Livestream bán hàng qua mạng xã hội rất nhiều, Bộ trưởng đề nghị thu thuế

Bộ trưởng Tài chính cho rằng cần quản lý hoạt động thương mại điện tử để thu thuế vì việc livestream, bán hàng qua mạng xã hội rất nhiều. Ông nhận định có thể thu được nguồn thuế rất lớn từ việc này.

Báo cáo tại Hội nghị sơ kết một năm tháo gỡ "điểm nghẽn" trong triển khai Đề án 06 và đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, sáng 10/6, Bộ trưởng Bộ Tài Chính Hồ Đức Phớc nhận định phát triển thương mại điện tử là một xu thế tất yếu trong cuộc cách mạng 4.0.

Hiện nay thương mại điện tử của Việt Nam là 20,5 tỷ USD và sẽ đạt 30,5 tỷ USD vào năm 2025. Việt Nam được xác định là quốc gia có tăng trưởng về thương mại điện tử nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.

Ông Phớc nhấn mạnh điều này đặt ra yêu cầu về quản lý thuế, quản lý chất lượng hàng hóa, chống lừa đảo.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo tại hội nghị (Ảnh: Đoàn Bắc).
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo tại hội nghị (Ảnh: Đoàn Bắc).

Báo cáo về vấn đề hoàn thiện pháp lý, ông Phớc cho biết Bộ Tài chính đang thực hiện việc định danh và xác thực điện tử; thực hiện các nghị định 72 năm 2013, Nghị định 59 và rà soát lại các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử.

Về xây dựng và chia sẻ dữ liệu, theo Tư lệnh ngành Tài chính, việc chia sẻ dữ liệu thuế, mã số thuế định danh theo căn cước công dân, đến 3/6 đã đạt 97,57%. "Đây là một sự tích cực của ngành tài chính bởi phải làm sạch dữ liệu, tập hợp dữ liệu, công nghệ phù hợp mới chia sẻ được", ông Phớc nói.

Thông tin về số thu ngân sách Nhà nước, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc dẫn số liệu quản lý thuế trong 2 năm gần nhất cho thấy, kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử năm 2022 là 83.000 tỷ đồng; năm 2023 số thuế đã nộp là 97.000 tỷ đồng; 5 tháng đầu năm 2024 số thuế đã nộp trên 50.000 tỷ đồng.

Đưa ra giải pháp, Bộ Tài chính đề nghị kết nối dữ liệu, liên thông đồng bộ giữa các bộ, ngành, đặc biệt dữ liệu dân cư, dữ liệu thương mại điện tử, dữ liệu thanh toán qua ngân hàng… để đối chiếu một cách nhanh chóng yêu cầu kê khai nộp thuế, yêu cầu thanh tra kiểm tra.

Bên cạnh đó, theo ông Phớc, cần xây dựng cổng thông tin đăng ký kê khai thuế của sàn thương mại điện tử trong nước, đôn đốc kê khai, chọn thanh tra, xử lý một số trường hợp trốn thuế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị (Ảnh: Đoàn Bắc).
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị (Ảnh: Đoàn Bắc).

Cùng với việc áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt vì "thanh toán không dùng tiền mặt càng nhiều, quản lý và thu thuế càng cao", Bộ trưởng Tài chính đề nghị quản lý hoạt động thương mại điện tử qua mạng xã hội để thu thuế.

"Giờ người ta livestream, bán hàng qua mạng xã hội rất nhiều. Chúng ta phát triển mạng xã hội cùng với việc đối chiếu với ngân hàng thì sẽ thu được nguồn thuế rất lớn", ông Phớc nói.

Từ góc độ địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng cho biết để tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để phục vụ công tác quản lý thuế.

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đề nghị cơ quan quản lý thị trường, Ngân hàng Nhà nước tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm qua các giao dịch thương mại điện tử; thường xuyên kiểm tra các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý có hoạt động thương mại điện tử thông qua các website bán hàng, sàn thương mại điện tử, các hình thức mua bán qua mạng xã hội (Facebook, Zalo, Tiktok…).

Ông Hùng đề nghị Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) hướng dẫn tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động livestream bán hàng và bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng.

Về nội dung này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhận định quản lý thuế, nhất là thu thuế với dịch vụ livestream, thương mại điện tử, dịch vụ ăn uống ở các địa phương… còn thất thoát.

Ông giao Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 123 quy định về áp dụng hóa đơn điện tử đối với các giao dịch thương mại điện tử, dịch vụ livestream, dịch vụ ăn uống...

