Cách bà Trương Mỹ Lan lách luật để phát hành trái phiếu khống

Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc bán khống 309 triệu trái phiếu cho nhóm công ty sơ cấp trước khi bán cho người dân, để lách quy định không được bán cho quá 100 nhà đầu tư cá nhân.

Hành vi của bà Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát) và đồng phạm được Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an) nêu trong kết luận điều tra đại án Vạn Thịnh Phát giai đoạn hai.

Theo đó, năm 2018, bà Lan bàn với các nhân sự cấp cao của SCB, Công ty Chứng khoán Tân Việt – TVSI (hai pháp nhân bà Lan sở hữu trên 91% cổ phần) và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sử dụng 4 công ty: An Đông, Sun World, Quang Thuận và Setra để phát hành trái phiếu khống, không có tài sản đảm bảo. Đây là phương án do Nguyễn Phương Hồng (thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc SCB) đề xuất.

Bà Lan cũng ra chủ trương chọn 5 công ty khác thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát ký hợp đồng mua sơ cấp số trái phiếu của 4 công ty trên và Công ty cổ phần đầu tư Sai Gon Peninsula (đối tác) để lên phương án tạo dòng tiền khống tại SCB, hợp thức tư cách trái chủ sơ cấp.

Bà Trương Mỹ Lan trong phiên tòa hồi tháng 3. Ảnh: Như Quỳnh
Bà Trương Mỹ Lan trong phiên tòa hồi tháng 3. Ảnh: Như Quỳnh

Bắt tay với kiểm toán làm đẹp hồ sơ

Trong 4 công ty phát hành nêu trên, An Đông, Sun World và Quang Thuận có đủ điều kiện phát hành, còn Công ty Setra thực tế kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, các bị can đã "xử lý kỹ thuật" với kiểm toán viên Công ty Kiểm toán A&C sửa báo cáo tài chính và kết quả kiểm toán để công ty này đủ điều kiện phát hành trái phiếu.

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 90/2011 và Điều 4 Nghị định 163/2018 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, "doanh nghiệp được phát hành trái phiếu riêng lẻ cho dưới 100 nhà đầu tư không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp...". Để lách các quy định này, nhóm bà Lan lên phương án lập, ký kết các hợp đồng kinh tế khống (mua bán cổ phần trái phiếu, vay tiền) giữa 4 công ty phát hành với 5 công ty trái chủ sơ cấp, công ty đối tác và các cá nhân được thuê ký khống. Như vậy sẽ hợp thức hóa mục đích phát hành trái phiếu là dùng tiền vốn trái phiếu đầu tư vào các dự án sinh lời.

Đồng thời, các cá nhân được thuê lập, ký khống các chứng từ giao dịch (nộp, rút tiền mặt, chuyển khoản) và hạch toán khống giao dịch trên hệ thống SCB trong cùng một ngày, nhằm tạo nguồn tiền 30.869 tỷ đồng cho các trái chủ sơ cấp chuyển tiền cho 4 công ty phát hành để mua gần 309 triệu trái phiếu.

Sau khi hợp pháp hóa tư cách trái chủ sơ cấp, bà Lan và đồng phạm hoàn thành việc tạo lập 25 gói trái phiếu khống và bán cho 35.824 nhà đầu tư thứ cấp.

Thực hiện chủ trương của bà Lan, 4 công ty đã ký hợp đồng tư vấn với Công ty Chứng khoán TVSI để đại diện cho mình phát hành các gói trái phiếu đến người dân và báo cáo Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Trong đó, các gói trái phiếu Công ty An Đông, Quang Thuận và Setra đã thông qua Công ty Chứng khoán TVSI ký kết hợp đồng bán trái phiếu và thu tiền từ hàng nghìn nhà đầu tư. Gói trái phiếu Sunny World được chuyển nhượng cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) để đầu tư, bán ra thị trường.

Cơ quan điều tra xác định, thông qua các hợp đồng hợp tác, mua bán trái phiếu, cổ phần, các bị can đã thao túng, sử dụng hệ thống, nguồn lực nhân sự, quy trình làm việc của Công ty Chứng khoán TVSI và SCB để bán trái phiếu và thu tiền. Nguồn tiền đã được sử dụng hết vào các mục đích khác không đúng theo phương án phát hành.

Bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn tại phiên tòa hồi tháng 3. Ảnh: Như Quỳnh
Bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn tại phiên tòa hồi tháng 3. Ảnh: Như Quỳnh

Đào tạo hơn 2.000 nhân viên bán trái phiếu

Có vai trò sau bà Lan, Võ Tấn Hoàng Văn (Tổng giám đốc SCB) trực tiếp chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ bán hàng của SCB, xây dựng phương án đào tạo cho hơn 2.000 nhân viên bán hàng tại 239 chi nhánh SCB.

Nhà chức trách xác định, số tiền 30.869 tỷ đồng thu được từ việc bán trái phiếu, bà Lan đã chỉ đạo Nguyễn Phương Hồng (đã chết) quản lý và theo dõi việc sử dụng cho nhiều mục đích của tập đoàn. Trong đó, phần lớn số tiền chiếm đoạt được đã chuyển cho các tổ chức tín dụng để tất toán các khoản vay của cá nhân, tổ chức thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; trả nợ vay mượn các cá nhân, trả lãi trái phiếu đến hạn, chăm sóc khách hàng, chi tất toán các thẻ tín dụng của người nhà và rút tiền mặt sử dụng.

