Vẫn băn khoăn về cấm tuyệt đối nồng độ cồn

Các ý kiến của đại biểu Quốc hội chuyên trách chưa thể thống nhất về việc có nên cấm tuyệt đối nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông hay không.

Ngày 27.3, Hội nghị đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) chuyên trách lần 5, QH khóa XV, tiếp tục ngày làm việc cuối cùng với phần thảo luận về dự án luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Một trong những nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau, là có nên cấm tuyệt đối nồng độ cồn với người điều khiển phương tiện giao thông hay không.

Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết luận phiên làm việc và bế mạc hội nghị

Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết luận phiên làm việc và bế mạc hội nghị (Ảnh: Gia Hân)

Liên quan vấn đề này, Ủy ban Quốc phòng - An ninh (cơ quan thẩm tra) thiết kế 2 phương án. Một là cấm tuyệt đối nồng độ cồn, áp dụng đối với tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ. Hai là giữ nguyên như luật Giao thông đường bộ năm 2008: chỉ cấm tuyệt đối với ô tô, máy kéo và xe máy chuyên dùng; còn mô tô, xe gắn máy sẽ có ngưỡng tối thiểu (50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1 lít khí thở).

"Ngồi vào bàn rồi, làm sao xác định uống cho đúng ngưỡng ?"

Bày tỏ ủng hộ phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn, ĐB Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Trị) cho rằng quy định này không phải là mới, mà chỉ kế thừa quy định đang có hiệu lực tại luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn sẽ góp phần phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro do hành vi đã uống rượu, bia mà vẫn điều khiển phương tiện giao thông gây ra.

Dù vậy, bà Tâm nhận định sử dụng rượu, bia được xem là nét văn hóa, thói quen của một bộ phận người dân VN; lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm rượu, bia cũng đóng góp cho ngân sách một phần không nhỏ, đồng thời tạo việc làm cho nhiều người lao động… Cấm tuyệt đối nồng độ cồn sẽ ảnh hưởng nhất định đến những đối tượng này. Để thuyết phục hơn, nữ ĐB đề nghị cần có đánh giá tác động chính sách sâu và hoàn thiện hơn. Cụ thể là đưa ra các số liệu (bao nhiêu vụ tai nạn thuộc trường hợp vượt ngưỡng, trong ngưỡng hoặc dưới ngưỡng…) để chứng minh rằng nếu quy định ngưỡng nồng độ cồn là không khả thi, khó kiểm soát tình hình tai nạn giao thông.

ĐB Huỳnh Thị Phúc

ĐB Huỳnh Thị Phúc (Ảnh: Gia Hân)


Đồng quan điểm, ĐB Nguyễn Đại Thắng (đoàn Hưng Yên) cho biết từng rất băn khoăn nhưng sau khi đánh giá ưu và nhược điểm của 2 phương án, đến nay ông hoàn toàn ủng hộ phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn. "Nếu có ngưỡng và vượt ngưỡng mới bị xử lý, khi đã ngồi vào bàn rồi thì sao xác định được uống thế nào là trong ngưỡng, thế nào là vượt ngưỡng?", ông Thắng nói.

Nhấn mạnh "tính mạng, sức khỏe con người là trên hết, trước hết", vị ĐB tỉnh Hưng Yên khẳng định việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn là cần thiết, sẽ góp phần hình thành văn hóa đã uống rượu, bia thì không lái xe, đồng thời bảo vệ cho chính gia đình của người điều khiển phương tiện giao thông.

Tương tự, ĐB Thái Thị An Chung (đoàn Nghệ An) nhận định cấm tuyệt đối nồng độ cồn có thể gây ảnh hưởng đến một phần phát triển kinh tế, nhưng bà ủng hộ cấm trong ít nhất 5 năm tới, để góp phần thay đổi thói quen lạm dụng rượu, bia của một bộ phận người dân. Khi thói quen đã thay đổi sẽ tiến tới tổng kết, đánh giá, cân nhắc có cần quy định ngưỡng hay không.

Quy định nồng độ cồn bằng 0 là chưa hợp lý
Có quan điểm khác, ĐB Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) ủng hộ phương án 2, tức là cần có ngưỡng nồng độ cồn tối thiểu. Theo ông, hiện người lao động nông thôn nhiều gấp 2 lần ở thành thị, "ở thành thị người ta có lái xe đi, còn lao động bình thường như ở Đông Bắc, Tây Bắc, ĐBSCL nếu quy định 100% không có nồng độ cồn thì không khả thi".

