Lo ít có cơ hội 'làm người ở lại', nhiều bí thư, chủ tịch xã xin nghỉ hưu sớm

Dù đang còn 5-10 năm công tác nhưng nhiều bí thư, chủ tịch xã ở Thanh Hóa đã xin nghỉ hưu trước tuổi vì lo ngại ít có cơ hội được tỉnh chọn "làm người ở lại".


Lời Tòa soạn:

Hiện cả nước chuẩn bị các phương án thực hiện chủ trương sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã để tiến tới mô hình chính quyền địa phương 2 cấp gồm cấp tỉnh và cấp cơ sở (cấp xã).

Chính vì vậy, tổ chức bộ máy của cấp xã tới đây sẽ có nhiều thay đổi:

-   Dự kiến cả nước sẽ còn khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã thay vì 10.035 như hiện nay.

-   Cấp xã sẽ đảm nhận thêm nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện hiện nay; được trao nhiều quyền hạn hơn và sẽ có trung tâm hành chính công.

-    Một số cán bộ công chức cấp huyện, cấp tỉnh sẽ về xã.

-    Sẽ thực hiện chế độ công chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương, không phân biệt công chức cấp xã với cấp tỉnh.

Trước mắt, Bộ Nội vụ đề xuất giữ nguyên số lượng biên chế cấp xã nhưng trong vòng 5 năm sau khi sắp xếp sẽ thực hiện tinh giản cán bộ, công chức cấp xã không đủ tiêu chuẩn, điều kiện.

VietNamNet thực hiện loạt bài “Sáp nhập xã: Ai đi, ai ở?” ghi nhận những câu chuyện thực tế từ đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động đang làm việc ở xã, từ đó đặt ra những vấn đề cần giải quyết trong quá trình sắp xếp lại các đơn vị hành chính.


Đã kinh qua nhiều vị trí công việc ở cấp xã, cho đến khi làm bí thư qua một nhiệm kỳ và đang còn hơn 5 năm công tác nhưng một bí thư xã ở Thanh Hóa vẫn làm đơn xin nghỉ hưu, vì cho rằng sau khi sáp nhập xã, ông ít có cơ hội "làm người ở lại".

Bày tỏ hoàn toàn ủng hộ chủ trương sáp nhập xã, bỏ cấp trung gian là huyện, vị bí thư xã này cho biết, từ trước đến nay, mọi vấn đề của nhân dân là do cấp xã trực tiếp làm việc và báo cáo lên huyện. Cho nên chủ trương của Trung ương tinh gọn bộ máy, chọn người làm được việc, gần dân, sát dân là hoàn toàn đúng đắn.

Tuy nhiên, theo phân tích của ông, một huyện sau khi sáp nhập xã có thể chỉ còn 4-5 xã, hoặc nhiều hơn (tùy vào vị trí địa lý). Trong khi chỉ tính cán bộ thường vụ và huyện ủy viên của một huyện đã khoảng 30 người.

Một góc TP Thanh Hóa. Ảnh: Lê Dương

"Chính vì vậy, khi sáp nhập xã và sắp xếp cán bộ để trình tỉnh bố trí nhân sự lãnh đạo cho xã mới, đương nhiên huyện sẽ ưu tiên các nhân sự đang giữ các chức vụ chủ chốt. Như vậy, các lãnh đạo xã hiện tại sẽ khó đến lượt", ông nói.

Cũng theo vị bí thư này, nếu tính cả các trưởng, phó phòng, ban của huyện… thì con số sẽ rất nhiều.

Vị lãnh đạo này cho biết thêm, đây chỉ mới là con số của một huyện, chưa nói đến việc tỉnh chỉ định người ở trên tỉnh về.

"Như vậy con số cạnh tranh lãnh đạo xã sẽ còn rất nhiều. Tôi đã tự nguyện xin về hưu sớm thì không nói làm gì, nhưng những người ở lại, nhất là những người còn trẻ, có trình độ, năng lực cũng sẽ ít có cơ hội dù đã công tác, cống hiến nhiều năm”, ông chia sẻ.

Theo ông, đây là lo lắng và cũng là điều thiệt thòi cho anh em ở xã.

Không nên sắp xếp 100% người mới làm lãnh đạo xã

Một chủ tịch xã khác ở Thanh Hóa đang còn gần 10 năm công tác mới đây cũng làm xin nghỉ hưu trước tuổi. Dù tự nguyện, vui vẻ làm đơn nhưng thâm tâm ông vẫn trăn trở về việc lựa chọn cán bộ chủ chốt cấp xã sau khi sáp nhập.

"Bản thân tôi đi lên từ cơ sở, bằng cấp đầy đủ, kinh qua nhiều vị trí công việc, thậm chí từng được luân chuyển từ chủ tịch xã này sang xã khác. Nếu bản thân tôi không làm được việc thì đã bị thay thế từ lâu rồi”, ông chia sẻ.