Ngoài cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt số tiền trên của hơn 35.824 trái chủ, bà Lan và Nguyễn Phương Anh, phó tổng giám đốc công ty cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula; Trịnh Quang Công, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn quản lý Acumen; Trương Khánh Hoàng, nguyên quyền Tổng giám đốc Ngân hàng SCB còn bị cáo buộc thêm tội Rửa tiền; Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Gần 30 bị can khác, trong đó có Trương Huệ Vân (cháu bà Lan), Chu Lập Cơ (chồng bà Lan) bị cáo buộc vai trò đồng phạm về một trong các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Rửa tiền hoặc Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Ở giai đoạn đầu vụ án, bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc thâu tóm SCB, chỉ đạo đồng phạm giải ngân cho nhóm công ty trong Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát tổng cộng hơn 2.500 khoản vay. Đến tháng 10/2022, nhóm bà Lan và Vạn Thịnh Phát còn gần 1.300 khoản vay dư nợ 677.000 tỷ đồng gốc và lãi.

Tuy nhiên, đến thời điểm xét xử sơ thẩm hồi tháng 4, có một số khoản vay đã được tất toán, bị cáo Lan cũng nộp thêm một số tiền khắc phục hậu quả nên còn bồi thường hơn 673.800 tỷ đồng. TAND TP HCM tuyên phạt bà Lan 20 năm tù về tội Đưa hối lộ; 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và tử hình về tội Tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt, bị cáo phải chấp hành án tử hình.

Theo Vnexpress Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Đông Anh - Hà Nội: Nhức nhối nạn đổ trộm chất thải, bùn đất ngang nhiên hoành hành

Trong thời gian gần đây, tình trạng đổ trộm chất thải và bùn đất tại xã Võng La, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội đã và đang trở thành một vấn đề nhức nhối, gây bức xúc trong cộng đồng dân cư. Hàng chục xe chở chất thải, bùn đất vẫn ngang nhiên hoạt động, đổ trộm tại các bến bãi tập kết vật liệu trái phép, bất chấp sự can thiệp của các cơ quan chức năng.
07/09/2024

Vụ Mái ấm Hoa Hồng: Khởi tố, bắt tạm giam 2 bảo mẫu

Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Ngọc Cẩm và Diệp Ngọc Tuyền (đều là bảo mẫu của Mái ấm Hoa Hồng) cùng về tội “Hành hạ người khác”.
07/09/2024

Bộ Công Thương: 'Người dân không cần tích trữ quá nhiều thực phẩm'

Hàng hóa đảm bảo đáp ứng nhu cầu, người dân không cần tích trữ quá nhiều thực phẩm khi bão số 3 đổ bộ, theo đại diện Bộ Công Thương.
07/09/2024

Tân Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Huy Dũng được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên

Ban Bí thư Trung ương Đảng điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên nhiệm kỳ 2020-2025. Chiều 6/9, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã bầu đồng chí Nguyễn Huy Dũng giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, nhiệm kỳ 2020-2025.
06/09/2024

Cách chức nữ hiệu trưởng không đứng lớp vẫn nhận hơn 300 triệu đồng

Nữ hiệu trưởng trường tiểu học ở Bình Thuận bị cách chức vì để xảy ra nhiều vi phạm về tài chính, kế toán. Hồ sơ vụ việc được chuyển sang cơ quan công an để điều tra làm rõ.
06/09/2024

Ngân hàng phải gửi 'danh sách đen' tài khoản đáng ngờ hàng tháng

Ngân hàng phải cung cấp thông tin về tài khoản có dấu hiệu gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Việc báo cáo này thực hiện chậm nhất là ngày 10 hàng tháng.
06/09/2024

Giải quyết tố cáo nhân sự đại hội Đảng, không để người tham nhũng lọt vào cấp ủy

Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng tập trung giải quyết kịp thời các tố cáo, phản ánh liên quan đến nhân sự đại hội Đảng các cấp; kiên quyết không để lọt vào cấp ủy những cán bộ tham nhũng, tiêu cực, suy thoái.
06/09/2024

Cục Hàng không: Đóng cửa tạm thời bốn sân bay để tránh siêu bão số 3

Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), Cục Hàng không Việt Nam đã tạm thời đóng cửa bốn sân bay nhằm đảm bảo an toàn trong khai thác.
05/09/2024

Tạm giữ bà Giáp Thị Sông Hương và một số bảo mẫu của mái ấm Hoa Hồng

Công an vừa tạm giữ chủ mái ấm Hoa Hồng Giáp Thị Sông Hương và một số bảo mẫu để làm rõ về hành vi bạo hành trẻ em.
05/09/2024

Khẩn trương kiểm tra, xử lý nghiêm minh vụ bạo hành trẻ em tại cơ sở Mái ấm Hoa Hồng

Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung gửi công điện tới Chủ tịch UBND TPHCM về việc xử lý vụ việc bạo hành trẻ em tại cơ sở Mái ấm Hoa Hồng và tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em tại các cơ sở, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
05/09/2024

Ông Tô Ân Xô và Trần Đăng Quỳnh làm trợ lý Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Trung tướng Tô Ân Xô và đại tá Trần Đăng Quỳnh, trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an, được Ban Bí thư bổ nhiệm làm trợ lý Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
05/09/2024

THƯ CỦA TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC TÔ LÂM GỬI NGÀNH GIÁO DỤC NHÂN DỊP KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2024-2025

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2024-2025, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có thư gửi ngành Giáo dục.
05/09/2024