Hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư số 1/2025/TT-BNV ngày 17/1/2025 hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.

Thông tư này hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 1 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp của hệ thống chính trị, gồm: cách xác định thời điểm và tiền lương tháng để tính hưởng chính sách, chế độ; cách tính hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi; cách tính hưởng chính sách thôi việc đối với cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã; cách tính hưởng chính sách thôi việc đối với viên chức, người lao động và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp.

Cách xác định thời điểm và tiền lương tháng để tính hưởng chính sách, chế độ

Thông tư hướng dẫn cụ thể cách xác định thời điểm và tiền lương tháng để tính hưởng chính sách, chế độ như sau:

1. Thời điểm quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền là thời điểm có hiệu lực của văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ban hành về sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính.

a) Trong thời hạn 12 tháng tính từ thời điểm quy định trên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ việc (nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc) thì được tính hưởng chính sách, chế độ theo quy định của 12 tháng đầu tiên.

b) Sau thời hạn quy định tại điểm a nêu trên thì được tính hưởng chính sách, chế độ theo quy định của tháng thứ 13 trở đi.

2. Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP để tính chính sách, chế độ khi nghỉ việc như sau:

a) Đối với người hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định

Tiền lương tháng hiện hưởng bao gồm: Mức tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp và các khoản tiền phụ cấp lương (gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, nếu có), cụ thể: 

Tiền lương tháng hiện hưởng = Hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp x Mức lương cơ sở + Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) x Mức lương cơ sở + Mức tiền các khoản phụ cấp tính theo lương ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp (nếu có)

Mức lương cơ sở để tính tiền lương tháng hiện hưởng nêu trên là mức lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm tháng trước liền kề tháng nghỉ việc.

b) Đối với người hưởng mức lương bằng tiền theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động thì tiền lương tháng hiện hưởng là mức tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.

3. Số tháng nghỉ sớm là số tháng tính từ thời điểm nghỉ hưu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu. 

4. Số năm nghỉ sớm là số năm tính từ thời điểm nghỉ hưu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP được tính theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP.

5. Thời gian để tính trợ cấp theo số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP.

Cách tính hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi

 Đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư này đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, thì được hưởng ngay lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi; đồng thời được hưởng trợ cấp hưu trí một lần quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP; trợ cấp theo số năm nghỉ sớm và trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Đối với trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, được hưởng 03 khoản trợ cấp sau:

a) Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm:

Đối với người nghỉ hưu trong thời hạn 12 tháng đầu tiên: 

Mức trợ cấp hưu trí một lần = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này x 1,0 x Số tháng nghỉ sớm quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này

Đối với người nghỉ hưu từ tháng thứ 13 trở đi: 

Mức trợ cấp hưu trí một lần = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này x 0,5 x Số tháng nghỉ sớm quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này

b) Trợ cấp cho số năm nghỉ hưu sớm: Cứ mỗi năm nghỉ sớm (đủ 12 tháng) được hưởng 05 tháng tiền lương hiện hưởng. 

Mức trợ cấp cho số năm nghỉ sớm = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này x 5 x Số năm nghỉ sớm quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này

c) Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc: 

Đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 21 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng. 

Mức trợ cấp tính theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này x 5 (đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) + 0,5 x Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn lại từ năm thứ 21 trở đi

2. Đối với trường hợp có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, được hưởng 03 khoản trợ cấp sau:

a) Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm: 

Đối với người nghỉ hưu trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:

Mức trợ cấp hưu trí một lần = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này x 0,9 x 60 tháng

Đối với người nghỉ hưu từ tháng thứ 13 trở đi:

Mức trợ cấp hưu trí một lần = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này x 0,45 x 60 tháng

b) Trợ cấp cho số năm nghỉ sớm: Cứ mỗi năm nghỉ sớm (đủ 12 tháng) được hưởng 04 tháng tiền lương hiện hưởng.

Mức trợ cấp cho số năm nghỉ sớm = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này x 4 x Số năm nghỉ sớm quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này

c) Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 21 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

Mức trợ cấp tính theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này x 5 (đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) + 0,5 x Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn lại từ năm thứ 21 trở đi

3. Trường hợp có tuổi đời còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 7 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP thì được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm như cách tính cho người nghỉ hưu trong thời hạn 12 tháng đầu tiên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã

Cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Điều 2 Thông tư này được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP; đồng thời được hưởng 03 khoản trợ cấp quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 9 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP như sau:

1. Trợ cấp thôi việc:

Đối với người nghỉ thôi việc trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:

Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này x 0,8 x Thời gian để tính trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP

Đối với người nghỉ thôi việc từ tháng thứ 13 trở đi: 

Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này x 0,4 x Thời gian để tính trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP

2. Trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này x 1,5 x Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP

3. Trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm:

Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này x 3

Cách tính hưởng chính sách thôi việc đối với viên chức và người lao động

Viên chức và người lao động quy định tại Điều 2 Thông tư này được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP; đồng thời được hưởng 03 chính sách quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 10 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP như sau:

1. Trợ cấp thôi việc:

Đối với người nghỉ thôi việc trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:

Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này x 0,8 x Thời gian để tính trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP

Đối với người nghỉ thôi việc từ tháng thứ 13 trở đi:

Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này x 0,4 x Thời gian để tính trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP

2. Trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này x 1,5 x Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP

3. Được hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng dẫn tại Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 15/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2023).

