Điều ngỡ ngàng từ kết luận thanh tra dự án bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Kết quả thanh tra dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 của bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Việt Đức vừa được công bố khiến mọi người phải ngỡ ngàng.

Không phải là những thiệt hại khủng khiếp đã gây ra trong quá trình triển khai thực hiện dự án, mà chính cái cách để xảy ra sai phạm mới là điều khiến cho không ít người bất ngờ.

Hầu như tất cả sai phạm đều lộ thiên

Dự án chưa được phê duyệt đã có chủ trương thuê tư vấn nước ngoài (một cách có chủ đích), đơn vị tư vấn lập dự án công ty VK Group (Vương quốc Bỉ) đã được xác định khi chưa tổ chức lựa chọn nhà thầu…

Theo Thanh tra Chính phủ, việc trình, phê duyệt kế hoạch tuyển chọn, kết quả tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc 2 dự án cũng có những vi phạm nghiêm trọng.

Qua thanh tra cũng cho thấy, việc lập, thẩm tra chi phí thuê tư vấn nước ngoài lập dự án trong dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư cũng không có cơ sở, cao hơn nhiều lần tính theo định mức quy định…

Hầu như tất cả các sai phạm này đều lộ thiên, đơn giản và dễ hiểu mà bất cứ một người dân bình thường nào cũng có thể nhận thức được.

Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Phủ Lý, Hà Nam) có tổng vốn đầu tư hơn 4.500 tỷ đồng sau 6 năm khánh thành nay vẫn bị bỏ hoang. Ảnh: Trọng Tùng

Cứ ngỡ công trình nghìn tỷ bị hoang phí là do những khó khăn từ cơ chế chính sách nào đó, điều mà người ta vẫn viện cớ đổ lỗi, nhưng hóa ra sai phạm và hậu quả lại xuất phát ngay từ trong quá trình triển khai dự án, những quy định có thể gọi là tối thiểu của Nhà nước đã không được chấp hành nghiêm túc.

Chưa nói đến những biểu hiện vụ lợi rồi đây sẽ được cơ quan điều tra làm rõ nhưng những sai phạm rõ ràng đã được chỉ ra đã nói lên thói vô trách nhiệm, sự cẩu thả và kể cả sự vô cảm khi sử dụng những đồng tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân mà Nhà nước đang phải chắt chiu, tính toán dành cho đầu tư phát triển và bảo đảm an sinh xã hội.

Có một thực tế đáng lo ngại từ trước đến nay qua hoạt động thanh tra là: Tìm ra sai phạm khó 1 thì kết luận trách nhiệm để xảy ra sai phạm đó thuộc về ai khó gấp 10 và xử lý người có trách nhiệm còn khó hơn cả trăm lần!

Điều này thường được giải thích rằng những dự án, công trình bỏ hoang, đội vốn, lãng phí kém hiệu quả phần lớn được thực hiện qua nhiều năm, với quá nhiều cơ quan tham gia và qua nhiều “đời lãnh đạo”.

Đó là cách nói xuê xoa, qua chuyện mà thôi, bởi vì dự án, công trình quy mô nào cũng có và được lưu lại đầy đủ hồ sơ tài liệu, trong đó có ý kiến tham mưu, phê duyệt, quyết định… của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm, thông qua những thủ tục chặt chẽ được quy định trong các văn bản pháp luật.

Ai, làm gì, khi nào và làm như thế nào đều có thể dễ dàng xác định.

Đã chỉ rõ những “địa chỉ” 

Không thể phủ nhận rằng việc nhận định, đánh giá trách nhiệm của một người trong một công việc cụ thể nào đó với nhiều yếu tố khách quan, chủ quan tác động không phải là điều dễ dàng. Nhưng không thể đổ lỗi cho cơ chế hay sự thiếu vắng các quy định mà dẫn tới việc không thể kết luận và xử lý những người có hành vi vi phạm.

Điều đáng mừng là kết luận thanh tra lần này đã chỉ rõ những “địa chỉ” của sự vi phạm một cách rành rẽ và cụ thể cũng như tính chất, mức độ và hậu quả của các sai phạm đó. Điều này đáp ứng yêu cầu ngày càng “mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả” của hoạt động quản lý nói chung và công tác thanh tra nói riêng trong điều kiện tinh gọn bộ máy tổ chức.

Pháp luật chỉ thực sự hiện diện khi đi cùng các quy định là biện pháp bảo đảm thực hiện, trong đó có việc xử lý trách nhiệm (hành chính, hình sự…) khi xảy ra vi phạm.

Không phải tự nhiên Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải coi chống lãng phí “tương đương với phòng, chống tham nhũng” mà một trong những biện pháp cụ thể là “đẩy mạnh phát hiện, xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm gây lãng phí lớn tài sản công theo tinh thần xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”.

