Chủ tịch Quốc hội nói về loại bỏ phương tiện giao thông quá cũ và lạc hậu

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, nếu không có tiêu chuẩn về khí phát thải, sẽ khó có lộ trình loại bỏ dần những phương tiện đã quá cũ và lạc hậu, vừa gây ô nhiễm môi trường vừa mất an toàn.

Sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023".

Thời gian giám sát từ ngày 1/7/2009 đến 31/12/2023. Đoàn Giám sát đã thành lập 3 Đoàn công tác trực tiếp tiến hành giám sát tại 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Tấn Tới.

Phân kỳ đầu tư cũng phải đảm bảo điều kiện tối thiểu về an toàn

Theo ông Lê Tấn Tới, qua giám sát cho thấy công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ của lực lượng chức năng đạt kết quả cao. Các lực lượng đã tập trung ra quân xử lý kiên quyết các vi phạm, trọng tâm là vi phạm "nồng độ cồn", quá tải trọng, xe "cơi nới"…

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Tấn Tới (Ảnh: Hồng Phong).

 

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Tấn Tới (Ảnh: Hồng Phong).

 

Đoàn Giám sát cũng chỉ ra việc đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông ở một số địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấp phép lái xe còn hạn chế, tình trạng lái xe vi phạm, lái xe sử dụng các chất ma túy vẫn diễn ra.

Theo Đoàn giám sát, cần tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; ưu tiên bố trí nguồn lực để bảo trì quốc lộ và xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn về tai nạn giao thông.

Khắc phục cơ bản ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, trọng điểm là Hà Nội, TPHCM, cũng là một trong những kiến nghị được Đoàn Giám sát nêu ra.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá dù đây là báo cáo bước đầu nhưng chất lượng báo cáo giám sát tốt.

Nhắc đến trọng điểm giao thông đường bộ, ông Huệ đề nghị làm rõ thêm vấn đề sản xuất, nhập khẩu, quản lý, đăng ký lưu hành đăng kiểm các phương tiện giao thông. Vấn đề về đăng kiểm cần gắn với tiêu chuẩn, tiêu chí về khí phát thải, theo Chủ tịch Quốc hội.

Ông lý giải nếu sử dụng phương tiện quá cũ sẽ tác động đến vấn đề trật tự an toàn giao thông đường bộ rất lớn, những phương tiện không đủ điều kiện vừa không an toàn, vừa gây phát thải nhà kính.

"Nếu không có tiêu chuẩn tiêu chí về khí phát thải, sẽ khó có lộ trình để thu đổi, loại bỏ dần những phương tiện đã quá cũ và lạc hậu, vừa gây ô nhiễm môi trường vừa gây nguy cơ cao về an toàn giao thông, tác động đến kết cấu hạ tầng nói chung và đường bộ nói riêng", ông Huệ nói.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp (Ảnh: Hồng Phong).

 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp (Ảnh: Hồng Phong).

 

Liên quan tiêu chuẩn, tiêu chí về kết cấu hạ tầng giao thông và phân kỳ đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, ông Huệ cho rằng chúng ta phải "lấy ngắn nuôi dài", vì nguồn lực không đủ nên phải phân kỳ đầu tư. Song ông nhấn mạnh, phân kỳ phải đảm bảo điều kiện tối thiểu về vận hành, khai thác và tính an toàn.

Dẫn chứng, ông nhắc cao tốc La Sơn - Túy Loan 2 làn xe nhưng không có làn dừng khẩn cấp và cho biết vừa rồi Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo kịp thời, Quốc hội cũng dành quan tâm cho những dự án này.

Nhấn mạnh tính đồng bộ trong đầu tư, Chủ tịch Quốc hội lưu ý việc đầu tư hạ tầng, trạm dừng nghỉ trên các tuyến cao tốc.

"Lái xe chạy đường dài mà chạy miết cũng dễ căng thẳng và gây tai nạn, có trạm dừng nghỉ hợp lý vừa hồi phục về thể chất, vừa hồi phục về tinh thần", ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quan tâm hệ thống hành lang giao thông và trạm dừng nghỉ.

Phân bổ nguồn lực đầu tư kết nối hạ tầng giao thông cũng là vấn đề được Chủ tịch Quốc hội đặt ra. Ông dẫn chứng  khu vực ĐBSCL đường bộ yếu nhưng đường thủy nội địa cũng chưa được quan tâm.

"Hồi tôi làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, 1km2 diện tích đồng bằng có 0,76km chiều dài kênh rạch, nhưng tỷ trọng đầu tư vào giao thông thủy ở ĐBSCL chỉ có mười mấy phần trăm thôi", ông Huệ nêu thực tế.

Theo ông, nếu đường thủy làm tốt sẽ giảm tải cho đường bộ và giảm rủi ro, hiệu quả logistics cũng tốt hơn.

Xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông không nghiêm

Góp ý thêm, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị Đoàn Giám sát đánh giá rõ 2 nội dung.

