Chất xyanua có độc tính thế nào?

Xyanua là loại chất độc rất mạnh, được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, niêm mạc, đường hô hấp sau đó phân bổ nhanh vào cơ thể và gây độc, một liều rất nhỏ cũng có thể gây tử vong.

Xyanua là chất cực độc, có thể gây chết người với hàm lượng nhỏ. (Ảnh minh họa: Báo SK&ĐS)
Xyanua là chất cực độc, có thể gây chết người với hàm lượng nhỏ. (Ảnh minh họa: Báo SK&ĐS)

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Phương, Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Thanh Nhàn, xyanua là một hoạt chất hóa học chứa nhóm cyano. Đây là một chất cực độc được biết đến từ những năm đầu của thế kỷ XIX.

Xyanua có thể được tồn tại dưới dạng khí, hydro xyanua, muối, kali xyanua. Chúng được tìm thấy trong các thực phẩm tự nhiên như măng tươi, sắn tươi, hạnh nhân, đậu ngự. Bên cạnh đó, xyanua cũng được tìm thấy trong các chế phẩm công nghiệp như thuốc trừ sâu, dung dịch tráng rửa phim, chất tẩy rửa đồ trang sức, sản xuất nhựa, cao su, sản phẩm sau các đám cháy.

Xyanua dạng lỏng có thể được hấp thụ qua da, mắt. Bên trong tế bào, xyanua bám vào các metalloenzyme phổ biến và bất hoạt chúng, đặc biệt là cytochrome oxidase và ức chế quá trình hô hấp tế bào ngay cả khi đủ lượng oxy dự trữ. Não và tim là hai cơ quan có nhu cầu tiêu thụ oxy cao nên bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Chất xyanua, hay còn gọi là cyanide là một trong những chất hóa học bị cấm lưu hành trái phép trên thị trường hiện nay.

Theo Cơ quan chuyên môn y tế, chỉ với khoảng 50-150 mg xyanua không những làm hại sức khỏe mà còn cướp đi tính mạng của một người khỏe mạnh. Đây là chất cực độc và tại Việt Nam đã bị cấm lưu hành, buôn bán, trao đổi, phát tán, sử dụng dưới mọi hình thức.

Xyanua là hóa chất cực độc, thậm chí được liệt vào danh sách những chất độc nhất trong các chất độc. Chúng được hấp thu nhanh vào cơ thể, ức chế rất nhanh, mạnh với hô hấp tế bào, một liều rất nhỏ cũng có thể gây tử vong. Bệnh nhân tử vong nhanh thường do suy hô hấp, co giật. Liều gây ngộ độc của xyanua phụ thuộc vào dạng (muối hay khí), thời gian tiếp xúc và đường tiếp xúc.

Thông thường, sau khi bị ngộ độc xyanua, nạn nhân sẽ trải qua ba giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn kích động, người bị nhiễm độc sẽ có dấu hiệu lo lắng, kích động, thở nhanh và lú lẫn. Sau đó, nạn nhân bắt đầu co giật, khó thở, tụt huyết áp và bị giảm thông khí. Cuối cùng, nạn nhân dần rơi vào trạng thái giảm trường lực cơ và mất phản xạ, bị trụy tim mạch, hạ oxy trong máu, dẫn đến tử vong.

Những dấu hiệu để nhận biết khi trúng độc xyanua đó là cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, thở nhanh, nhịp tim tăng cao, cảm thấy bồn chồn và kiệt sức.

Khi phát hiện ra người có dấu hiệu trên, chúng ta cần nhanh chóng đưa người nhiễm độc xyanua đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời. Theo các tổ chức y tế, nếu người trúng độc xyanua trong vòng hai giờ không được chữa trị kịp thời, sẽ gây nguy cơ tử vong rất cao.

Xyanua có trong thực phẩm ở nồng độ tương đối thấp nên nhiễm độc xyanua từ thực phẩm ít xảy ra. Nếu bạn ăn thực phẩm có chứa xyanua đúng cách vẫn không làm hại đến sức khỏe nhưng có thể gây khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng, ợ hơi, choáng nhẹ với người có cơ địa nhạy cảm.

Triệu chứng của ngộ độc xyanua gồm: Biểu hiện bên ngoài: Đỏ da, niêm mạc bám bụi (sau vụ cháy), hơi thở có mùi hạnh nhân; triệu chứng thần kinh: Chóng mặt, đau đầu, lú lẫn, hôn mê, co giật; triệu chứng tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn, nôn; triệu chứng hô hấp: Khó thở, ngưng thở; triệu chứng tim mạch: Đau ngực, rối loạn nhịp, ngừng tim.

Như vậy, xyanua có độc và rất nguy hiểm. Ngay khi nhận thấy nạn nhân có triệu chứng nhiễm độc xyanua cần nhanh chóng xử lý, sơ cứu và liên hệ y tế kịp thời, tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

Xyanua là loại chất độc có chất giải độc tuy nhiên không phải luôn sẵn có tại các cơ sở y tế. Việc điều trị chủ yếu là ngăn chặn tiếp tục phơi nhiễm, bảo đảm các chức năng sống và điều trị hồi sức tích cực trong trường hợp ngộ độc nặng.

