Chính sách pháp luật đóng vai trò then chốt để phát triển công nghiệp văn hóa

Ngày 5/8, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm Đề án “Nghiên cứu đề xuất giải pháp khuyến khích các nguồn lực xã hội phát triển văn hóa nghệ thuật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”.

Quang cảnh buổi tọa đàm.
Quang cảnh buổi tọa đàm.

Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp văn hóa. Đó chính là không gian để phát triển công nghiệp văn hóa, với vốn văn hóa nghệ thuật đa dạng; có đội ngũ những người làm văn hóa nghệ thuật tại các đơn vị văn hóa nghệ thuật trong và ngoài công lập với nhiều tài năng sáng tạo, tư duy cởi mở, năng động và chuyên nghiệp…

Đặc biệt, Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 26/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế và huy động nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh những thuận lợi, những thành quả tích cực đạt được, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đứng trước những thách thức và hạn chế trong việc huy động nguồn lực xã hội ở thành phố cho hoạt động văn hóa, trong đó có hoạt động văn học, nghệ thuật.

Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, phát biểu đề dẫn tọa đàm.
Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, phát biểu đề dẫn tọa đàm.

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đã trao đổi, cho ý kiến về các nội dung như: Đánh giá thực trạng hoạt động, cơ chế, chính sách khuyến khích các nguồn lực xã hội hóa trong lĩnh vực hoạt động văn hóa nghệ thuật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; phân tích những tiềm năng, lợi thế về huy động, khuyến khích các nguồn lực xã hội trong lĩnh vực hoạt động văn hóa nghệ thuật trên địa bàn thành phố.

Thành phố Hồ Chí Minh cần tiếp tục rà soát, đề xuất danh mục, lựa chọn trúng, đúng các dự án để kêu gọi đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) để triển khai Nghị quyết số 98/2023/NQ-QH15, nhằm hiện đại hóa, đồng bộ hóa các thiết chế văn hóa cho phát triển nghệ thuật"

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp Chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc Hội, cho biết để khuyến khích huy động nguồn lực xã hội cho lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, trước hết chúng ta cần hoàn thiện thể chế, chính sách khuyến khích và ưu đãi cho các nhà tài trợ và người đóng góp cho hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Nhà nước cần xem xét hoàn thiện các chính sách thuế ưu đãi đối với các doanh nghiệp và cá nhân có hoạt động đóng góp và tài trợ cho nghệ thuật biểu diễn, gồm miễn thuế hoặc giảm thuế cho các khoản tài trợ và đóng góp cho nghệ thuật.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phát biểu tại tọa đàm.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phát biểu tại tọa đàm.

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sự thiếu đồng bộ về hạ tầng, cơ chế chính sách với nguồn nhân lực, không chỉ là “rào cản”, “điểm nghẽn” mà còn là thách thức, lực cản đối với sự phát triển của thị trường văn hóa nghệ thuật sôi động tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó nguồn lực xã hội hóa bị “kìm nén” lớn nhất từ chính sách pháp luật.

“Đầu tư cho công nghiệp văn hóa cần phải có nguồn kinh phí rất lớn, không chỉ ở nguồn kinh phí từ nhà nước. Để huy động nguồn lực xã hội trong sản xuất, lưu thông cần hơn hết là chính sách pháp luật đồng bộ. Do vậy chính sách pháp luật đóng vai trò cơ bản, then chốt để phát triển công nghiệp văn hóa” - ông Nguyễn Thanh Sơn cho biết.

Thông qua buổi tọa đàm, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổng hợp những ý kiến, đề xuất và giải pháp từ các chuyên gia, các đơn vị nghệ thuật, các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực sân khấu, điện ảnh … để tham mưu Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành các cơ chế, chính sách nhằm phát huy, khai thác, tạo điều kiện khuyến khích, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, nghệ thuật thành phố trong thời gian tới.

Theo Nhân Dân Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Bộ Tư pháp thông báo thu hồi gần 9.800 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế sau 6 tháng

Trong 6 tháng qua, kết quả thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt kết quả đáng khích lệ. Theo đó, cơ quan chức năng đã thi hành xong 2.061 việc với số tiền hơn 9.781 tỷ đồng.
03/04/2025

Thu hồi 11 thửa đất để làm đường tại huyện Khoái Châu (Hưng Yên): Luật Đất đai quy định như thế nào?

