Các ông Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn làm Phó Thủ tướng

Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Hòa Bình; Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tại kỳ họp bất thường lần thứ 8 ngày 26/8, Quốc hội đã tiến hành quy trình kiện toàn một số chức danh, trong đó có việc phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng.

Việc phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng được các đại biểu Quốc hội thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Sau khi hoàn thành các bước theo quy định, Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Nhân sự được phê chuẩn bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng gồm có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc và Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, với kết quả biểu quyết 432/432 đại biểu có mặt tán thành.

Sau khi kiện toàn, lãnh đạo Chính phủ gồm có Thủ tướng Phạm Minh Chính và 5 Phó Thủ tướng: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc và Bùi Thanh Sơn.

Ông Nguyễn Hòa Bình. Ảnh: Hoàng Hà
Ông Nguyễn Hòa Bình. Ảnh: Hoàng Hà

Ông Nguyễn Hòa Bình sinh ngày 4/5/1958; quê quán xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi; trình độ chuyên môn: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Luật, Đại học An ninh.

Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa 13; Bí thư Trung ương Đảng khóa 12, 13 (từ tháng 4/2021); Ủy viên Trung ương Đảng khóa 11, 12, 13; Ủy viên Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng; Ủy viên Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; Đại biểu Quốc hội khóa 13, 14, 15.

Ông trưởng thành từ Công an huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng vào những năm 1980.

Sau đó, ông có thời gian nghiên cứu sinh tại Liên Xô, rồi trở về nước giữ các chức vụ Phó Trưởng phòng, Trưởng phòng Đấu tranh án công nghiệp; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Phó Cục trưởng, Cục trưởng, Phó Bí thư, Bí thư Đảng ủy Cục Cảnh sát kinh tế (C15); Phó Tổng cục trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đến đầu năm 2006.

Tiếp đó, ông kinh qua các vị trí: Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Bộ Công an kiêm Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra án tham nhũng, Bí thư Đảng ủy C37, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Cảnh sát, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an cho đến tháng 4/2008 ông được phân công làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi (đến 5/2010) và trở thành Bí thư tỉnh này trong hơn 1 năm.

Sau đó, ông được Quốc hội bầu làm Viện trưởng VKSND Tối cao và giữ cương vị này trong gần 5 năm.

Tháng 4/2016, ông được Quốc hội bầu làm Chánh án TAND Tối cao và tiếp tục tái cử chức danh này cho đến nay.

Ông Hồ Đức Phớc. Ảnh: Hoàng Hà
Ông Hồ Đức Phớc. Ảnh: Hoàng Hà

Ông Hồ Đức Phớc sinh ngày 1/11/1963; quê quán: xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Kinh tế.

Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 12, 13; Đại biểu Quốc hội khóa 14, 15.

Ông đi lên từ một kế toán trưởng Xí nghiệp xây dựng tại quê nhà Quỳnh Lưu và từng làm Kế toán trưởng Xí nghiệp Xây lắp - Công ty Xây dựng 7, Kế toán trưởng Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.

Ông có thời gian dài gắn bó với tỉnh nhà Nghệ An và giữ các chức vụ: Trưởng phòng Tài chính-Vật giá thị xã Cửa Lò; Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò, Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò; Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch tỉnh và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An từ tháng 3/2013 - 4/2016.

Ông ra Trung ương và được Quốc hội bầu làm Tổng Kiểm toán Nhà nước từ tháng 6/2016 đến 4/2021.

Sau đó, ông được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài chính cho đến nay.

Ông Bùi Thanh Sơn. Ảnh: Hoàng Hà
Ông Bùi Thanh Sơn. Ảnh: Hoàng Hà

Ông Bùi Thanh Sơn sinh ngày 16/10/1962; quê quán: phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội; trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Quan hệ quốc tế.

Ông làm Ủy viên Trung ương Đảng khóa 12, 13; Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh (từ tháng 4/2021); Đại sứ bậc 2; đại biểu Quốc hội khóa 14, 15.

Ông vào ngành ngoại giao từ 2/1985 và làm chuyên viên Bộ Ngoại giao; chuyên viên Học viện Quan hệ Quốc tế, Bộ Ngoại giao vào cuối những năm 1980.

