thuận chia sẻ.

Theo ông Thuận, hình thức đăng ký xây dựng có thể áp dụng ngay tại các khu vực đã có quy hoạch chi tiết 1/500 và quy chế kiến trúc đô thị. Phụ lục 18 của Quyết định 56/2021 đã quy định cụ thể các chỉ tiêu: diện tích, kích thước tối thiểu của lô đất, mật độ xây dựng, chiều cao tầng, hệ số sử dụng đất, khoảng lùi, hình khối kiến trúc... Mọi chỉ tiêu kỹ thuật đều đã được xác định rõ ràng theo lộ giới đường hẻm trước khu đất.

Chẳng hạn, nếu đường trước nhà rộng từ 3,5 m đến dưới 6 m, chủ nhà được phép xây tối đa 3-4 tầng (gồm trệt, lửng và các tầng 2, 3, 4), với khoảng lùi cụ thể. Những tuyến đường khác cũng có chỉ tiêu tương ứng. Nhờ đó, người dân cùng đơn vị tư vấn chỉ cần dựa vào quy hoạch và quy chế để thiết kế đúng chuẩn. Việc nộp hồ sơ xin phép hiện nay chủ yếu để hợp thức hóa, không còn nhiều giá trị về mặt thẩm định kỹ thuật.

Bất động sản khu đông TP HCM (TP Thủ Đức) với các khu dân cư,
nhà phố, đất nền; tháng 5/2025. Ảnh: Quỳnh Trần

Hồ sơ đăng ký có thể nộp trực tuyến, theo mẫu thống nhất do UBND phường hoặc xã ban hành. Mẫu này sẽ tích hợp sẵn hình khối kiến trúc chuẩn từ Phụ lục 18 để áp dụng cho từng loại công trình. Theo ông Thuận, biểu mẫu cần cung cấp thông tin cơ bản gồm: quy mô công trình, bản vẽ phù hợp với quy hoạch và quy chế kiến trúc đã công bố.

Ông đánh giá, lợi ích của cơ chế đăng ký là giúp người dân chủ động hơn, tự tìm hiểu quy định, thuê đơn vị thiết kế có năng lực, thay vì trông chờ hướng dẫn từng bước từ chính quyền. Vai trò của cơ quan nhà nước cũng thay đổi - từ "cầm tay chỉ việc" sang "giám sát, hậu kiểm và xử lý sai phạm", qua đó giảm tải bộ máy hành chính và tiết kiệm nguồn lực.

Trước lo ngại rằng bỏ giấy phép xây dựng có thể khiến gia tăng sai phạm, ông Thuận cho rằng giấy phép chỉ là một mắt xích trong chuỗi kiểm soát trật tự xây dựng. Bởi sau bước này, còn nhiều khâu quan trọng như giám sát thi công, kiểm tra hoàn công - giai đoạn hậu kiểm then chốt. Nếu phát hiện xây sai, chủ đầu tư phải khắc phục hoặc tháo dỡ phần vi phạm.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, nhìn nhận việc áp dụng mô hình đăng ký xây dựng thay cho cấp phép có thể triển khai tại các dự án nhà ở thương mại, khu vực đã có quy hoạch 1/500 và thiết kế đô thị được phê duyệt. Tuy nhiên, phương án này sẽ gặp nhiều thách thức tại các khu dân cư hiện hữu, đặc biệt là khu vực nội thành đông dân cư, chưa có quy hoạch chi tiết - yếu tố được xem là cơ sở để thay thế giấy phép xây dựng.

Theo ông Châu, Phụ lục 18 đã quy định khá chi tiết về quản lý quy hoạch và kiến trúc, nhưng thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Ví dụ, một số khu vực bị giới hạn mật độ xây dựng tối đa 50% diện tích đất, cùng với quy định khoảng lùi trước - sau, khiến diện tích sàn nhà còn lại quá nhỏ để sinh sống.

"Có những lô đất nội thành chỉ rộng 50 m2, nếu chỉ được xây 50%, lại trừ khoảng lùi, diện tích sử dụng thực tế còn khoảng 25-30 m2, rất khó chấp nhận với người dân", ông Châu dẫn chứng.