Tinh thần chỉ đạo đó đã được quán triệt, thực hiện và phát huy hiệu quả tức thì, ngay sau khi có lời hiệu triệu của Tổng Bí thư về phòng, chống lãng phí, một trong 7 nhiệm vụ, giải pháp để đất nước chuyển mình bước sang kỷ nguyên mới.

Ngày 15/1, TAND tỉnh Thanh Hóa mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng và 9 bị cáo khác liên quan vụ án hình sự "Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" được xác định là hơn 55,8 tỷ đồng tại dự án Hạc Thành Tower, quy định tại khoản 3, điều 219, Bộ luật Hình sự.

Các bị cáo đã chịu những bản án hình sự nghiêm khắc và điều quan trọng là phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do những hành vi gây thất thoát, lãng phí gây ra.

Đó là những vụ việc thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta trong cuộc đấu tranh phòng, chống lãng phí nhằm bảo vệ tài sản công, bảo vệ nguồn lực cho sự phát triển đất nước và lấy lại niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới.

Người dân đang mong chờ việc xử lý trách nhiệm trong thời kỳ “hậu thanh tra” dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 của bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Việt Đức đối với những tập thể và cá nhân đã để xảy ra lãng phí.

Việc xử lý không chỉ có mục đích trừng phạt, mà quan trọng hơn, nó sẽ là lời cảnh báo nghiêm khắc có tác dụng phòng ngừa hiệu quả cho những người được giao quản lý, sử dụng tài sản, tiền bạc của Nhà nước và nhân dân, chống “căn bệnh trầm kha” lãng phí tài sản công đã tồn tại từ rất nhiều năm nay.

Theo vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 34 tỉnh thành và hơn 3.300 xã, phường, đặc khu

Chiều 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025.
04/07/2025

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6: Nhiều vấn đề thời sự được làm rõ

Tình hình triển khai tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, việc thực hiện các thủ tục hành chính, vấn đề tăng trưởng tín dụng, kết quả đấu tranh với hàng giả, hàng nhái, việc đào tạo nhân lực cho những ngành công nghệ cao... là những nội dung nổi bật được báo chí quan tâm tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6 chiều 03/7.
04/07/2025

Các thứ trưởng luân chuyển về địa phương trưởng thành như thế nào?

Trong các thứ trưởng được luân chuyển về địa phương thời gian qua, có nhiều người tiếp tục ở lại tỉnh, thành hoặc chuyển qua địa phương khác với những vị trí quan trọng; có một số thứ trưởng quay trở lại Trung ương chuẩn bị cho một hành trình mới.
03/07/2025

Những việc cán bộ, công chức không được làm từ tháng 7

Quốc hội quy định 6 nhóm việc cán bộ, công chức không được làm, trong đó có phát tán thông tin sai sự thật, lợi dụng mạng xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ quan, địa phương.
03/07/2025

Triệt để xử lý các vấn đề về quản lý bệnh viện

Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, Bộ Y tế cần triệt để xử lý các vấn đề về quản lý bệnh viện, chuẩn hóa các quy trình cơ bản về khám chữa bệnh, quản lý dược, vệ sinh an toàn thực phẩm…
03/07/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm

Chiều 2/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm 2025 do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức.
03/07/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không có chuyển đổi số, mô hình hành chính hai cấp sẽ không thể vận hành hiệu quả

Tổng Bí thư nhấn mạnh chuyển đổi số chính là hệ thần kinh trung ương, là cầu nối "sống còn" giữa tỉnh và xã; là bộ não dữ liệu để tổng hợp, phân tích, cảnh báo sớm tình hình, không để xảy ra vùng trũng thông tin.
03/07/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm

20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.
03/07/2025

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh vừa được thông qua

Sáng 3/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.
03/07/2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Làm mới lại hợp tác quốc tế là yêu cầu cấp thiết để đạt các mục tiêu phát triển

Phát biểu dẫn đề tại Phiên thảo luận bàn tròn với chủ đề "Làm mới hợp tác phát triển quốc tế" trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế lần thứ tư về tài chính cho phát triển tại Seville, Tây Ban Nha, chiều 1/7, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh: Làm mới lại hợp tác phát triển quốc tế không chỉ là một lựa chọn mà là yêu cầu cấp thiết để đạt được các mục tiêu phát triển.
02/07/2025

Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ cho ý kiến về phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng

Ngày 1/7, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có các phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng để chuẩn bị báo cáo cấp có thẩm quyền.
02/07/2025

Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Nghị quyết 57 là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong giai đoạn mới, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang nỗ lực hoàn thành các mục tiêu của nhiệm kỳ và mô hình chính quyền địa phương hai cấp đã chính thức vận hành tại 34 tỉnh, thành phố từ ngày 1/7/2025.
02/07/2025