Trung tâm huyện Mường Lát, Thanh Hóa. Ảnh: Lê Dương

Cũng theo vị chủ tịch xã này, xã là cấp cuối cùng, mọi công việc từ to đến nhỏ, gần như chủ tịch xã đều phải giải quyết. Đêm hôm họp thôn, họp dân để giải quyết vụ việc, chủ tịch cũng phải có mặt.

Đặc thù của xã không như cấp huyện là lãnh đạo, chỉ đạo, mà chủ tịch xã phải là người sát dân, gần dân nhất mới có thể giải quyết được vấn đề. Do đó, ông đề nghị khi chọn cán bộ chủ chốt của xã không nên sắp xếp 100% cho người mới.

"Cần giữ lại một số cán bộ chủ chốt cũ để có sự kế thừa, kịp thời nắm bắt các công việc tiếp xúc với dân, không để khoảng trống do phải chờ cán bộ mới có thời gian nắm bắt cơ sở", ông phân tích.

Vị chủ tịch xã này cũng cho rằng, khi chỉ định lãnh đạo mới của xã chỉ nên sắp xếp ở vị trí cấp phó một thời gian để học hỏi kinh nghiệm, cách làm việc của địa phương. Khi đã chín muồi sẽ lấy phiếu tín nhiệm một cách công bằng. Có như vậy thì cán bộ chủ chốt ở xã mới làm tốt được công việc ở xã.

“Từ xưa cấp xã không mấy khi được làm việc trực tiếp với tỉnh mà đều phải qua khâu trung gian là huyện, nên mối quan hệ giữa lãnh đạo xã với lãnh đạo tỉnh là rất ít. Như vậy, tỉnh sẽ không biết lãnh đạo xã nào làm được việc, xã nào không làm được việc để chỉ định hay lựa chọn”, vị chủ tịch này cho rằng đây cũng là một thiệt thòi cho cán bộ, công chức cấp xã. 

 

Theo vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Lương phải đủ sống để công chức không còn 'chân trong, chân ngoài' sau sáp nhập

Đất nước đã bước sang giai đoạn phát triển mới, không thể chấp nhận kiểu “công chức hai chân”, mà “chân ngoài” thì thường dài hơn “chân trong”. Vì vậy, lương công chức phải đủ sống và đủ liêm.
11/07/2025

Vụ trưởng, giám đốc sở không còn phải thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp

Từ 1/7, vụ trưởng và tương đương thuộc các bộ, ngành trung ương; giám đốc sở thuộc UBND cấp tỉnh sẽ được xếp ngạch chuyên viên cao cấp mà không cần thi nâng ngạch như trước đây.
08/07/2025

Thủ tướng tiếp lãnh đạo tập đoàn hàng không-vũ trụ của Brazil

Trong chương trình hoạt động song phương tại Brazil, sáng 6/7, giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Embraer.
07/07/2025

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 34 tỉnh thành và hơn 3.300 xã, phường, đặc khu

Chiều 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025.
04/07/2025

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6: Nhiều vấn đề thời sự được làm rõ

Tình hình triển khai tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, việc thực hiện các thủ tục hành chính, vấn đề tăng trưởng tín dụng, kết quả đấu tranh với hàng giả, hàng nhái, việc đào tạo nhân lực cho những ngành công nghệ cao... là những nội dung nổi bật được báo chí quan tâm tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6 chiều 03/7.
04/07/2025

Các thứ trưởng luân chuyển về địa phương trưởng thành như thế nào?

Trong các thứ trưởng được luân chuyển về địa phương thời gian qua, có nhiều người tiếp tục ở lại tỉnh, thành hoặc chuyển qua địa phương khác với những vị trí quan trọng; có một số thứ trưởng quay trở lại Trung ương chuẩn bị cho một hành trình mới.
03/07/2025

Những việc cán bộ, công chức không được làm từ tháng 7

Quốc hội quy định 6 nhóm việc cán bộ, công chức không được làm, trong đó có phát tán thông tin sai sự thật, lợi dụng mạng xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ quan, địa phương.
03/07/2025

Triệt để xử lý các vấn đề về quản lý bệnh viện

Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, Bộ Y tế cần triệt để xử lý các vấn đề về quản lý bệnh viện, chuẩn hóa các quy trình cơ bản về khám chữa bệnh, quản lý dược, vệ sinh an toàn thực phẩm…
03/07/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm

Chiều 2/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm 2025 do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức.
03/07/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không có chuyển đổi số, mô hình hành chính hai cấp sẽ không thể vận hành hiệu quả

Tổng Bí thư nhấn mạnh chuyển đổi số chính là hệ thần kinh trung ương, là cầu nối "sống còn" giữa tỉnh và xã; là bộ não dữ liệu để tổng hợp, phân tích, cảnh báo sớm tình hình, không để xảy ra vùng trũng thông tin.
03/07/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm

20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.
03/07/2025

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh vừa được thông qua

Sáng 3/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.
03/07/2025