Theo ông, điều kiện tiên quyết để bỏ giấy phép xây dựng là phải hoàn tất phủ kín quy hoạch chi tiết 1/500 toàn địa bàn TP HCM, đồng thời sửa các bất cập trong Quyết định 56 về quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.

Ông Châu cũng đặt vấn đề về tài chính: với các dự án thương mại, chi phí lập quy hoạch 1/500 do chủ đầu tư chi trả, nhưng với khu dân cư hiện hữu, ai sẽ chịu phần chi phí này - nhà nước hay người dân? Đây là bài toán không dễ giải, và ông đề xuất có thể xã hội hóa phần kinh phí quy hoạch.

Theo Báo điện tử VnExpress Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

'Hết thời lướt sóng nhà đất nếu áp thuế 20% trên lãi chuyển nhượng'

Việc tính thuế 20% trên lãi từng lần chuyển nhượng khiến bất động sản không còn là sân chơi dễ dãi cho đầu cơ, giúp thị trường phát triển lành mạnh dù có thể gây nghẽn thanh khoản cục bộ, theo chuyên gia.
22/07/2025

12 nhiệm vụ trọng tâm của cấp xã trong công tác quản lý đê điều và phòng chống thiên tai

Thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai được chuyển hoàn toàn từ cấp huyện cho cấp xã thực hiện. Trong thời gian tới, UBND cấp xã cần tập trung thực hiện 12 nhiệm vụ trọng tâm.
21/07/2025

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương nhất, quyết liệt nhất đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 117/CĐ-TTg ngày 20/7/2025 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó khẩn cấp với bão số 3.
21/07/2025

Hộ gia đình sẽ được hỗ trợ tối đa 2,5 triệu đồng lắp điện mặt trời mái nhà?

Bộ Công Thương đang dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ và hệ thống lưu trữ điện.
19/07/2025

Quy định mới về phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tại Nghị định số 205/2025/NĐ-CP, Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2025.
18/07/2025

Công an cấp xã có trách nhiệm định kỳ, đột xuất kiểm tra cư trú, thu nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ căn cước,...

Công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thu nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước; định kỳ, đột xuất thực hiện kiểm tra cư trú.
17/07/2025

TP.HCM thí điểm đèn led vỉa hè và biển báo phát sáng, nâng cao an toàn giao thông

Ông Ngô Hải Đường, đại diện Sở xây dựng TP.HCM đã chia sẻ về những giải pháp công nghệ mới đang được thành phố thí điểm nhằm nâng cao an toàn giao thông và hiện đại hóa hạ tầng đô thị.
17/07/2025

Lý do đề xuất ngừng ký hợp đồng với xe máy công nghệ chạy xăng tại TP HCM

Đề xuất này nằm trong Đề án chuyển đổi 400.000 xe máy công nghệ chạy xăng sang xe điện, dự kiến áp dụng từ tháng 1-2026.
17/07/2025

Bộ Y tế nói về đề nghị hỗ trợ miễn giảm viện phí cho người mắc bệnh hiểm nghèo

Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan vừa có ý kiến trả lời kiến nghị về chính sách hỗ trợ miễn, giảm viện phí cho các trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo, nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính.
16/07/2025

Lo ngại đảo lộn cuộc sống vì cấm xe máy xăng

Bữa cơm tối hai ngày qua của gia đình ông Hùng chỉ xoay quanh chuyện sẽ sinh sống thế nào nếu xe máy xăng bị cấm từ tháng 7 năm sau.
14/07/2025

Bộ trưởng Bộ Nội vụ lưu ý việc bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức cấp xã

Bộ Nội vụ đang xây dựng bộ công cụ đánh giá hiệu quả công việc (KPI) để triển khai toàn quốc. Bộ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị các địa phương chủ động rà soát, sử dụng KPI để phát hiện sớm, kịp thời thay thế cán bộ, công chức không đáp ứng yêu cầu.
14/07/2025

Cán bộ, công chức nghỉ việc sau 1/7 có được hưởng chế độ theo Nghị định 178?

Trước nhiều băn khoăn của cán bộ, công chức, viên chức về chế độ nghỉ việc theo Nghị định 178, đặc biệt sau mốc thời gian 1/7, Bộ Nội vụ vừa có câu trả lời.
14/07/2025