Đại biểu: 'Dân bị oan sẽ nhờ cậy ai' nếu bỏ chất vấn chánh án, viện trưởng

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy băn khoăn nếu bỏ quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân với chánh án, viện trưởng VKSND thì người bị oan sai sẽ "nhờ cậy ai bảo vệ quyền lợi?".

Sáng 14/5, thảo luận ở hội trường Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội, bày tỏ không đồng tình khi Ban soạn thảo đề xuất bỏ quyền chất vấn của hội đồng nhân dân với chánh án tòa án và viện trưởng viện kiểm sát.

Ban soạn thảo giải thích hai lý do. Trước hết, theo chủ trương của Đảng sẽ không tổ chức tòa án và viện kiểm sát cấp huyện mà thay thế bằng tòa án, viện kiểm sát khu vực không gắn với đơn vị hành chính cụ thể. Vì vậy sẽ không có hội đồng nhân dân ngang cấp để thực hiện quyền chất vấn.

Lý do thứ hai, Hiến pháp không quy định thẩm quyền chất vấn nhưng đại biểu hội đồng nhân dân vẫn thực hiện được quyền giám sát và có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức.

"Tôi không đồng tình với cả hai lý do nêu trên", bà Thúy mở đầu cho phần phản biện trước nghị trường.

Theo bà, lý do thứ nhất "rất khó thuyết phục đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cử tri của họ". "Vì sao họ không còn được quyền chất vấn người đứng đầu hai cơ quan này như Hiến pháp 2013 quy định?", bà đặt vấn đề.

Bà cho rằng dù tòa án, viện kiểm sát khu vực tuy không gắn với đơn vị hành chính cụ thể nhưng những cơ quan này vẫn khởi tố, truy tố, xét xử công dân tại đây. Những đơn vị hành chính này có đại biểu hội đồng nhân dân là đại diện.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy phát biểu sáng 14/5. Ảnh: Giang Huy

"Không lẽ tòa án, viện kiểm sát khu vực sẽ là những cơ quan tư pháp duy nhất ở nước ta nằm ngoài sự giám sát bằng hình thức chất vấn của đại biểu hội đồng nhân dân? Nếu vậy, dân bị oan sẽ nhờ cậy ai chất vấn để bảo vệ quyền lợi của họ?", bà Thúy phát biểu và đề nghị Quốc hội xem xét kỹ việc thực hiện quyền giám sát với chánh án tòa án, viện trưởng viện kiểm sát trước khi thông qua mô hình mới.

Theo bà, nếu tòa án, viện kiểm sát khu vực không gắn với đơn vị hành chính cụ thể nên không có hội đồng nhân dân ngang cấp để thực hiện quyền chất vấn, "vậy thẩm quyền giám sát với các cơ quan tư pháp sẽ ở mức nào?".

Bà Thúy cho rằng Ban soạn thảo "đánh đồng" các hình thức giám sát, trong khi chúng có ý nghĩa, vai trò và hiệu lực pháp luật khác nhau. Việc giám sát và quyền kiến nghị "hoàn toàn không thể thay thế" cho quyền chất vấn vốn là hình thức giám sát trực tiếp, công khai, buộc trả lời trực tiếp và chịu trách nhiệm về câu trả lời.

Nếu không có quyền chất vấn, đại biểu hội đồng nhân dân khó có thể yêu cầu chánh án, viện trưởng ra trước kỳ họp để trả lời từng vấn đề, đối thoại công khai với đại biểu, cử tri.

Việc bỏ quyền chất vấn này còn gây khó khăn cho thi hành án trong trường hợp bản án, quyết định của tòa án tuyên không rõ.

"Vì tất cả lý do nêu trên, tôi đề nghị Quốc hội xem xét giữ lại quy định về thẩm quyền chất vấn của đại biểu hội đồng nhân dân với chánh án, viện trưởng viện kiểm sát cấp tỉnh và khu vực", đại biểu Thúy nêu quan điểm.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu sáng 14/5. Ảnh: Giang Huy

Trong sáng nay, ông Phạm Trọng Nghĩa, chuyên trách Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội, đồng tình với đại biểu Kim Thúy và đề nghị "hết sức cân nhắc về đề xuất nêu trên".

