Điểm “trung tâm” trong bài viết đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm

Dư luận đang rất quan tâm và phấn khởi trước quan điểm mới, kiên định về phát triển kinh tế trong các bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mấy tuần vừa qua.

Trước hết, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh một ý quan trọng: “Kiên định phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm” trong bài viết đầu tiên trên cương vị Tổng Bí thư (bài viết "Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh").

Phải khẳng định, quan điểm này rất quan trọng, then chốt, cho thấy vị trí trung tâm của phát triển kinh tế - xã hội trong các năm tới đây. Đương nhiên, cách tiếp cận này sẽ có tác động tích cực đến tiến trình đạt các mục tiêu phát triển đã được xác định ở các mốc năm 2035 và 2045.

Vì sao khẳng định quan điểm này vô cùng quan trọng? Vì một lẽ đơn giản nhất: "Dân dĩ thực vi tiên". Đời nào cũng vậy.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Ảnh: Hoàng Hà
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Ảnh: Hoàng Hà

Cải cách kinh tế sau Đổi mới đã giúp nước ta đưa tỷ lệ đói nghèo giảm từ 60% của những năm đầu thập kỷ 90 xuống còn dưới 3%. Đây là một thành tích rất ấn tượng, được quốc tế công nhận.

Tuy vậy, suốt từ năm 2019 đến nay, trải qua các đợt phong tỏa do dịch bệnh Covid-19, và nhất là tình trạng “đùn đẩy”, “né tránh”, “sợ sai”, “sợ trách nhiệm” trong không ít cơ quan nhà nước từ cấp trung ương trở xuống, đời sống của người dân, hoạt động của doanh nghiệp và nền kinh tế gặp không ít khó khăn.

Xin lấy dẫn chứng từ khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Trong nhiều năm trước, đầu tư của khu vực kinh tế này tăng trưởng 15-17%/năm, là động lực của tăng trưởng kinh tế. Đến nay, tốc độ tăng trưởng đã rơi xuống chỉ còn 2,7% năm 2023 và 6,8% trong nửa đầu năm nay, mà nếu trừ đi lạm phát thì có thể còn âm hoặc tăng không đáng kể.

Trong nửa đầu năm 2024, số doanh nghiệp thành lập mới và trở lại hoạt động gần 120.000, chỉ cao hơn chút đỉnh so với hơn 110.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Như vậy, tỷ lệ doanh nghiệp gia nhập thị trường so với số rút khỏi thị trường vào khoảng 1/1, mức thấp nhất trong nhiều năm nay. Trước đây, có 4 doanh nghiệp gia nhập thị trường thì chỉ có 1 doanh nghiệp rút khỏi thị trường.

Khảo sát của Tổng cục Thống kê với 30.530 doanh nghiệp quý II/2024 phát hiện thêm, có tới 53,8% doanh nghiệp cho biết, nhu cầu thị trường trong nước thấp; 43,6% cho biết, tính cạnh tranh của hàng trong nước cao. Có đến 46,9% doanh nghiệp xây dựng gặp khó khăn do không có hợp đồng xây dựng mới. Hay nói cách khác, phần lớn các doanh nghiệp đều gặp khó khăn ở cả đầu vào và đầu ra.

Báo cáo PCI của VCCI còn cho biết, mức độ lạc quan của doanh nghiệp ở mức thấp nhất so với những năm trước. Cụ thể, chỉ 27% doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh trong năm 2024 và 2025, giảm đáng kể từ con số 35% của năm 2022. Con số 27% này cũng thấp hơn cả mức đáy trước đây là năm 2012-2013 khi nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với tác động kép của khủng hoảng tài chính toàn cầu cùng với những bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tổng phương tiện thanh toán (M2) chỉ tăng vỏng vẹn 0,82% trong nửa đầu năm nay. Các chuyên gia kinh tế tính toán, ít nhất tốc độ tăng M2 phải tương đương tốc độ tăng trưởng (6,42%) cộng với tốc độ lạm phát (2,75%) trong kỳ mới đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế.

Nhiệt kế, qua các số liệu trên, cho thấy nền kinh tế đang nguội lạnh. Tâm thế, lòng tin của giới doanh nhân đang bị tác động bởi nhiều vấn đề đang diễn ra trong môi trường kinh doanh.

Xin nêu qua một vài số liệu như trên để thấy, quan điểm “Kiên định phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm” mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đưa ra rất đúng và trúng.

Giải pháp trước mắt đã được ông nêu ra khi chủ trì Phiên họp thường kỳ Lãnh đạo chủ chốt ngày 6/8: Đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, cần tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn để tạo cơ chế thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân có điều kiện phát triển, hoạt động đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy sản xuất hiệu quả, tạo không khí phấn khởi đối với nhân dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.

Còn về dài hạn, ông khẳng định trong bài viết: Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và bền vững đất nước, củng cố tiềm lực quốc gia. Xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện đại, hội nhập. Thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư, sản xuất kinh doanh; huy động tối đa nguồn lực xã hội cho sự nghiệp phát triển bền vững đất nước, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Những mục tiêu như trên, rốt cuộc, để hiện thực hóa "dân là gốc", "Nhân dân là chủ thể, trung tâm của công cuộc đổi mới"; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu; bảo đảm mọi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của đổi mới, phát triển, được sống hạnh phúc trong môi trường an ninh, an toàn, không ai bị bỏ lại phía sau.

