Điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cần lộ trình phù hợp

Hiện nay, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mới tính hai yếu tố: Chi phí trực tiếp và tiền lương; chưa tính chi phí quản lý và khấu hao tài sản cố định. Cách tính này sẽ ảnh hưởng lớn đến các bệnh viện cũng như chất lượng khám bệnh, chữa bệnh. Thực hiện các nghị quyết của Ðảng, Chính phủ, Bộ Y tế đang xây dựng phương án điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh nhằm bảo đảm hài hòa các bên và có lộ trình hợp lý.

Các bác sĩ Bệnh viện K phẫu thuật bằng robot cho người bệnh ung thư đường tiêu hóa.
Các bác sĩ Bệnh viện K phẫu thuật bằng robot cho người bệnh ung thư đường tiêu hóa.

Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã nêu: “Từng bước chuyển chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cấp trực tiếp cho cơ sở khám, chữa bệnh sang hỗ trợ người tham gia bảo hiểm y tế gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế”.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 thì quy định giá thành toàn bộ của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các chi phí: Chi phí nhân công, chi phí trực tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí quản lý. Nghị định số 60/2021/NÐ-CP ngày 21/6/2021 quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập đã đưa ra lộ trình giá dịch vụ các đơn vị sự nghiệp công trong đó có dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là: “Ðến hết năm 2021, cơ bản hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công (tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và khấu hao tài sản cố định, chi phí khác theo quy định của pháp luật về giá)”.

Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 5/4/2024 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 3/2024 và hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương đã chỉ đạo các bộ, trong đó có Bộ Y tế: “Chuẩn bị các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình thị trường, nhất là đối với việc điều chỉnh học phí, tính chi phí nhân công trực tiếp, chi phí quản lý vào dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra”.

Hiện nay, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đang thực hiện theo Thông tư số 21/2023/TT-BYT và Thông tư số 22/2023/TT-BYT ngày 17/11/2023, trong đó mức giá gồm hai yếu tố: (1) Chi phí trực tiếp (chi phí điện, nước, duy tu, bảo dưỡng nhà cửa, trang thiết bị…) và (2) nhân công (tiền lương theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng); chưa tính yếu tố chi phí quản lý và khấu hao tài sản cố định. Trong khi đó, chi phí quản lý, khấu hao tài sản cố định cũng là các khoản chi thường xuyên để duy trì các hoạt động bình thường của cơ sở y tế.

Do đó, việc chưa tính đủ các yếu tố chi phí vào giá ảnh hưởng đến nguồn thu của các bệnh viện; việc chưa tính chi phí khấu hao vào giá dẫn đến việc nhiều cơ sở y tế không có nguồn quỹ phát triển sự nghiệp để tái đầu tư, mua sắm bổ sung trang thiết bị, phát triển kỹ thuật. Hầu hết trang thiết bị y tế hiện nay được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư trung hạn, nguồn quỹ phát triển sự nghiệp, tuy nhiên, các nguồn vốn này thấp, không đáp ứng nhu cầu của đơn vị và không phải cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào cũng có tích lũy để tạo lập quỹ phát triển sự nghiệp. Về lâu dài, trang thiết bị và cơ sở vật chất của các bệnh viện sẽ xuống cấp nếu không được đổi mới sẽ ảnh hưởng đến chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.

Bảo hiểm y tế là một trong ba trụ cột của an sinh xã hội nên Nhà nước đã quy định bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế. Việc tính đủ sẽ đưa giá dịch vụ y tế về đúng giá trị thật nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh góp phần khuyến khích người dân ý thức tham gia bảo hiểm y tế. Bởi nếu người dân không tham gia bảo hiểm y tế, khi đi khám bệnh, chữa bệnh sẽ phải chi tiền túi nhiều hơn.

Tuy nhiên, điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cần thận trọng, có lộ trình, phải đánh giá chỉ số CPI để vừa điều chỉnh được giá nhưng vẫn thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không gây xáo trộn, thúc đẩy lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân. Ðiều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cũng cần căn cứ khả năng chi trả của người dân, khả năng cân đối quỹ bảo hiểm y tế tính toán mức độ tác động của các yếu tố chi phí quản lý, chi phí khấu hao vào giá.