Viện KH Chính sách & Pháp luật nhận được câu hỏi tư vấn pháp luật từ 11 hộ dân tại xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên về việc đất ở được giao từ năm 1976 tới nay, đã sinh sống ổn định và không có tranh chấp, hiện tại dự án làm đường mở rộng yêu cầu thu hồi đất và không có phương án đền bù. Pháp luật quy định thế nào về trường hợp này?
01/04/2025

Hoãn tòa, tạo điều kiện cho ông Trịnh Văn Quyết khắc phục hậu quả

Sau thời gian hội ý, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm xét xử ông Trịnh Văn Quyết và 24 bị cáo khác.
25/03/2025

Sắp xử vụ kiện trường ĐH đòi 36 tỷ đồng do bị giữ bằng cử nhân 30 năm

Vụ ông Dương Thế Hảo (66 tuổi) khởi kiện đòi Trường Đại học Kinh tế quốc dân bồi thường 36 tỷ đồng do giữ bằng cử nhân và nhiều giấy tờ gốc suốt 30 năm sẽ được tòa án xét xử vào ngày 9/4 tới.
24/03/2025

Cựu Chủ tịch tỉnh An Giang nhận tiền tỷ, tiếp tay khai thác cát lậu

“Bảo kê” cho Công ty Trung Hậu khai thác cát trái phép, cựu Chủ tịch và Phó chủ tịch tỉnh An Giang đã nhận tiền cám ơn từ công ty này hàng tỷ đồng.
24/03/2025

Hậu 'Pháo' chi 132 tỷ đồng cho những ai trong đại án Phúc Sơn?

Ông chủ Tập đoàn Phúc Sơn đã chi 132 tỷ đồng cho nhiều quan chức để được nhận dự án ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ngãi rồi thực hiện chuỗi sai phạm nhằm hưởng lợi hơn 963 tỷ.
20/03/2025

Sai phạm trong dự án ở Đền Hùng khiến hai cựu Bí thư Phú Thọ vướng lao lý

Hai cựu Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đức Vượng và Nguyễn Doãn Khánh bị cáo buộc 17 năm trước đã tạo điều kiện cho Hậu "Pháo" trúng thầu dự án ở Đền Hùng rồi bán lại, hưởng lợi 55 tỷ đồng.
19/03/2025

Cơ quan chức năng có thể khởi tố hình sự vụ án khi không có yêu cầu từ bị hại hay không?

Theo điều 155, Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015, có 9 trường hợp chỉ khởi tố khi có yêu cầu của bị hại. Ngoài ra, các trường hợp khác, cơ quan chức năng có thẩm quyền có thể khởi tố hình sự vụ án nếu đủ căn cứ.
13/03/2025

‘Sa mạc’ giấy phép và lời than ‘làm kinh doanh không còn thấy niềm vui’

Một nữ doanh nhân gần đây liên hệ với tôi than phiền việc kinh doanh của chị đang gặp vô vàn khó khăn, phần vì các đơn hàng suy giảm, phần vì thêm nhiều thủ tục hành chính, rào cản về thuế, các quy chuẩn mới rất khó vượt qua.
12/03/2025

Thông tư 29 về dạy thêm có hiệu lực: 'Tiết học 0 đồng' được khởi động

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, nhất là kỳ thi vào lớp 10, tốt nghiệp THPT đã cận kề, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã triển khai việc ôn tập cho học sinh cuối cấp miễn phí sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.
12/03/2025

Viện KH-CS&PL công bố các quyết định về công tác nhân sự

Chiều 7/3, tại Hà Nội, Viện Khoa học Chính sách và Pháp luật tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ. Đồng chí Doãn Hồng Dương - Phó Viện trưởng, Tổng phụ trách Đặc san KH Chính sách Pháp luật dự và chủ trì buổi lễ.
11/03/2025

Viện KH-CS&PL ra mắt quỹ "Vì ngày mai tươi sáng"

Ngày 7/3/2025, Đặc san Khoa học Chính sách Pháp Luật (Viện Khoa học Chính sách và Pháp luật) tổ chức buổi lễ giới thiệu và ra mắt quỹ "Vì ngày mai tươi sáng", đánh dấu một cột mốc mới trong quá trình phát triển của đặc san nói riêng và Viện nói chung.
07/03/2025