Theo ông Nghĩa, cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội khẳng định nguyên tắc kiểm soát quyền lực nhà nước. Nghị quyết 27 Trung ương nhấn mạnh việc thực hiện quyền lực nhà nước phải đặt dưới sự giám sát của nhân dân. Vì vậy, việc sửa đổi Hiến pháp phải tạo điều kiện tốt hơn để người dân tham gia tích cực hơn vào giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước.

Trong khi đó, chất vấn là công cụ giám sát quan trọng nhằm đảm bảo các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm giải trình trước đại biểu dân cư và nhân dân. "Việc duy trì quyền chất vấn là cần thiết để đảm bảo tính công khai, minh bạch và trách nhiệm trong hoạt động tư pháp", ông Nghĩa nói và đề nghị giao quyền chất vấn chánh án, viện trưởng cho đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Theo Báo điện tử VnExpress Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Triệt phá đường dây buôn lậu xăng dầu quy mô lớn ở các tỉnh phía Nam

Khi triệt phá đường dây buôn lậu xăng dầu quy mô lớn này, Công an TPHCM đã khởi tố 53 bị can, trong đó có 6 cán bộ hải quan.
15/05/2025

Nữ sinh mất trắng 3 tỉ đồng sau khi nghe cuộc gọi xưng "cán bộ công an"

Bị người xưng "công an" gọi điện thông báo có liên quan đến đường dây tội phạm, nữ sinh viên tại Hà Nội đã chuyển gần 3 tỉ đồng cho đối tượng.
15/05/2025

Lật mặt đôi tình nhân lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng

Đôi tình nhân ở An Giang đã thu thập thông tin cá nhân của 136 người để lừa đảo chiếm đoạt trên 3,2 tỉ đồng.
15/05/2025

TUYỂN SINH 2025: Lưu ý nguyên tắc xét tuyển lớp 10 công lập Hà Nội

Thí sinh không trúng tuyển lớp 10 nguyện vọng 1 vào trường công lập tại Hà Nội được xét tuyển nguyện vọng 2 nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng 1 của trường ít nhất 1,0 điểm.
15/05/2025

Nguyên Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong nhận bao nhiêu tiền "cảm ơn"?

Tại cơ quan công an, ông Nguyễn Thanh Phong khai được cấp dưới đưa tổng 250 triệu đồng sau những lần đi cấp chứng nhận GMP, hậu kiểm... cho 2 nhà máy MediPhar và MediUSA.
14/05/2025

Giám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo xác minh vụ cán bộ công an bị tố đánh người

Trước phản ánh trên mạng xã hội về dấu hiệu sai phạm của cán bộ Công an phường Dương Nội, Giám đốc Công an TP Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị chức năng khẩn trương kiểm tra, làm rõ và xử lý.
13/05/2025

Nguyên cục trưởng An toàn thực phẩm Bộ Y tế bị bắt

Ông Nguyễn Thanh Phong, nguyên Cục trưởng An toàn thực phẩm Bộ Y tế, cùng 4 người bị khởi tố với cáo buộc nhận hối lộ trong vụ sản xuất hàng trăm tấn thực phẩm chức năng giả.
13/05/2025

Đường dây thuốc giả tại TP HCM và những hệ lụy đáng sợ

Thu lời vài chục triệu đồng nhưng đường dây thuốc giả do Quách Ngọc Giao cầm đầu đã để lại những hệ lụy đáng sợ.
12/05/2025

Ba cán bộ xã nhận tiền để làm ngơ cho xây nhà trên đất nông nghiệp

Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND và cán bộ địa chính xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, bị cáo buộc nhận 412 triệu đồng để tạo điều kiện người dân xây công trình trên đất nông nghiệp.
06/05/2025

Bắt đối tượng dùng dao đâm em rể tử vong ở Thái Bình

Sau gần 6 tiếng lẩn trốn, đối tượng Nguyễn Thiên Ninh đâm tử vong người nhà ở Thái Bình đã bị lực lượng chức năng bắt giữ.
03/05/2025

243 bị cáo nộp lại 30.300 tỷ đồng trong các vụ án kinh tế, tham nhũng

243 bị cáo nộp lại 30.300 tỷ đồng trong các vụ án kinh tế, tham nhũng
02/05/2025

Đang xét xử Giám đốc Vàng Phú Cường Nguyễn Ngọc Phương

Trong khi Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường bị đưa ra xét xử về 2 tội danh, vợ bị cáo dù bị xác định có liên quan nhưng đã xuất cảnh sang Hàn Quốc và đang bị truy nã.
21/04/2025