Hạn chế xe cá nhân để chống ùn tắc là bất hợp lý?

Theo TS. Nguyễn Xuân Thủy, việc cấm một bộ phận người dân sử dụng xe cá nhân hợp pháp để mưu sinh thực chất đã trực tiếp làm giảm sinh lực của nền kinh tế. Đó là điều bất hợp lý và phản khoa học.

Tại hội thảo “Giải bài toán phát triển giao thông đô thị” do Báo Lao động tổ chức vào sáng 22/5, TS. Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT đã đưa ra nhiều phân tích về các giải pháp phát triển giao thông đô thị, chống ùn tắc.

Theo thống kê, mỗi năm số phương tiện tại Hà Nội tăng khoảng 390.000 phương tiện, mỗi tháng tăng 32.750 xe, mỗi ngày tăng 1.100 xe.

Hiện nay Hà Nội có hơn 7,8 triệu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm hơn 6 triệu xe máy, hơn 1 triệu ô tô các loại, chưa kể đến 1,2 triệu phương tiện đến từ các địa phương lân cận.

Nhằm hạn chế ùn tắc, giảm tải áp lực tại các trung tâm đô thị, nhiều địa phương trong có Hà Nội từng dự kiến cấm xe máy vào nội đô. 

Phần lớn người dân vẫn sử dụng xe máy để di chuyển. Ảnh: N. Huyền 

Phần lớn người dân vẫn sử dụng xe máy để di chuyển. Ảnh: N. Huyền 

Chia sẻ về vấn đề trên, TS. Nguyễn Xuân Thủy nhìn nhận, những dòng xe (kể cả xe cá nhân) chạy trên đường chính là mạch máu giao thông nuôi sống nền KT- XH của đất nước. Do vậy, nguyên tắc chống ùn tắc là vẫn phải đảm bảo duy trì cho các nhu cầu, các phương thức đi lại, chứ không được gây ảnh hưởng, làm giảm mật độ của những dòng xe. 

“Việc cấm một bộ phận người dân sử dụng xe hợp pháp để mưu sinh thực chất đã trực tiếp làm giảm sinh lực của nền KT-XH. Đó là điều bất hợp lý và phản khoa học”, ông Thủy nhấn mạnh.

Theo ông Thủy, hiện nay phương tiện công cộng mới chỉ đảm bảo 10-12% nhu cầu đi lại của người dân. Câu hỏi đặt ra là: Nếu giảm ùn tắc bằng cách cấm xe cá nhân, đặc biệt là xe máy, thì trên 80% người dân sẽ đi lại bằng gì để mưu sinh? Hệ lụy sẽ rất trầm trọng, trực tiếp tác động xấu đến an sinh của hàng triệu người lao động, làm cuộc sống của họ thêm khốn đốn vì bị mất “cần câu cơm”. 

Ngoài ra, do bất cập trong định hướng, đầu tư thiếu đồng bộ nên hiện nay TP.HCM và Hà Nội có số dân trên dưới 10 triệu nhưng hệ thống giao thông công cộng dù có cố gắng nâng cấp vẫn còn xa mới đáp ứng đủ nhu cầu khổng lồ với 12 - 18 triệu lượt đi lại mỗi ngày.

TS. Nguyễn Xuân Thủy chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: T. Thế 

TS. Nguyễn Xuân Thủy chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: T. Thế 

“Mạng lưới xe buýt 2 thành phố với hàng trăm tuyến và hàng nghìn phương tiện nhưng còn nhiều tồn tại trong quy hoạch, điều hành nên chưa thu hút được nhiều người đi. Trong khi đường sắt đô thị (metro) đã được triển khai nhưng 100/% dự án đều “sa lầy” vào thực trạng đội giá và chậm tiến độ. 

Điều đó dẫn đến hệ thống hạ tầng và giao thông công cộng của Hà Nội và TP.HCM vào loại lạc hậu ở khu vực ASEAN, dẫn tới chênh lệch cung – cầu quá cao trong vận tải công cộng. Vì vậy, ùn tắc và tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên là điều tất yếu”, ông Thủy nhấn mạnh.

Theo ông Thủy, các giải pháp hành chính nhằm cấm xe máy (bao gồm tăng thuế, tăng phí, cấm sử dụng xe…) là những biện pháp tình thế, nhất thời.

“Người dân sẽ đặt câu hỏi: Tại sao chỉ cấm xe máy mà không hạn chế ô tô, trong khi ô tô cá nhân với mức chiếm dụng đường gấp 5-7 lần xe máy, gấp 20-50 lần xe công cộng, đây mới là tác nhân chính của nạn ùn tắc giao thông hiện nay trên thế giới?

Khi Nhà nước chưa đảm bảo phương tiện công cộng, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, thì đối với đại đa số (trên 80%) người lao động, xe máy là phương tiện kiếm sống, “đánh” vào xe máy tức là trực tiếp “đánh” vào cuộc sống của tầng lớp khó khăn nhất và đông đảo nhất của xã hội. 

Xét về khía cạnh khác, nếu cấm xe máy, có khả năng vì cuộc sống mà một số lượng lớn người đi xe máy sẽ tìm cách chuyển sang mua ô tô, hậu quả tất yếu là nạn kẹt xe sẽ càng thêm trầm trọng và vô phương cứu chữa. Như vậy là lợi bất cập hại”, ông Thủy nhấn mạnh. 

