Nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh thành

Đảng ủy Chính phủ nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, bỏ cấp huyện và sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 14/2 ban hành kết luận số 126 về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, trong đó giao Đảng ủy Chính phủ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, cấp ủy, tổ chức có liên quan thực hiện nhiệm vụ nêu trên; báo cáo Bộ Chính trị trong quý III/2025.

Việt Nam hiện có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, trong đó có 57 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương; 705 quận, huyện; 10.595 xã, phường. Theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các tỉnh thành phải đảm bảo ba tiêu chí gồm quy mô dân số, diện tích, số đơn vị hành chính cấp huyện.

Trung tâm đô thị, hành chính ở tỉnh Bắc Ninh, tỉnh nhỏ nhất Việt Nam. Ảnh: Bá Đô
Trung tâm đô thị, hành chính ở tỉnh Bắc Ninh, tỉnh nhỏ nhất Việt Nam. Ảnh: Bá Đô

Tỉnh miền núi, vùng cao phải có dân số từ 900.000, diện tích 8.000 km2; tỉnh ở những nơi khác dân số 1,4 triệu, diện tích 5.000 km2. Đồng thời, tỉnh thành phải có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó ít nhất một thành phố hoặc một thị xã. Đơn vị hành chính cấp huyện, xã cũng có tiêu chuẩn về dân số và diện tích.

Theo kết luận số 126, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo tổ chức lại hoạt động các tổ chức đảng trong các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước theo hướng chuyển các đảng bộ cơ sở (doanh nghiệp) thuộc đảng bộ các tập đoàn, tổng công ty về trực thuộc cấp ủy địa phương theo địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ này báo cáo Ban Bí thư vào cuối quý II/2025. Đề án tổ chức lại hệ thống thanh tra cũng cần sớm hoàn thành.

Nghiên cứu bỏ tòa án, viện kiểm sát cấp huyện

Đảng ủy các cơ quan Đảng Trung ương được yêu cầu chỉ đạo Đảng ủy TAND tối cao, Đảng ủy VKSND tối cao nghiên cứu mô hình bỏ TAND, VKSND huyện. Các cơ quan đồng thời đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến vấn đề này. Các nhiệm vụ này báo cáo Bộ Chính trị trong quý II/2025.

Tuần trước, thảo luận tổ tại Quốc hội, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết trong năm nay sẽ triển khai tổ chức lại hoạt động của TAND và VKSND cấp huyện cho phù hợp khi không còn công an cấp này.

Trụ sở Tòa án quận Long Biên, Hà Nội. Ảnh: Thanh Lam
Trụ sở Tòa án quận Long Biên, Hà Nội. Ảnh: Thanh Lam

Hệ thống TAND Việt Nam hiện chia làm bốn cấp gồm TAND tối cao; TAND cấp cao; TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Tòa án quân sự các cấp gồm Tòa án quân sự Trung ương; Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Tòa án quân sự khu vực.

Hệ thống VKSND gồm VKSND tối cao; VKSND cấp cao; VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. Song song còn có Viện kiểm sát quân sự các cấp gồm Viện kiểm sát quân sự Trung ương; Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương; Viện kiểm sát quân sự khu vực.

Sáp nhập đài phát thanh, truyền hình vào báo tỉnh

Theo kết luận, Bộ Chính trị, Ban bí thư giao Đảng ủy Công an Trung ương chủ trì triển khai đề án tổ chức công an ba cấp, không tổ chức công an cấp huyện đảm bảo đúng tiến độ đề ra.

Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì nghiên cứu định hướng sáp nhập cơ quan phát thanh, truyền hình thuộc tỉnh vào báo của đảng bộ tỉnh, thành.

Quân ủy Trung ương chủ trì nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp tổ chức quân đội (trong đó có tổ chức cơ quan quân sự cấp huyện); đề xuất bổ sung cơ chế, chính sách liên quan; báo cáo Bộ Chính trị trong quý III/2025.

Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương chỉ đạo tổng rà soát chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức trực thuộc, nhất là cơ quan báo chí theo hướng tinh gọn tối đa, chỉ duy trì các đơn vị thật sự cần thiết. Các cơ quan này đồng thời nghiên cứu sắp xếp lại tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ban Tổ chức Trung ương tham mưu Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế chỉ đạo tổng rà soát nhu cầu sử dụng biên chế thực tế sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với đánh giá năng lực cán bộ, chức năng, nhiệm vụ mới và rà soát, hoàn thiện vị trí việc làm; báo cáo Bộ Chính trị phương án giao, quản lý, phân bổ, sắp xếp biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2026-2031 vào cuối quý II/2025.

Theo Vnexpress Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Giới thiệu ông Nguyễn Văn Được để bầu làm Chủ tịch UBND TP HCM

Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, được Bộ Chính trị chỉ định giữ chức Phó bí thư Thành ủy, giới thiệu để HĐND bầu làm Chủ tịch UBND TP HCM nhiệm kỳ 2021-2026.
20/02/2025

Quốc hội chốt duy trì HĐND cấp quận, phường

Theo Luật vừa thông qua, chính quyền địa phương cấp tỉnh, huyện và xã có HĐND và UBND, trừ một số đơn vị hành chính cụ thể do Quốc hội quyết định.
19/02/2025

Ông Mai Văn Chính và Nguyễn Chí Dũng làm Phó thủ tướng

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Trưởng ban Dân vận Trung ương Mai Văn Chính được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Phó thủ tướng nhiệm kỳ 2021-2026.
18/02/2025

Ông Nguyễn Mạnh Hùng giữ chức Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ TT&TT được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, đây là Bộ mới được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ KH&CN (cũ) và Bộ TT&TT.
18/02/2025

Kiện toàn nhân sự Chính phủ, Quốc hội sau sắp xếp bộ máy

Sáng 18/2, Quốc hội bắt đầu quy trình kiện toàn nhân sự sau khi biểu quyết thông qua cơ cấu thành viên Chính phủ, Thường vụ Quốc hội.
18/02/2025

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt làm Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương

Ông Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ, được Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương.
17/02/2025

Trình Quốc hội điều chỉnh cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Ngày 17/2, Quốc hội bắt đầu quy trình xem xét cơ cấu tổ chức và số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
17/02/2025

Chủ tịch Quốc hội: Kiện toàn các chức danh để bộ máy mới hoạt động hiệu quả

Quốc hội sẽ tiến hành một số nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền. Chủ tịch Quốc hội cho biết, việc kiện toàn các chức danh để bảo đảm tổ chức bộ máy mới hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
12/02/2025

Bộ Quốc phòng sáp nhập Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Kỹ thuật

Sáng 5/2, Bộ Quốc phòng công bố quyết định của Bộ trưởng sáp nhập Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật và tổ chức lại thành Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật.
05/02/2025

Chính phủ đề nghị thành lập 6 bộ mới trên cơ sở sắp xếp, hợp nhất 11 bộ ngành

Trên cơ sở sắp xếp, hợp nhất các bộ ngành, dự kiến cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ khóa 15 gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ; trong đó có 6 bộ mới, giữ nguyên 8 bộ và 3 cơ quan ngang bộ.
05/02/2025

Lập 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương

Sáng 3/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị công bố các quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương và 3 cơ quan Đảng ở Trung ương.
04/02/2025

RẠNG RỠ VIỆT NAM

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề "RẠNG RỠ VIỆT NAM".
03/02/2025