Mức phạt lỗi đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ mới nhất năm 2024

Đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị phạt bao nhiêu là vấn đề nhiều người thắc mắc khi tham gia giao thông.

Vạch kẻ đường thường được bố trí để người điều khiển phương tiện có thể phân biệt làn đường, vị trí dừng đỗ khi tham gia giao thông. Trước mỗi cột đèn tín hiệu giao thông đều được kẻ một vạch liền màu trắng cỡ lớn và người điều khiển xe phải dừng trước đó. 

Đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị phạt bao nhiêu là vấn đề nhiều người thắc mắc khi tham gia giao thông.

Theo khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008, người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

Mặt khác, theo quy định của Quy chuẩn 41 năm 2019 của Bộ Giao thông Vận tải thì tín hiệu đỏ mang ý nghĩa báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Quy chuẩn 41 cũng quy định ý nghĩa của vạch liền nét màu trắng được bố trí tại các nút giao thông có đèn tín hiệu hay tại các nút giao có vạch người đi bộ qua đường như sau: "Dùng để xác định vị trí dừng xe để chờ tín hiệu cho phép đi tiếp. Vạch dùng để xác định vị trí người điều khiển phương tiện phải dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ hoặc khi có biển số R.122.

Vạch cũng dùng để xác định vị trí người điều khiển phải dừng lại trong các điều kiện nhất định ở một số vị trí như: trên nhánh dẫn tới nút giao cùng mức với đường sắt, trên làn chờ rẽ trái trong phạm vi nút giao, trước vị trí vạch người đi bộ qua đường".

Như vậy, khi dừng đèn đỏ, các phương tiện không được phép đè vạch hay đi quá vạch ngang đường, liền nét màu trắng. Nếu không sẽ bị coi là vi phạm luật giao thông đường bộ và bị xử phạt.

Ngoài ra, đè vạch khi dừng đèn đỏ cũng tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông lớn khi có thể xảy ra va chạm với xe đang lưu thông theo chiều vuông góc hoặc người đi bộ sang đường.

Hiện nay, phương tiện đè lên vạch kẻ đường (hoặc đi quá vạch kẻ đường) sẽ bị xử phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. 

Cụ thể, theo quy định tại điểm A, khoản 1, Điều 5 và điểm A, khoản 1, Điều 7, Chương II, Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019, mức phạt lỗi đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ được quy định như sau:

- Đối với ô tô: Phạt tiền từ 200 - 400 nghìn đồng khi ô tô đè, chạm hoặc vượt quá vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ.

- Đối với xe mô tô, xe gắn máy: Phạt tiền từ 100 - 200 nghìn đồng với trường hợp xe mô tô, xe gắn máy dừng đèn đỏ mà đè, chạm hoặc vượt quá vạch kẻ đường phía trước.

- Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 100 - 200 nghìn đồng khi người điều khiển cho phương vượt quá, chạm, đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ.

- Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện: Phạt tiền 80 - 100 nghìn đồng khi người điều khiển đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ.

Bên cạnh đó, điểm e khoản 4 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi khi đèn tín hiệu giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng.

Theo Người Đưa Tin Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Bạo lực gia đình với nam giới ngày càng gia tăng: Nguyên nhân và giải pháp để đảm bảo bình đẳng giới

Theo báo cáo tóm tắt của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023 tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, tình trạng bạo lực gia đình đối với nam giới đang có dấu hiệu gia tăng.
26/12/2024

Tỷ lệ đóng BHXH từ năm 2025 quyết định mức lương hưu

Từ 1/7/2025, khi Luật BHXH 2024 có hiệu lực, người lao động cần biết tỷ lệ mức đóng BHXH hàng tháng theo quy định luật mới để đảm bảo quyền lợi lương hưu sau này.
26/12/2024

Hạn chế xe gây ô nhiễm ở Ba Đình, Hoàn Kiếm: Cần rõ số tiền hỗ trợ dân đổi xe?

Hà Nội khẳng định sẽ có cơ chế hỗ trợ chuyển đổi sang phương tiện giao thông “xanh” với người sinh sống và làm việc trong vùng phát thải thấp ở các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm.
26/12/2024

Báo động tình trạng bất bình đẳng giới trong gia đình: Việt Nam có thể thừa 1,5 triệu nam giới vào năm 2034

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Việt Nam đang đối diện với một thách thức nghiêm trọng về bất bình đẳng giới, khi dự báo đến năm 2034, nước ta sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới, và con số này có thể tăng lên 2,5 triệu vào năm 2039.
26/12/2024

Trọng trách "trụ cột" trong gia đình của đàn ông và vấn đề bình đẳng giới

Trong xã hội Việt Nam, quan niệm "đàn ông là trụ cột trong gia đình" đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ. Điều này tạo ra rào cản về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình.
26/12/2024

Tin vui cho người tham gia BHXH tự nguyện: Đề xuất hỗ trợ 50% với hộ nghèo

Bộ LĐ-TB&XH đề xuất 2 phương án tăng tỷ lệ hỗ trợ của Nhà nước cho người tham gia BHXH tự nguyện, trong đó có phương án hỗ trợ 50% đối với đối tượng hộ nghèo.
25/12/2024

Quy định tiền thưởng cho công chức, viên chức

Ngoài mức lương chi trả hàng tháng, công chức, viên chức còn có thể được nhận mức tiền thưởng hằng năm. Mức thưởng này không nhất thiết phải gắn với mức lương theo hệ số lương của từng người.
25/12/2024

Vấn đề bình đẳng giới trong các gia đình truyền thống tại Việt Nam

Gia đình truyền thống Việt Nam thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, tạo thành một cấu trúc xã hội phức tạp.
25/12/2024

Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo quy định của pháp luật hiện hành và kiến nghị hoàn thiện

Bình đẳng giới là khái niệm quan trọng, thể hiện sự công nhận và bảo đảm các quyền con người cho cả nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình mà không phân biệt đối xử dựa trên giới tính, xu hướng tính dục hay bản dạng giới.
25/12/2024

Bình đẳng giới trong gia đình: Quyền và nghĩa vụ của vợ - chồng là ngang nhau

Bình đẳng giới giữa vợ và chồng là một nguyên tắc cơ bản và quan trọng trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 của Việt Nam.
24/12/2024

Quy định của pháp luật xử lý hành vi vi phạm bình đẳng giới đối với con cái trong gia đình

Bình đẳng giới là một khái niệm quan trọng, được công nhận rộng rãi trong nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Luật Bình đẳng giới năm 2006, bình đẳng giới được hiểu là việc nam, nữ có vị trí và vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng và gia đình, cũng như thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Điều này nhấn mạnh rằng mọi cá nhân, không phân biệt giới tính, đều có quyền và trách nhiệm như nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống.
24/12/2024

Hơn 200 doanh nghiệp tại Việt Nam cam kết “Thực hiện nguyên tắc Trao quyền cho Phụ nữ”

Mới đây, tại Hà Nội, Cơ quan Liên Hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam đã trao Giải thưởng “Thực hiện nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ" (WEPs Awards) năm 2024.
23/12/2024