Vì những lý do trên, ông Thủy đề xuất, để chống ùn tắc và tai nạn giao thông tại các đô thị thay vì cấm xe cá nhân bằng biện pháp áp đặt, thì các địa phương cần phát triển mạnh kết cấu hạ tầng giao thông, bao gồm: Nâng cấp các trục đường chính (hướng tâm, xuyên tâm, vành đai, tiếp tuyến – trên cao, mặt đất, ngầm); xây dựng cầu vượt, đường ngầm ở các ngã tư; mở rộng, khai thông các cửa ngõ thành phố. 

Đồng thời, ưu tiên phát triển đường sắt đô thị như: Tàu ngoại thành, tàu điện mặt đất, metro ngầm và trên cao… Bởi vì, theo ông Thủy tính toán, khi mạng lưới đường sắt đô thị được hoàn chỉnh, đến năm 2030-2040 sẽ có khoảng 40-45% người dân đi xe công cộng. Lúc này, mật độ ô tô cá nhân sẽ tăng theo quy luật, xe máy vẫn được người dân tiếp tục sử dụng nhưng tỷ lệ sẽ giảm chỉ còn khoảng 30-40%. 

“Đây là con số khá lý tưởng mà chúng ta cần có để vượt qua cơn khủng hoảng ùn tắc hiện nay”, ông Thủy nói. 

Theo Vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam

Cách mạng công nghiệp 4.0 với nền tảng công nghệ thông tin khiến thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, trong khi đó, pháp luật về lĩnh vực này chưa theo kịp thực tiễn đã tạo cơ hội để các đối tượng lợi dụng buôn bán hàng giả, hàng nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ… Do vậy, kịp thời hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử được xem là một trong những giải pháp tối ưu nhằm bảo đảm hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay.
14/03/2025

Bảo đảm đầu tư nguồn lực cho công tác xây dựng và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật tương xứng với tính chất đột phá chiến lược của công tác xây dựng thể chế

Ngày 11/3/2025, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 9. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
12/03/2025

Đề xuất bỏ quy định 'đơn thuốc chỉ có giá trị trong 5 ngày'

Bộ Y tế đề xuất người kê đơn có trách nhiệm khuyến cáo người bệnh về thời hạn mua, lĩnh thuốc, thay vì quy định thời hạn tối đa 5 ngày kể từ ngày kê như hiện hành.
05/03/2025

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về lý lịch tư pháp, bảo đảm hiệu quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người dân trên ứng dụng VNeID

Từ thực tiễn có thể khẳng định, hệ thống chính sách, pháp luật về lý lịch tư pháp trong giai đoạn 2009 - 2025 không ngừng được phát triển, hoàn thiện, tạo căn cứ để nâng cao chất lượng dữ liệu lý lịch tư pháp, góp phần làm giàu kho tài nguyên của quốc gia; đồng thời, bảo đảm hiệu quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp, phục vụ tốt nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
05/03/2025

Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, quy định rằng giáo viên không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà họ đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
28/02/2025

Nếu bỏ cấp huyện thì chắc chắn phải tính đến sửa Hiến pháp

Kết luận số 126 đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ mới là tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy, trong đó nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh, thành. Nếu triển khai sắp xếp bỏ cấp huyện thì chắc chắn phải tính đến sửa Hiến pháp.
28/02/2025

Đề xuất lộ trình thu bảo hiểm bắt buộc với chủ hộ kinh doanh

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất đưa chủ hộ của hộ kinh doanh vào diện đóng bảo hiểm bắt buộc nhưng theo lộ trình từng nhóm từ tháng 7/2025 đến tháng 7/2029.
25/02/2025

Đề xuất chưa xử phạt tài xế qua kiểm tra thiết bị giám sát hành trình

Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam kiến nghị chưa xử phạt từ khai thác dữ liệu do thiết bị giám sát hành trình cung cấp đối với tài xế vượt quá thời gian lái xe quy định.
20/02/2025

Đề xuất bỏ đánh thuế thu nhập cá nhân từ thừa kế tài sản

Tỉnh Ninh Thuận đề nghị bỏ thuế với tài sản thừa kế bởi việc này không hợp lý, dễ gây khó cho người dân.
17/02/2025

Đề xuất miễn trách nhiệm khi xảy ra rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ

Chính phủ đề xuất, người đứng đầu cơ quan, cán bộ, công chức tham gia xây dựng, ban hành nghị quyết tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ được xem xét loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm nếu xảy ra các tác động tiêu cực.
15/02/2025

Tọa đàm khoa học: Chính sách của Việt Nam về tiền điện tử và sự minh bạch của dự án gây nhiều tranh cãi Pi Network

Trước thềm sự kiện Pi Network thông báo bước vào giai đoạn Open Network vào ngày 20/02/2025 sắp tới, một tọa đàm khoa học quy mô lớn sẽ được tổ chức nhằm mang đến những góc nhìn chuyên sâu về tiền mã hóa và những câu hỏi về Pi Network trong hệ sinh thái blockchain.
13/02/2025

Kiến nghị tăng thời gian lái xe của tài xế ô tô kinh doanh lên 70 giờ/tuần

Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam kiến nghị điều chỉnh thời gian lái xe của tài xế ô tô kinh doanh vận tải lên 70 giờ/tuần, bằng với mức cao nhất theo các quy định của Mỹ, EU và Nhật Bản.
13/02/2025