Bộ Y tế cho biết sẽ phối hợp các bộ, ngành đánh giá tác động CPI, khả năng cân đối quỹ bảo hiểm y tế làm cơ sở để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá quyết định thời điểm cụ thể để tính yếu tố chi phí quản lý, chi phí khấu hao vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Dự kiến, trong năm 2024, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý; từ năm 2025 trở đi, trên cơ sở xem xét, đánh giá sẽ nghiên cứu để từng bước kết cấu chi phí khấu hao vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Theo Nhân Dân Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Bộ Y tế đề xuất bệnh nhân nặng được 'vượt tuyến' không cần giấy chuyển viện

Bộ Y tế đề xuất người mắc một số bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm, cần phẫu thuật sẽ được chuyển thẳng lên cơ sở tuyến trên, không cần giấy chuyển viện và vẫn được hưởng 100% quyền lợi BHYT.
06/09/2024

Tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức

Do tính chất nghề nghiệp của nhà giáo, nên dự án Luật Nhà giáo cần lưu ý một số nội dung, trong đó, tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức, nhưng cần kế thừa các quy định còn phù hợp với đặc thù nghề dạy học của Luật này.
05/09/2024

Các nước quy định việc dạy thêm, học thêm như thế nào?

Giáo viên hay các tổ chức cung cấp lớp học ngoài giờ phải đăng ký với cơ quan giáo dục địa phương, chương trình giảng dạy cần được báo cáo và chấp thuận, cơ sở hạ tầng, thời gian học và học phí được giới hạn và giám sát là một số quy định nổi bật.
01/09/2024

Có nên quy định giờ làm việc bán thời gian cho học sinh, sinh viên?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất, học sinh, sinh viên (HS, SV) đang theo học các chương trình giáo dục chính quy đủ độ tuổi lao động được làm việc bán thời gian không quá 24 giờ trong 1 tuần trong thời gian học. Như vậy so với dự thảo lần 1, lần này Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) lần 3 đã có sự điều chỉnh đối với quy định giờ làm thêm với HS, SV.
31/08/2024

Viễn thông đã bỏ độc quyền rất xuất sắc, khi nào ngành điện hết độc quyền?

Sửa luật có chống được độc quyền trong ngành điện? Nhà nước độc quyền tới đâu, giao lại cho ngành kinh tế khác thế nào? Đó là câu hỏi được ĐBQH chuyên trách đặt ra khi thảo luận Luật Điện lực sửa đổi.
29/08/2024

Sẽ không còn quy định học sinh phải viết đơn xin học thêm?

Theo quy định về dạy thêm, học thêm hiện hành, trước hết học sinh, phụ huynh phải viết đơn tự nguyện xin học thêm rồi nhà trường mới xây dựng kế hoạch dạy thêm, học thêm. Nhưng dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm lần này lại yêu cầu ngược lại, tức đề xuất từ tổ chuyên môn, nhà trường.
29/08/2024

Đề xuất giấy khám sức khỏe lái xe có giá trị sử dụng trong vòng 12 tháng

Bộ Y tế đang đề xuất nâng thời hạn sử dụng của giấy khám sức khỏe đối với người lái xe lên 12 tháng thay vì 6 tháng như quy định hiện hành.
29/08/2024

Sửa quy định để tránh học sinh bị ép học thêm, không cấm dạy thêm chính đáng

Đại diện Bộ GD-ĐT cho hay việc xây dựng dự thảo mới về quản lý dạy thêm, học thêm nhằm hướng đến khắc phục những hiện tượng tiêu cực, ép học sinh học thêm chứ không cấm những nhu cầu thực tế, chính đáng.
27/08/2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến về quy định dạy thêm, học thêm

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm để lấy ý kiến góp ý, thay thế cho Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm hiện hành. Thời hạn lấy ý kiến là đến ngày 22/10.
25/08/2024

Đề xuất người dưới 18 tuổi bị cận, viễn thị sẽ được BHYT trả chi phí điều trị

Bộ Y tế đề xuất trường hợp dưới 18 tuổi phải điều trị tật về mắt sẽ được Bảo hiểm y tế thanh toán. Trước đây, Quỹ BHYT chỉ thanh toán chi phí này đối với trẻ dưới 6 tuổi.
20/08/2024

Đề xuất cho phép người lao động đóng tiền nợ bảo hiểm thất nghiệp để hưởng chế độ

Trong trường hợp người sử dụng không còn khả năng đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất cơ chế đặc thù giải quyết chế độ cho người lao động nhận trợ cấp thất nghiệp.
20/08/2024

Hội thảo về cơ chế chính sách cho hoạt động xuất bản

Ngày 19/8, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Hoàn thiện cơ chế chính sách, hỗ trợ hoạt động xuất bản và lấy ý kiến về sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản".
20/08/2024