Chọn chủ tịch tỉnh khi sáp nhập cần gắn với quy hoạch khóa mới, trẻ hóa lãnh đạo

Chọn nhân sự làm chủ tịch tỉnh khi sáp nhập đơn vị hành chính cần ưu tiên trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo gắn với quy hoạch không chỉ giới hạn trong một nhiệm kỳ 5 năm mà hướng tới nhiều nhiệm kỳ.

Chủ trương tinh gọn bộ máy đang được Đảng và Nhà nước quyết liệt triển khai. Theo định hướng mới, số lượng tỉnh thành sẽ giảm từ 63 xuống còn 34, tức giảm gần một nửa so với hiện tại.

Điều này đồng nghĩa với việc quy mô dân số có tỉnh sẽ tăng gấp 2, thậm chí gấp 3 lần, đặt ra yêu cầu cao hơn rất nhiều đối với đội ngũ lãnh đạo tỉnh mới.

Tránh ưu tiên người địa phương mình, lạnh nhạt với cán bộ tỉnh khác

Ông Lê Như Tiến, đại biểu Quốc hội khóa 13 (nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên và Nhi đồng) đánh giá, đây không chỉ là một cuộc cải cách hành chính, mà còn là bước đột phá trong công tác chính trị, hướng tới một hệ thống quản lý hiệu quả và bền vững hơn.


Ông Lê Như Tiến, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên và Nhi đồng Quốc hội.
Ảnh: Quốc hội

Ông Tiến cho rằng, Chỉ thị 35/TW của Ban chấp hành Trung ương về công tác chuẩn bị đại hội đã xác định rõ việc tuyển chọn cán bộ không còn dựa trên những tiêu chí chung chung mà đã được “lượng hóa” cụ thể về năng lực và phẩm chất. Đây vừa là nguyên tắc, vừa là kim chỉ nam cho công tác cán bộ trong thời gian tới.

Các tiêu chí được quy định rõ ràng, từ trình độ học vấn, kinh nghiệm thực tiễn đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt, ông Tiến đề nghị: “Nếu không hoàn thành nhiệm vụ đã được lượng hóa thì cán bộ phải có cam kết rút lui cho người khác, không thể bầu một lần rồi bám víu mãi”.

Năng lực lúc này không chỉ còn là khái niệm chung chung, mà được đo bằng “khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao ở mức tối đa, không chỉ tối thiểu”. Trình độ học vấn, uy tín, sức khỏe và kết quả công tác thực tế cũng là những yếu tố then chốt.

Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng

Việc lựa chọn cán bộ lãnh đạo đã được Trung ương yêu cầu rà soát từ sớm, từ xa, đánh giá lại các quy hoạch trước đây để xem xét tính phù hợp. “Những người trong quy hoạch cũ có còn giữ được phẩm chất và năng lực cho đến bây giờ không?”, ông đặt câu hỏi.

Quy hoạch không chỉ giới hạn trong một nhiệm kỳ 5 năm mà phải có tầm nhìn dài hạn, hướng tới nhiều nhiệm kỳ. Vì vậy, việc trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo trở thành ưu tiên hàng đầu.

“Tại một số đại hội địa phương gần đây, tỷ lệ cán bộ trẻ dưới 35 tuổi đã chiếm hơn 30%. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng”, ông Tiến chia sẻ.

Theo ông, ngoài những tiêu chuẩn cứng, cũng cần ưu tiên lựa chọn các cán bộ có tinh thần phục vụ nhân dân, luôn hướng về người dân và doanh nghiệp, bất kể anh là người của tỉnh này, tới địa phương kia làm việc.

“Lựa chọn cán bộ, lãnh đạo tỉnh theo nguyên tắc 'chọn người để làm việc', không phải chọn cán bộ cho địa phương này hay địa phương khác. Khi sáp nhập 2-3 địa phương, việc lựa chọn phải dựa trên tiêu chí của Chỉ thị 35 thay vì ưu ái cục bộ, ưu tiên người cùng địa phương mà lạnh nhạt với cán bộ tỉnh khác”, ông Tiến lưu ý.

Để tránh tình trạng địa phương chủ nghĩa, ông cho rằng cần soi xét theo bộ tiêu chí như Chỉ thị 35 đã nêu rõ về phẩm chất, năng lực, độ tuổi, uy tín, sức khỏe, các nhiệm vụ từng kinh qua và kết quả công tác để làm cơ sở đề xuất, bổ nhiệm hay chỉ định vị trí lãnh đạo.

Lãnh đạo phải có tinh thần phục vụ nhân dân

Chia sẻ quan điểm về vấn đề chọn lãnh đạo tỉnh, thành, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh nhận định, trước tình hình mới, rõ ràng yêu cầu với bộ máy chính quyền sẽ cao hơn và người đứng đầu tỉnh có vai trò hết sức quan trọng.

HĐND bầu chủ tịch UBND theo giới thiệu của chủ tịch HĐND; bầu phó chủ tịch, ủy viên UBND theo giới thiệu của chủ tịch UBND. Chủ tịch UBND không nhất thiết là đại biểu HĐND. Kết quả bầu chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp tỉnh phải được Thủ tướng phê chuẩn.Điều 34 Luật Tổ chức chính quyền địa phương

Người lãnh đạo tỉnh, thành cần có đầy đủ năng lực, có khả năng quy tụ được đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh cùng mình thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu lớn được đặt ra.