Theo Dân Trí Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Bộ Tư pháp thông báo thu hồi gần 9.800 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế sau 6 tháng

Trong 6 tháng qua, kết quả thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt kết quả đáng khích lệ. Theo đó, cơ quan chức năng đã thi hành xong 2.061 việc với số tiền hơn 9.781 tỷ đồng.
03/04/2025

Thu hồi 11 thửa đất để làm đường tại huyện Khoái Châu (Hưng Yên): Luật Đất đai quy định như thế nào?

Viện KH Chính sách & Pháp luật nhận được câu hỏi tư vấn pháp luật từ 11 hộ dân tại xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên về việc đất ở được giao từ năm 1976 tới nay, đã sinh sống ổn định và không có tranh chấp, hiện tại dự án làm đường mở rộng yêu cầu thu hồi đất và không có phương án đền bù. Pháp luật quy định thế nào về trường hợp này?
01/04/2025

Hoãn tòa, tạo điều kiện cho ông Trịnh Văn Quyết khắc phục hậu quả

Sau thời gian hội ý, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm xét xử ông Trịnh Văn Quyết và 24 bị cáo khác.
25/03/2025

Sắp xử vụ kiện trường ĐH đòi 36 tỷ đồng do bị giữ bằng cử nhân 30 năm

Vụ ông Dương Thế Hảo (66 tuổi) khởi kiện đòi Trường Đại học Kinh tế quốc dân bồi thường 36 tỷ đồng do giữ bằng cử nhân và nhiều giấy tờ gốc suốt 30 năm sẽ được tòa án xét xử vào ngày 9/4 tới.
24/03/2025

Cựu Chủ tịch tỉnh An Giang nhận tiền tỷ, tiếp tay khai thác cát lậu

“Bảo kê” cho Công ty Trung Hậu khai thác cát trái phép, cựu Chủ tịch và Phó chủ tịch tỉnh An Giang đã nhận tiền cám ơn từ công ty này hàng tỷ đồng.
24/03/2025

Hậu 'Pháo' chi 132 tỷ đồng cho những ai trong đại án Phúc Sơn?

Ông chủ Tập đoàn Phúc Sơn đã chi 132 tỷ đồng cho nhiều quan chức để được nhận dự án ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ngãi rồi thực hiện chuỗi sai phạm nhằm hưởng lợi hơn 963 tỷ.
20/03/2025

Sai phạm trong dự án ở Đền Hùng khiến hai cựu Bí thư Phú Thọ vướng lao lý

Hai cựu Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đức Vượng và Nguyễn Doãn Khánh bị cáo buộc 17 năm trước đã tạo điều kiện cho Hậu "Pháo" trúng thầu dự án ở Đền Hùng rồi bán lại, hưởng lợi 55 tỷ đồng.
19/03/2025

Cơ quan chức năng có thể khởi tố hình sự vụ án khi không có yêu cầu từ bị hại hay không?

Theo điều 155, Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015, có 9 trường hợp chỉ khởi tố khi có yêu cầu của bị hại. Ngoài ra, các trường hợp khác, cơ quan chức năng có thẩm quyền có thể khởi tố hình sự vụ án nếu đủ căn cứ.
13/03/2025

‘Sa mạc’ giấy phép và lời than ‘làm kinh doanh không còn thấy niềm vui’

Một nữ doanh nhân gần đây liên hệ với tôi than phiền việc kinh doanh của chị đang gặp vô vàn khó khăn, phần vì các đơn hàng suy giảm, phần vì thêm nhiều thủ tục hành chính, rào cản về thuế, các quy chuẩn mới rất khó vượt qua.
12/03/2025

Thông tư 29 về dạy thêm có hiệu lực: 'Tiết học 0 đồng' được khởi động

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, nhất là kỳ thi vào lớp 10, tốt nghiệp THPT đã cận kề, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã triển khai việc ôn tập cho học sinh cuối cấp miễn phí sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.
12/03/2025

Viện KH-CS&PL công bố các quyết định về công tác nhân sự

Chiều 7/3, tại Hà Nội, Viện Khoa học Chính sách và Pháp luật tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ. Đồng chí Doãn Hồng Dương - Phó Viện trưởng, Tổng phụ trách Đặc san KH Chính sách Pháp luật dự và chủ trì buổi lễ.
11/03/2025

Viện KH-CS&PL ra mắt quỹ "Vì ngày mai tươi sáng"

Ngày 7/3/2025, Đặc san Khoa học Chính sách Pháp Luật (Viện Khoa học Chính sách và Pháp luật) tổ chức buổi lễ giới thiệu và ra mắt quỹ "Vì ngày mai tươi sáng", đánh dấu một cột mốc mới trong quá trình phát triển của đặc san nói riêng và Viện nói chung.
07/03/2025