Sau đó, ông làm chuyên viên, Trưởng Ban Nghiên cứu Âu-Mỹ, Chánh Văn phòng, Tập sự Phó Vụ trưởng, Phó Giám đốc Học viện Quan hệ Quốc tế Bộ Ngoại giao.

Từ tháng 3/2000 - 7/2003 ông làm tham tán Công sứ, Người thứ Hai, Bí thư Chi bộ, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore.

Tiếp đó ông giữ các chức vụ: Phó Vụ trưởng rồi Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao trong 5 năm.

Trước khi làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao vào tháng 11/2009, ông làm trợ lý Bộ trưởng kiêm Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao trong hơn 2 năm.

Ông được phân công làm Thứ trưởng thường trực từ tháng 1/2016 - 3/2021.

Tháng 4/2021, ông được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho đến nay.

Theo Vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Cán bộ không chuyên trách lo bị ‘bỏ lại phía sau’ khi sáp nhập xã

Nhiều cán bộ không chuyên trách bày tỏ lo lắng khi sáp nhập xã, họ có thể bị cắt giảm thẳng tay trong khi mức phụ cấp thấp, lại không được hưởng các chế độ hỗ trợ thôi việc như cán bộ chuyên trách.
03/04/2025

Ưu tiên tuyển người tài, sinh viên xuất sắc vào lực lượng quản lý, bảo vệ Lăng Bác

Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh quy định ưu tiên tuyển người tài, sinh viên xuất sắc vào lực lượng quản lý, bảo vệ khu di tích.
03/04/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ viếng Đại tướng Khamtay Siphandone tại Lào

Tổng Bí thư Tô Lâm hôm nay dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone tại Vientiane.
03/04/2025

Sau sáp nhập, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và miền biển sẽ có núi

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết, qua sắp xếp các đơn vị hành chính thì thế mạnh của các địa phương sẽ được phát huy, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi.
03/04/2025

Chủ tịch tỉnh chọn chủ tịch xã như thế nào khi không còn cấp huyện, sáp nhập xã?

Khi không tổ chức cấp huyện, sáp nhập xã, nếu để chủ tịch cấp tỉnh chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên UBND xã, phường thì đòi hỏi sự công tâm và năng lực lãnh đạo tập thể của tổ chức.
31/03/2025

'Bộ đội Việt Nam sẽ tìm người mất tích ở Myanmar như tìm người thân'

Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ khẳng định bộ đội Việt Nam sẽ tìm kiếm nạn nhân bị vùi lấp sau thảm họa động đất tại Myanmar như tìm kiếm chính người thân của mình.
31/03/2025

Bộ Nội vụ đề xuất cấp huyện chấm dứt hoạt động từ ngày 1/7/2025

Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
31/03/2025

Sắp xếp đơn vị hành chính: Không để xảy ra 'chạy chọt' trong công tác cán bộ

Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “chạy chọt”, “lợi ích nhóm” trong công tác cán bộ khi sắp xếp bộ máy là một trong những nội dung trọng tâm được Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đưa ra.
26/03/2025

Thủ tướng: Bố trí xong cán bộ chuyên trách dân tộc, tôn giáo tại cơ sở trong tháng 6

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Nội vụ bố trí đảm bảo cơ cấu, số lượng cán bộ chuyên trách làm công tác dân tộc, tôn giáo, nhất là tại cơ sở. Thời hạn hoàn thành trong tháng 6/2025.
25/03/2025

Lấy ý kiến nhân dân trong 1 tháng về sửa Hiến pháp để sắp xếp bộ máy

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết dự kiến việc lấy ý kiến nhân dân sửa Hiến pháp trong 1 tháng, tổng hợp trong 5 ngày và thời gian lấy ý kiến trong tháng 5 tới tháng 6.
24/03/2025

Bộ Nội vụ: Vẫn làm đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp xã theo Kết luận của Bộ Chính trị

Vụ trưởng Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ cho biết, chỉ tạm dừng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trước đây. Còn đề án sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã, bỏ cấp huyện theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị vẫn được thực hiện.
24/03/2025

Giải bài toán nhân sự khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã

Một trong những vấn đề quan trọng đặt ra khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã là số lượng cán bộ, công chức cần tinh giản sẽ rất lớn và đòi hỏi đội ngũ ở lại phải có đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
21/03/2025