ĐB Phạm Văn Hòa

ĐB Phạm Văn Hòa (Ảnh: Gia Hân)
 

Vị ĐB lấy dẫn chứng ngay với bản thân mình, rằng "nếu uống 1 cốc bia hoặc 1 cốc rượu, không biết người khác sao chứ tôi tâm trí vẫn bình thường, lái xe vẫn tốt. Uống 1 cốc bia mà tâm trí không tỉnh táo để lái xe là không chuẩn". Ông khẳng định hoàn toàn ủng hộ nguyên tắc đã uống rượu, bia thì không lái xe, nhưng "uống ngày trước đến sáng nay vẫn còn nồng độ cồn, nếu bị CSGT phạt thì vô lý". Vì thế, ông đề nghị QH xem xét, cơ quan y tế cũng cần phối hợp để có tính toán về vấn đề này.

Thẳng thắn thừa nhận bản thân thi thoảng sử dụng chất có cồn, ĐB Huỳnh Thị Phúc (đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu) cho hay không ủng hộ việc đã uống rượu, bia mà vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Thế nhưng, theo bà, việc quy định nồng độ cồn bằng 0 khác với việc cấm người đã sử dụng rượu, bia mà vẫn lái xe (vì có những trường hợp không sử dụng rượu bia vẫn có nồng độ cồn - PV).

Lấy ví dụ trường hợp sử dụng strongbow - một loại thức uống giấm táo hoặc hương vị khác, bà Phúc nói đã tham khảo một số tài liệu thì đây không phải là rượu hoặc bia, nhưng uống vào sẽ lên nồng độ cồn. Vậy trường hợp này xử phạt thế nào? Bà Phúc đề cập một cục nghiệp vụ của Bộ Y tế vừa qua đã tiến hành khảo sát để đánh giá nồng độ cồn thế nào là phù hợp. Trong khi chờ kết quả từ cơ quan chuyên môn, bà đề nghị cần có sự đánh giá khách quan, khoa học.

"Nên cân nhắc kỹ càng, không nên quy định nồng độ bằng 0, trước hết là để thực thi pháp luật một cách tường minh, hai là bảo vệ hình ảnh của lực lượng thực thi công vụ, ba là tránh sai số trong thiết bị đo nồng độ cồn", nữ ĐB nêu quan điểm.

Tránh lạm dụng kiểm tra, xử phạt


Bày tỏ quan điểm trung lập hơn, nhiều ĐB đồng tình với phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn với người điều khiển phương tiện giao thông, nhưng cần tính toán áp dụng có lộ trình, phù hợp thực tiễn; để luật đi vào cuộc sống, có sức thuyết phục khi thông qua.

Dẫn câu chuyện thực tế tại địa phương mình, ĐB Lý Thị Lan (đoàn Hà Giang) cho biết ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số hoặc nông thôn, điều kiện của người dân khi tham gia giao thông chưa thể thực hiện triệt để việc không có nồng độ cồn.

"Ở đây liên quan đến yếu tố văn hóa, vùng miền, địa phương. Dịp tết, đi từ làng này sang làng kia chúc tết, khó có thể không uống 1 chén rượu, 1 cốc bia. Mà đã uống, nếu bị kiểm tra thì đương nhiên vi phạm. Nhưng việc này có ảnh hưởng, liên quan đến tai nạn giao thông hay không thì cần đánh giá", bà Lan nói, và đề nghị cần rà soát mức xử phạt, hình thức xử phạt theo lộ trình để dần trở thành ý thức của người dân khi tham gia giao thông.

Đặc biệt, nữ ĐB đề nghị tránh lạm dụng quy định để xử phạt, kiểm tra, gây phản cảm cho người dân đối với lực lượng chức năng. Bà dẫn trên mạng xã hội có đưa nhiều hình ảnh dịp tết, lực lượng chức năng đi vào các vùng nông thôn, nơi rất khó khăn để kiểm tra nồng độ cồn và xử phạt người dân. "Như vậy gây sự phản cảm, cần xem xét xử phạt, kiểm tra và nên có sự mềm dẻo hơn", vị ĐB nêu.

Như câu chuyện Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh từng trực tiếp tham gia cùng tổ công tác, phát hiện một tài xế xe máy vi phạm nồng độ cồn, sau đó nhắc nhở và tuyên truyền thay vì xử phạt. Việc này, theo bà Lan, đã tạo sự đồng thuận rất lớn trong dư luận, vì thế nên xem xét lộ trình xử phạt hợp lý.