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp

Thông tư nêu rõ, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện rà soát, đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm sau sắp xếp đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý. Trên cơ sở đó, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030, trong đó tập trung trong năm 2025 để đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ theo vị trí việc làm.

Thông tư số 1/2025/TT-BNV có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (17/1/2025). Chính sách, chế độ quy định tại Thông tư này được tính hưởng kể từ ngày 1/1/2025.

Thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, những người đã hưởng chính sách quy định tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về tinh giản biên chế trước ngày 01 tháng 01 năm 2025 thì không hưởng chính sách, chế độ quy định tại Thông tư này.

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quá trình triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chính sách nghỉ việc có trách nhiệm triển khai đồng bộ với chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở; chính sách trọng dụng người có phẩm chất, năng lực nổi trội (trong đó có việc sửa đổi quy chế xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải ưu tiên cao nhất đối với người được đánh giá có phẩm chất, năng lực nổi trội được nâng lương vượt một bậc) và chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp./.

Theo Cổng TTĐT Chính Phủ Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Hướng dẫn cập nhật số căn cước công dân vào ứng dụng VssID trên điện thoại

Hướng dẫn cập nhật số căn cước công dân (CCCD) hay mã số định danh cá nhân đối với người tham gia BHXH, BHYT vào ứng dụng VssID trên điện thoại và máy tính.
15/04/2025

Quy định về xử phạt NGƯỜI ĐI BỘ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Bộ Công an trả lời công dân về xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
09/04/2025

Hướng dẫn tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025

Bộ Công an ban hành hướng dẫn tuyển sinh Công an nhân dân (CAND) năm 2025 với các trình độ đào tạo đại học chính quy tuyển mới, trung cấp CAND và tuyển sinh văn bằng 2 đối với công dân đã tốt nghiệp trình độ đại học trở lên.
03/04/2025

Cán Bộ Công Chức tại đơn vị không sắp xếp có được chế độ khi nghỉ việc?

Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức còn đủ 5 năm trở xuống đến tuổi nghỉ hưu trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị không chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng phải thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP.
03/04/2025

Viên chức đi học nước ngoài có được hưởng chế độ thai sản?

Bà Nguyễn Thị Thanh Trung (TPHCM) hỏi, viên chức được cử đi học nước ngoài, hưởng học bổng theo hiệp định của Chính phủ, được cơ quan chi trả 40% lương và tham gia BHXH trên 2 năm, khi sinh con cũng không tạm dừng việc học thì có được hưởng chế độ thai sản không?
03/04/2025

Chuyển đất trồng cây sang đất thương mại có phải ký hợp đồng thuê đất?

Ông Lê Nhật Tân (Kiên Giang) hỏi, cá nhân chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất thương mại dịch vụ thì có phải ký hợp đồng thuê đất và thực hiện theo hình thức Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê không? Tiền thuê đất tính theo bảng giá đất hay giá đất cụ thể?
02/04/2025

THAY ĐỔI CÁCH TÍNH LƯƠNG HƯU từ 1/7/2025

Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15 (Luật BHXH năm 2024), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025 với nhiều thay đổi quan trọng trong chính sách BHXH, trong đó điều chỉnh cách tính mức hưởng lương hưu hằng tháng.
02/04/2025

Cá nhân có 2 nguồn thu nhập trở lên quyết toán thuế thu nhập cá nhân thế nào?

Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ở nhiều nguồn chi trả thu nhập phải trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN); chỉ được ủy quyền quyết toán thuế nếu đáp ứng một số tiêu chí dưới đây.
08/02/2025

Cách tính mức giảm trừ gia cảnh theo quy định mới nhất

Mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay được áp dụng theo Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14. Cá nhân có thể tự tính thuế sau khi giảm trừ gia cảnh.
07/02/2025

Kê khai nộp thuế tại nhà, người bán hàng online làm theo các bước sau

Người kinh doanh online chỉ cần ngồi nhà thực hiện vài thao tác đơn giản để hoàn tất các bước kê khai và nộp thuế trên Cổng thông tin điện tử mới khai trương của Tổng cục Thuế.
02/01/2025

Cục CSGT hướng dẫn trình tự 8 bước đăng ký xe nhập khẩu qua VNeID

Đại diện Cục CSGT, Bộ Công an cho biết, Thông tư số 79/2024/TT-BCA về cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng sắp có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
21/12/2024

Ngành thuế hướng dẫn cách xử lý khi 1 người có 2 mã số thuế cá nhân

Theo Luật Quản lý thuế, mỗi cá nhân được cấp 1 mã số thuế (MST) duy nhất để sử dụng suốt cuộc đời. Cơ quan thuế sẽ hợp nhất các MST về một mã số thuế là mã số định danh cá nhân. Người nộp thuế không phải thực hiện thủ tục hủy MST cấp trùng.
17/12/2024