Đầu tiên là ý thức của người tham gia giao thông. Theo bà Nga một bộ phận người tham gia giao thông có ý thức rất kém, sẵn sàng vi phạm, vượt đèn đỏ, nhưng điều đáng nói là vẫn con người đó, nếu ra nước ngoài lại chấp hành rất tốt quy định trật tự an toàn giao thông, còn trong nước thì cứ vi phạm.

"Điều đó chứng tỏ hệ thống xử lý của chúng ta không nghiêm", bà Nga nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng hệ thống xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông ở Việt Nam không nghiêm (Ảnh: Hồng Phong).

 

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng hệ thống xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông ở Việt Nam không nghiêm (Ảnh: Hồng Phong).

 

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng đề nghị đưa giảng dạy về trật tự an toàn giao thông vào trường học từ sớm, để rèn luyện ý thức của người tham gia giao thông cho học sinh ngay từ nhỏ.

Nội dung thứ hai, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị Đoàn Giám sát đánh giá tiêu cực trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định (Ảnh: Hồng Phong).

 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định (Ảnh: Hồng Phong).

"Lâu nay, người dân rất phàn nàn về tiêu cực của cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông và đăng kiểm. Chúng tôi đề nghị trong lần giám sát này, cũng đánh giá liệu hiện nay còn tiêu cực trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông nữa không", bà Nga nói cần làm rõ để có giải pháp khắc phục.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng cho rằng, hiện nay ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt, ngồi lên ô tô không thắt dây an toàn, đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng.

Do đó, ông đề nghị báo cáo giám sát có kiến nghị cụ thể như yêu cầu ngồi trên ô tô phải thắt dây an toàn, đội mũ bảo hiểm phải đảm bảo chất lượng.

Theo báo cáo giám sát, từ năm 2009 đến năm 2023, toàn quốc đã xảy ra 406.688 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 138.784 người, bị thương 386.002 người. Trung bình mỗi năm tai nạn giao thông cướp đi sinh mạng của gần 10.000 người, trong đó đa số là lực lượng đang trong độ tuổi lao động.

Qua hoạt động giám sát cho thấy, nguyên nhân chủ yếu của tai nạn giao thông đường bộ hầu hết do nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng điều khiển phương tiện của người lái xe.

 

Theo Dân Trí Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Lương phải đủ sống để công chức không còn 'chân trong, chân ngoài' sau sáp nhập

Đất nước đã bước sang giai đoạn phát triển mới, không thể chấp nhận kiểu “công chức hai chân”, mà “chân ngoài” thì thường dài hơn “chân trong”. Vì vậy, lương công chức phải đủ sống và đủ liêm.
11/07/2025

Vụ trưởng, giám đốc sở không còn phải thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp

Từ 1/7, vụ trưởng và tương đương thuộc các bộ, ngành trung ương; giám đốc sở thuộc UBND cấp tỉnh sẽ được xếp ngạch chuyên viên cao cấp mà không cần thi nâng ngạch như trước đây.
08/07/2025

Thủ tướng tiếp lãnh đạo tập đoàn hàng không-vũ trụ của Brazil

Trong chương trình hoạt động song phương tại Brazil, sáng 6/7, giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Embraer.
07/07/2025

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 34 tỉnh thành và hơn 3.300 xã, phường, đặc khu

Chiều 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025.
04/07/2025

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6: Nhiều vấn đề thời sự được làm rõ

Tình hình triển khai tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, việc thực hiện các thủ tục hành chính, vấn đề tăng trưởng tín dụng, kết quả đấu tranh với hàng giả, hàng nhái, việc đào tạo nhân lực cho những ngành công nghệ cao... là những nội dung nổi bật được báo chí quan tâm tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6 chiều 03/7.
04/07/2025

Các thứ trưởng luân chuyển về địa phương trưởng thành như thế nào?

Trong các thứ trưởng được luân chuyển về địa phương thời gian qua, có nhiều người tiếp tục ở lại tỉnh, thành hoặc chuyển qua địa phương khác với những vị trí quan trọng; có một số thứ trưởng quay trở lại Trung ương chuẩn bị cho một hành trình mới.
03/07/2025

Những việc cán bộ, công chức không được làm từ tháng 7

Quốc hội quy định 6 nhóm việc cán bộ, công chức không được làm, trong đó có phát tán thông tin sai sự thật, lợi dụng mạng xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ quan, địa phương.
03/07/2025

Triệt để xử lý các vấn đề về quản lý bệnh viện

Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, Bộ Y tế cần triệt để xử lý các vấn đề về quản lý bệnh viện, chuẩn hóa các quy trình cơ bản về khám chữa bệnh, quản lý dược, vệ sinh an toàn thực phẩm…
03/07/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm

Chiều 2/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm 2025 do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức.
03/07/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không có chuyển đổi số, mô hình hành chính hai cấp sẽ không thể vận hành hiệu quả

Tổng Bí thư nhấn mạnh chuyển đổi số chính là hệ thần kinh trung ương, là cầu nối "sống còn" giữa tỉnh và xã; là bộ não dữ liệu để tổng hợp, phân tích, cảnh báo sớm tình hình, không để xảy ra vùng trũng thông tin.
03/07/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm

20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.
03/07/2025

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh vừa được thông qua

Sáng 3/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.
03/07/2025