Đại biểu tranh luận: Chung thân không giảm án ‘chưa chắc đã nhân văn hơn tử hình’

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Long An) cho rằng áp dụng hình phạt chung thân không giảm án “chưa hẳn đã nhân văn hơn mức án tử hình”.

Quốc hội sáng 27/5 thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự.

Trong đó, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Long An) kiến nghị cần cân nhắc việc áp dụng hình phạt chung thân không giảm án thay cho khung hình phạt tử hình của 8/18 tội danh theo dự thảo luật đề xuất. Bởi vì, theo bà Dung, hình phạt này "chưa hẳn nhân văn hơn mức án tử hình".

Nữ đại biểu phân tích: người tử hình còn được quyền xin đặc xá, ân xá của Chủ tịch nước và có thể được giảm xuống chung thân. Trong quá trình thi hành án chung thân, họ còn được cơ hội giảm án tiếp nếu chấp hành tốt. Tuy nhiên, với án chung thân không xét giảm đồng nghĩa với việc người chịu án không được đặc xá, ân xá và xác định phải ở tù suốt đời.

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Long An). Ảnh: Quốc hội

“Việc này có tác động lớn đối với điều kiện cơ sở vật chất nơi giam giữ, khi xác định số lượng phạm nhân chỉ có tăng lên chứ không giảm. Đồng thời, việc này cũng tạo áp lực lớn đối với lực lượng thi hành án” - bà Dung nêu quan điểm.

Bên cạnh đó, theo đại biểu đoàn Long An, việc áp dụng hình phạt chung thân không giảm án sẽ mất đi ý nghĩa giáo dục, cải tạo, cải biến và cải huấn phạm nhân trong trại giam.

“Những phạm nhân án chung thân không xét giảm hiểu rằng cả đời ở trong tù, xác định không có cơ hội trở lại đời sống cộng đồng nên có thể phát sinh việc chống đối, quậy phá, không tham gia lao động, giả ốm đau, phát sinh hành vi, ý nghĩ tiêu cực..." - đại biểu lý giải.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM). Ảnh: Quốc hội

Đồng tình với nhận định của đại biểu Dung, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) cũng cho rằng hình phạt này không cần thiết, bởi hình phạt chung thân hiện tại đã có ý nghĩa là "suốt đời" nếu phạm nhân không cải tạo tốt.

Theo ông Nghĩa, mức chung thân hiện nay cũng đã bao hàm ý nghĩa giáo dục, bao gồm khả năng được giảm án, hoàn lương, gặp lại người thân, làm lại cuộc đời nếu như phạm nhân cải tạo tốt hoặc lập nhiều công lớn.

"Chung thân không giảm án xóa đi hy vọng được giảm án. Trong văn hóa Việt Nam, tạo ra hy vọng hoàn lương là một chính sách, yêu cầu, quan niệm nhân văn, điển hình như thành ngữ 'đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại'” - đại biểu TPHCM nhấn mạnh.

Do đó, theo ông Nghĩa, chung thân không giảm án vừa giao cho Nhà nước trách nhiệm nuôi sống và bảo vệ phạm nhân suốt đời, vừa xóa hy vọng hoàn lương của họ và gia đình họ. Do đó, án này không có tác dụng tích cực cho sự cải tạo của phạm nhân.

Theo VietNamNet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Đại biểu nêu nghịch lý chuyện đi làm thủ tục, phòng này yêu cầu, phòng khác nói 'không có'

Nhiều đại biểu Quốc hội ủng hộ triển khai cuộc cách mạng tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, song băn khoăn nhiều quy định, thủ tục đang là rào cản, vướng mắc.
17/06/2025

Chốt công chức, viên chức không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp

Luật được thông qua quy định theo hướng đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức.
17/06/2025

Hàng trăm nghìn cán bộ không chuyên trách được hưởng trợ cấp nghỉ việc tương xứng

Nghị định 154 thay thế Nghị định 29/2023 về tinh giản biên chế đã bổ sung nhiều chế độ nghỉ việc cho cán bộ hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố.
17/06/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm: Định hình một tầm nhìn mới cho Thủ đô trong thời đại mới

Sáng 16/6, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về kết quả triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương gần đây; việc sắp xếp tổ chức bộ máy của thành phố; ổn định tình hình mọi mặt của thành phố; quốc phòng, an ninh; lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế; an sinh xã hội; thực hiện 2 thông báo của Văn phòng Trung ương Đảng về kết quả chuyến thăm và làm việc của đồng chí Tổng Bí thư với Ban Thường vụ Thành ủy.
17/06/2025

Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về 4 dự án, hồ sơ luật

Chiều tối ngày 16/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2025.
17/06/2025

UBND Thị trấn Quang Minh: Lắng nghe người dân để vận hành chính quyền hai cấp hiệu quả, đồng bộ

Trong bối cảnh giai đoạn nước rút triển khai chính quyền hai cấp, chính quyền thị trấn Quang Minh (huyện Mê Linh, Hà Nội) đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để vận hành mô hình mới.
15/06/2025

Về tỉnh mới, người dân được sử dụng giấy tờ cũ cho đến khi hết hạn

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định khẳng định điều này, và nói thêm rằng nếu người dân có nguyện vọng cấp lại giấy tờ theo địa chỉ mới, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ hỗ trợ, không thu phí.
13/06/2025

Những cái ‘nhất’ và điều thú vị của 34 tỉnh, thành mới sáp nhập

TPHCM đông dân nhất nước, Lâm Đồng có diện tích lớn nhất, Phú Thọ tiếp giáp với nhiều tỉnh thành nhất, người Hà Nội có thu nhập bình quân cao nhất...
13/06/2025

CHÍNH THỨC: Cả nước có 34 tỉnh thành sau sáp nhập

Sau khi Quốc hội thông qua, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố; trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp.
12/06/2025

Khi Nhà nước mời doanh nhân giỏi làm lãnh đạo trong khu vực công

Việc thu hút những con người có “thương hiệu” đã được kiểm chứng sẽ bảo đảm hiệu quả hơn nhiều so với quy trình tuyển dụng thông thường.
12/06/2025

Bộ trưởng Nội vụ: Vẫn còn nhiều việc lớn phải làm sau sáp nhập tỉnh

Theo Bộ trưởng Nội vụ, một trong những công việc lớn còn lại sau sáp nhập tỉnh là tập trung giải quyết sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
12/06/2025

Quốc hội thống nhất đẩy sớm việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh vào ngày 12/6

Quốc hội thống nhất điều chỉnh thời gian xem xét, quyết định sớm hơn với 2 nội dung để làm cơ sở cho các cơ quan chuẩn bị và kịp thời tổ chức triển khai.
11/06/2025