Sau khi sáp nhập, bộ máy sẽ có những thuận lợi nhưng cũng có nhiều khó khăn trong khi yêu cầu đặt ra là phải tăng tốc bứt phá. Vì thế, tiêu chí chọn chủ tịch tỉnh, thành phải cao hơn về năng lực, trình độ, cũng như về mặt đạo đức, ý thức, tinh thần trách nhiệm, đặc biệt là sự nêu gương của người đứng đầu.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh. Ảnh: Ngọc Thắng

Với tinh thần nhà nước pháp quyền, nhà nước phục vụ, nhà nước kiến tạo, tất cả cán bộ, lãnh đạo bộ máy chính quyền phải có tinh thần gần dân, sát dân hơn, hết lòng phục vụ nhân dân.

“Bây giờ chúng ta đã chuyển sang quản trị quốc gia và quản trị địa phương, khác hẳn với trước đây là Nhà nước quản lý. Mục tiêu đó đòi hỏi người lãnh đạo, đặc biệt là các chủ tịch UBND tỉnh, thành phố, phải có trình độ, năng lực cũng như phẩm chất đạo đức rất cao”.

Theo ông, ngay sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, chưa có HĐND thì chủ tịch tỉnh, thành phố có thể được chỉ định bởi cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan này có trách nhiệm cụ thể trong việc chỉ định, có thể điều động hoặc lấy nguồn tại chỗ. Tuy nhiên, nên xem xét từng trường hợp cụ thể để chỉ định các cấp lãnh đạo cho phù hợp.


Theo dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), sau sắp xếp, dự kiến cả nước có 11 ĐVHC cấp tỉnh được giữ nguyên, 52 ĐVHC cấp tỉnh thuộc diện phải sáp nhập.

Dự thảo cũng quy định, số cán bộ, công chức, viên chức của ĐVHC cấp tỉnh và xã mới sau sắp xếp không vượt quá tổng số có mặt tại các ĐVHC cấp tỉnh, xã trước sắp xếp. 

Tuy nhiên, con số này sẽ phải giảm dần trong thời hạn 5 năm sau khi sắp xếp, tính theo ngày hiệu lực của nghị quyết này.

Ngoài ra, những cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cũng được bảo lưu chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp trong 6 tháng kể từ thời điểm sắp xếp. Sau thời hạn này sẽ thực hiện chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ theo vị trí việc làm mới phù hợp với quy định.


 

Theo vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Tổng Bí thư: “Sắp xếp bộ máy nhân dân đồng tình, sao cán bộ lại tâm tư?”

"Vừa qua, các chủ trương, chính sách về sắp xếp tinh gọn bộ máy được nhân dân rất đồng tình, nhưng một bộ phận cán bộ lại tâm tư, cái này phải xem lại", Tổng Bí thư Tô Lâm nói.
23/06/2025

Quốc hội thảo luận về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật

Cùng với việc thảo luận các dự án luật quan trọng, sáng 23/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.
23/06/2025

Phó Thủ tướng ví Đà Nẵng như Dubai khi dự tính lấn biển làm đảo nổi

Bày tỏ ấn tượng với những định hướng phát triển đô thị ven biển của Đà Nẵng, Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh đến ý tưởng xây dựng 5 hòn đảo nhân tạo ngoài khơi.
23/06/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã dự lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025).
21/06/2025

Phó Thủ tướng: Quyết liệt chống hàng giả không khoan nhượng, không có vùng cấm

Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình khẳng định tiếp tục đấu tranh, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; quyết liệt ngăn chặn đẩy lùi tội phạm với tinh thần “không khoan nhượng, không có vùng cấm”.
20/06/2025

Thủ tướng: Chính phủ cảm ơn và luôn lắng nghe, chia sẻ, tạo điều kiện cho báo chí hoạt động thuận lợi

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), chiều 19/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc gặp mặt của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan báo chí nhằm tri ân, ghi nhớ công lao của các thế hệ người làm báo qua các thời kỳ.
20/06/2025

Từ tháng 9/2025 triển khai buổi học thứ hai cho học sinh, cố gắng tối đa không thu phí

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, đây là việc mặc dù còn nhiều khó khăn trong tình hình hiện nay nhưng là định hướng lớn rất cần phải làm, nên làm. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và các đơn vị chức năng sẽ chuẩn bị chương trình để hướng dẫn, các địa phương cũng tích cực chủ động, hy vọng sẽ từng bước tổ chức tốt điều này.
20/06/2025

"Ngày không còn bạo lực học đường là ngày người lớn không còn đánh nhau nữa"

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, 70% học sinh có hành vi bạo lực đối với người khác đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, do đó, để giảm bạo lực học đường thì một phần hết sức quan trọng nằm ở chính gia đình, sự gương mẫu của người lớn. Trường học ở góc độ kiểm soát, hỗ trợ tâm lý, tăng cường dạy đạo đức, dạy làm người và tăng cường các hoạt động giáo dục tích cực...
20/06/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm: TP.HCM hướng tới tầm vóc mới là 'siêu đô thị quốc tế' của Đông Nam Á

Tổng Bí thư Tô Lâm biểu dương và đánh giá cao những kết quả quan trọng mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương đã đạt được trong thời gian qua.
18/06/2025

Bộ trưởng Y tế: "Thuốc giả không có trong bệnh viện"

Theo Tư lệnh ngành Y tế, thông qua đấu thầu, tất cả thuốc vào bệnh viện phải có xuất xứ. Do đó, Bộ trưởng Đào Hồng Lan khẳng định thuốc giả có trên thị trường nhưng không phải trong bệnh viện.
18/06/2025

Đại biểu nêu nghịch lý chuyện đi làm thủ tục, phòng này yêu cầu, phòng khác nói 'không có'

Nhiều đại biểu Quốc hội ủng hộ triển khai cuộc cách mạng tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, song băn khoăn nhiều quy định, thủ tục đang là rào cản, vướng mắc.
17/06/2025

Chốt công chức, viên chức không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp

Luật được thông qua quy định theo hướng đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức.
17/06/2025