Cùng ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn, song ĐB Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) đề nghị Chính phủ quy định chi tiết về mức vi phạm đối với từng phương tiện và mục đích sử dụng. Ông đề xuất nếu người lái xe vi phạm dưới 20 mg/100 ml máu hoặc 0,1 mg/lít khí thở đối với xe máy cá nhân (ngoại trừ dịch vụ chở người hoặc chở hàng) thì chỉ phạt hành chính chứ không tước giấy phép lái xe.

 

 

 

Theo Thanh Niên Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Chân tướng trùm cờ bạc trực tuyến Okvip: Núp bóng từ thiện, "tẩy trắng" tên tuổi

Hệ sinh thái của Okvip xoay quanh các hoạt động cờ bạc, cá độ trực tuyến xuyên biên giới, trong khi phía trước luôn là hình ảnh của các doanh nghiệp chính thống, sử dụng hoạt động thiện nguyện để đánh bóng.
08/10/2024

Trầm Tuệ - Điểm đến văn hóa độc đáo giữa lòng Hà Nội

Trong chuyên đề chuyển đổi số tháng 10 của chúng tôi, với chủ đề liên quan đến du lịch, chúng tôi có duyên tìm đến một không gian văn hóa Việt độc đáo ngay giữa thủ đô Hà Nội.
03/10/2024

Lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu, mức đóng BHXH tự nguyện thế nào?

Việc tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu lên 2,34 triệu từ 1/7/2024 đã tác động đến mức đóng BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình.
03/10/2024

Tổng quan về các điểm du lịch văn hóa và di tích lịch sử của huyện Hà Quảng

Hà Quảng là một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Cao Bằng, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 810,96km2, có 19 xã và 02 thị trấn, quy mô dân số trên 60 ngàn người, gồm 05 dân tộc chính cùng sinh sống: Tày, Nùng, Mông, Dao và Kinh.
03/10/2024

Do đâu chậm tiến độ bổ nhiệm, thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên?

Thời hạn để các địa phương hoàn thành việc bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông công lập và báo cáo kết quả về Bộ GD&ĐT là trước ngày 30/11/2023. Tuy nhiên, hiện vẫn còn địa phương chưa hoàn thành việc này. Đâu là nguyên nhân và cần giải pháp nào để bảo đảm quyền lợi cho đội ngũ?
01/10/2024

Đóng BHXH chưa đủ 15 năm, không rút 'một cục' được hưởng trợ cấp hàng tháng

Công dân Việt Nam đủ tuổi nghỉ hưu, chưa đủ thời gian đóng BHXH 15 năm, nếu không rút BHXH một lần thì sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng.
30/09/2024

Bộ Xây dựng yêu cầu làm rõ việc người nước ngoài ở nhà xã hội

Bộ Xây dựng đề nghị UBND hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh kiểm tra tình trạng người nước ngoài thuê, sống trong các khu nhà xã hội trên địa bàn.
29/09/2024

Trường hợp người lao động muốn nghỉ việc phải báo trước 4 tháng?

Theo luật sư, có trường hợp người lao động nghỉ việc không cần phải báo trước, có trường hợp phải báo trước 3 ngày nhưng cũng có trường hợp thời gian cần phải báo trước lên đến 4 tháng.
29/09/2024

Lâm Đồng ban hành quy định mới về xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quy định mới về diện tích đất được phép xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động xây dựng trên đất nông nghiệp và đảm bảo quy hoạch sử dụng đất.
27/09/2024

Sắp triển khai "chỉ cần mỉm cười là thanh toán tiền xong"

Chỉ cần mỉm cười trên thiết bị, không cần nhập bất kì thông tin hay mã PIN, khách hàng có thể thanh toán online. Ông Nguyễn Quang Hưng, Chủ tịch NAPAS cho biết sẽ chính thức triển khai phương thức thanh toán này trong thời gian tới.
27/09/2024

Khi nào bị xóa đăng ký thường trú?

Trong hộ khẩu thường trú của gia đình ông Nguyễn Vĩnh Phúc (Bình Thuận) có tên ông Đặng Bá V. Tuy nhiên, ông V. đã vắng mặt liên tục tại gia đình từ nhiều năm nay.
25/09/2024

16 "ông trâu" tranh tài ở Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Trong chuyên đề tháng 9 của Viện Khoa học Chính sách và Pháp luật, chúng tôi đã có mặt tại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024. Lễ hội năm nay bắt đầu diễn ra từ sáng 21/9 (tức ngày 19/8 Âm lịch) với nhiều điểm mới.
24/09/2024