Tại cuộc họp báo sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bầu giữ chức vụ mới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nói về những nhiệm vụ ưu tiên: Trước mắt sẽ rà soát, đánh giá lại các chỉ tiêu Đại hội XIII đề ra để có giải pháp bứt phá, có bước chuyển động nhanh, tăng tốc thực hiện mục tiêu.

"Chúng ta chỉ còn hơn một năm nữa nên yêu cầu về tăng tốc thực hiện các chỉ tiêu Đại hội Đảng XIII đề ra để về đích sớm, là ưu tiên quan trọng", ông nói.

Tăng trưởng kinh tế lần lượt là 2,55% (năm 2021); 8,12% (năm 2022); 5,05% (năm 2023) và 6,42% trong nửa đầu năm nay.

Các chuyên gia tính toán, tốc độ tăng trưởng nửa cuối năm phải là 7-7,5% mới đạt được tốc độ tăng trưởng 6,5-7% như mục tiêu của Quốc hội. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế năm 2024 và 2025 phải đạt trung bình 9%/năm mới đảm bảo mục tiêu tăng trưởng trung bình 7% trong giai đoạn 2021-2025 trên cơ sở tăng trưởng của 3 năm qua.

Đây là những nhiệm vụ "vô cùng khó khăn", nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến vô cùng phức tạp, không thể lường trước.

“Tụt hậu” là một trong 4 “nguy cơ” được xác định lần đầu tiên ở Đại hội IX năm 1991 và luôn được nêu lại trong các văn kiện các kỳ đại hội sau đó. Tuy nhiên, “nguy cơ” này đến nay chưa được tổng kết, đánh giá trong bối cảnh mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến 2020 đã không đạt được.

Tăng trưởng kinh tế cao luôn được xác định là con số pháp lệnh, thể hiện khát vọng đưa đất nước vượt qua tình trạng tụt hậu và bắt kịp với các quốc gia trên thế giới.

Vì lẽ đó, các đường lối, chính sách của Đảng cần được thể chế hóa, biến thành luật pháp của Nhà nước mới đi vào đời sống hằng ngày của người dân vì nếu không làm như vậy, các đường lối, chính sách có tốt bao nhiêu, nhiều bao nhiêu cũng rất khó có cơ sở để thực hiện.

Tất cả những mục tiêu và biện pháp như nêu trên để thể hiện tầm nhìn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước là phát huy cao nhất tinh thần "tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc".

Theo Vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Bộ Chính trị cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Bộ Chính trị cảnh cáo hai ông Vương Đình Huệ và Nguyễn Văn Thể; chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.
22/11/2024

PHÁT BIỂU CỦA TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM TẠI BUỔI GẶP MẶT ĐẠI DIỆN NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
18/11/2024

Bộ Công an: Việc chuyển dữ liệu ra nước ngoài tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Bộ Công an cho rằng việc chuyển dữ liệu ra nước ngoài cần kiểm soát chặt chẽ, do hoạt động này ngày càng phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
08/11/2024

Tổng Giám đốc VTV Lê Ngọc Quang giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình

Sáng 31/10, tại Tỉnh ủy Quảng Bình, đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương trao Quyết định của Bộ Chính trị điều động, phân công, chỉ định đồng chí Lê Ngọc Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
31/10/2024

INFOGRAPHICS: Tiểu sử tân Chủ tịch nước Lương Cường

Tại kỳ họp thứ 8, quốc hội khoá XV với 440/440 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã bầu Đại tướng Lương Cường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư làm Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.
21/10/2024

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường làm Chủ tịch nước

Chiều 21/10, với 440/440 đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết bầu Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.
21/10/2024

Ngăn ngừa những cái "bắt tay" không minh bạch

Thực tế công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua đã chỉ ra sự tồn tại những mối quan hệ không bình thường, những cái "bắt tay" không minh bạch giữa một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, quyền với doanh nghiệp, nhằm trục lợi.
14/10/2024

Ông Lê Ánh Dương bị miễn nhiệm chức Chủ tịch tỉnh Bắc Giang

Ông Lê Ánh Dương bị HĐND tỉnh Bắc Giang miễn nhiệm chức Chủ tịch UBND tỉnh tại kỳ họp sáng 8/10.
08/10/2024

Truy tố cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ và cựu Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải

VKSND Tối cao truy tố 15 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil.
18/09/2024

Khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13

Sáng 18/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị.
18/09/2024

Thủ tướng nhiều lần nghẹn giọng, bật khóc khi đề cập tới mất mát của người dân do bão Yagi

Trong hội nghị thứ 2 của Thường trực Chính phủ sau cơn bão Yagi, Thủ tướng nhiều lần nghẹn giọng, bật khóc khi đề cập tới sự tàn phá, hậu quả nặng nề và những mất mát, thiệt hại của người dân, của đất nước.
16/09/2024

Bắt nguyên Phó Chủ tịch huyện ở Thái Bình liên quan đến doanh nhân La “điên”

Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với nguyên lãnh đạo huyện Kiến Xương (tỉnh Thái Bình) do liên quan đến doanh nhân La “điên”.
14/09/2024