Ngăn chặn không để phơi nhiễm tiếp tục với độc chất, cởi bỏ quần áo bị nhiễm, đưa bệnh nhân ra khỏi vụ cháy, không gian chứa chất độc, làm sạch da nếu cần thiết bằng xà phòng và nước sạch.

Cung cấp oxy lưu lượng cao, quản lý đường thở và hỗ trợ hô hấp nâng cao khi cần thiết; thiết lập đường truyền tĩnh mạch; nhanh chóng vận chuyển bệnh nhân đến trung tâm cấp cứu.

Khi đưa người bệnh tới bệnh viện, cần phải bảo đảm hô hấp, huyết động; rửa dạ dày, sử dụng than hoạt tính nếu phơi nhiễm qua đường miệng và bệnh nhân đến sớm. Sử dụng antidote càng sớm càng tốt nếu sẵn có tại cơ sở y tế.

Theo Nhân Dân Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 - Lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Theo thông tin từ Ủy ban Nhân dân Huyện Mê Linh, TP Hà Nội cho biết, dự kiến sự kiện Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2, năm 2024 tiếp tục được tổ chức với chủ để "Mê Linh rực rỡ sắc hoa" sẽ được tổ chức trong 04 ngày, dự kiến từ ngày 26/12/2024 đến hết ngày 29/12/2024, tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh.
26/12/2024

Kiên Giang có tân chủ tịch tỉnh

Ông Nguyễn Thanh Nhàn, 47 tuổi, Phó chủ tịch UBND Kiên Giang được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh.
26/12/2024

Chi tiết phương án sắp xếp, hợp nhất của Bộ Y tế sau khi tiếp nhận thêm nhiệm vụ

Sau khi sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, cơ cấu của Bộ Y tế có 18 tổ chức hành chính, giảm 4 tổ chức, đạt tỷ lệ giảm hơn 18%. Nhiều cục, vụ được hợp nhất.
26/12/2024

Vụ gần 3.000 tấn giá đỗ ngậm hoá chất ở Đắk Lắk: Cơ sở sản xuất cung cấp hàng trăm kg mỗi ngày cho Bách Hoá Xanh

Cơ quan điều tra tỉnh Đắk Lắk đang tiếp tục xác minh, xử lý triệt để vụ các cơ sở sản xuất tuồn ra thị trường gần 3.000 tấn giá đỗ ngậm hoá chất. Đáng chú ý, cơ sở sản xuất khai cung cấp hàng trăm ki lô gam giá đỗ mỗi ngày cho Bách Hoá Xanh.
26/12/2024

Quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV

Chiều 25/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV.
25/12/2024

Chi tiết phương án sáp nhập sở ngành của Hà Nội sau sắp xếp

Sau khi thực hiện phương án sắp xếp, TP Hà Nội sẽ có 18 sở và cơ quan tương đương cấp sở. Các quận, huyện cũng thực hiện phương án sắp xếp, tinh gọn các phòng chuyên môn.
25/12/2024

Nhiều lãnh đạo đại học bị quy trách nhiệm vì đào tạo chui

Mở chui nhiều lớp đào tạo văn bằng 2 khi chưa được cho phép, loạt lãnh đạo đại học bị quy trách nhiệm, thậm chí còn bị tuyên án tù.
24/12/2024

Bộ trưởng Công Thương: Địa phương cần sẵn sàng tiếp nhận Cục Quản lý thị trường

"Các đơn vị cần xác định việc sắp xếp tổ chức bộ máy là việc cần làm và phải làm ngay nhưng phải làm khách quan, dân chủ, khoa học, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả", lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu.
24/12/2024

CSGT kịp thời đưa bé trai 3 tuổi đã ngất xỉu trên xe khách đi cấp cứu

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.
24/12/2024

Thanh Trì (Hà Nội): Chính quyền xã Tả Thanh Oai có “ngó lơ” để hàng loạt công trình xây dựng sai phạm trên đất nông nghiệp?

Để ngăn chặn tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn, thời gian qua, UBND Thành phố Hà Nội đã quyết liệt chỉ đạo các quận, huyện, thị xã phải kịp thời phát hiện, xử lý dứt điểm, không để phát sinh vi phạm mới… Thế nhưng, trên địa bàn xã Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì, Hà Nội), tình trạng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp ngày càng “nở rộ” trước sự “ngó lơ” của chính quyền địa phương.
23/12/2024

Báo cáo Quốc hội về cải cách tiền lương trong năm 2025

Bộ Nội vụ sẽ xây dựng báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã hội trong năm 2025.
21/12/2024

Phó Thủ tướng: Bộ Nội vụ tinh gọn bộ máy tránh để người tài xin nghỉ, người dở ở lại

Dẫn lời Tổng Bí thư Tô Lâm “không để cơ quan nhà nước là nơi trú ngụ của người lười biếng”, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình lưu ý Bộ Nội vụ sắp xếp làm sao tránh để “người tài xin nghỉ, người dở ở lại”, giữ được tinh hoa trong bộ máy hành chính công.
21/12/2024