Từ chuyện 6 cán bộ bị kỷ luật, cần giải mã khối tài sản khủng của ông Đỗ Hữu Ca

Thời gian vừa qua, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, ngày càng quyết liệt, đồng bộ, đạt được nhiều kết quả toàn diện cả ở Trung ương và địa phương. Một trong những thông tin đáng chú ý là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 19 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Trong đó, lần đầu tiên 6 cán bộ bị xử lý kỷ luật do vi phạm trong kê khai tài sản, thu nhập. Kê khai tài sản đã “ngấm” vào cả hệ thống Kê khai tài sản, thu nhập chính là một trong những biện pháp hết sức quan trọng nhằm góp phần ph...

Thời gian vừa qua, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, ngày càng quyết liệt, đồng bộ, đạt được nhiều kết quả toàn diện cả ở Trung ương và địa phương.

Một trong những thông tin đáng chú ý là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 19 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Trong đó, lần đầu tiên 6 cán bộ bị xử lý kỷ luật do vi phạm trong kê khai tài sản, thu nhập. 

Kê khai tài sản đã “ngấm” vào cả hệ thống

Kê khai tài sản, thu nhập chính là một trong những biện pháp hết sức quan trọng nhằm góp phần phát hiện tham nhũng cũng như bảo đảm hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng. Đây là một biện pháp mà chúng ta đã phải hết sức kiên quyết, kiên trì trong nhiều năm qua.
Nhiều nơi đang thực hiện bốc thăm xác minh về kê khai tài sản. Ảnh: Trung tâm báo chí TP.HCM
 
Vấn đề kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập lần đầu tiên được đề cập trong Nghị quyết số 14 ngày 15/5/1996 của Bộ Chính trị. Cụ thể, Bộ Chính trị yêu cầu “triển khai việc thực hiện kê khai thu nhập và nhà đất của cán bộ, công chức, trước nhất là đối với các đối tượng: Cán bộ, công chức lãnh đạo từ cấp huyện trở lên đến cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước”.

Chủ trương đó đã được thực hiện kiên trì và nhất quán gần 30 năm nay, thể hiện trong nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng, trong việc thể chế hóa thành quy định tại Pháp lệnh Chống tham nhũng 1998 đến Luật Phòng chống tham nhũng 2005 và 2018. Đó không hề là một công việc dễ dàng mà đòi hỏi sự kiên định, kiên trì để thay đổi từng bước về nhận thức, ý thức, về phương pháp và cách làm. 

Nghị quyết số 04 ngày 20/8/2006 của Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 10 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí cũng chỉ rõ: 

“Trong Đảng, xây dựng và thực hiện cơ chế đảng viên là cán bộ, công chức thuộc diện kê khai tài sản theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng, phải công khai trong chi bộ bản kê khai, là cấp ủy viên thì còn phải công khai trong cấp ủy; phải giải trình nguồn gốc tài sản của mình theo yêu cầu của tổ chức đảng có thẩm quyền; trường hợp không giải trình được một cách minh bạch, hợp lý thì bị xem xét kỷ luật về Đảng, chính quyền, đoàn thể. Tiến tới tất cả đảng viên là cán bộ, công chức đều phải kê khai tài sản thu nhập, công bố trong chi bộ, cấp ủy và giải trình nguồn gốc tài sản thu nhập khi có yêu cầu".

Có thể nhận thấy rằng kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ đảng viên, nhất là những người có chức vụ, quyền hạn trong hệ thống chính trị luôn là vấn đề khó khăn, phức tạp nhất vì liên quan trực tiếp đến lợi ích của mỗi cá nhân.

Cho nên, sự tranh luận, thậm chí phản ứng là điều đương nhiên và không phải không có một thời kỳ dài, kê khai tài sản bị nhìn nhận là một biện pháp còn mang nặng tính hình thức và không hiệu quả. 

Tuy nhiên từng bước, từng bước một, tinh thần của các nghị quyết, quy định của pháp luật đã “ngấm” vào cả hệ thống, ngày càng trở nên có hiệu quả, được người dân hết sức quan tâm, ủng hộ. Kê khai tài sản đã trở thành công việc bình thường đối với cán bộ, đảng viên. 

Trước hết, sự trung thực của việc kê khai tài sản phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên. Mỗi lần đặt bút lên bản kê khai là một lần người cán bộ, đảng viên tự vấn lòng mình, là một lần tự soi, tự sửa để tự kiểm soát và phòng ngừa từ sớm, từ xa. 

Từ chỗ tuyên truyền, phổ biến quán triệt để thống nhất về nhận thức đến việc kiên trì triển khai thực hiện rộng khắp, kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập dần trở thành nền nếp, thói quen đối với cán bộ, đảng viên. 

Thậm chí, đã có nơi, có đồng chí lãnh đạo tự nguyện xin được xác minh tài sản thu nhập để thể hiện tính tự giác và trong sáng của mình trước Đảng và nhân dân. Mặt khác, việc xác minh nhằm truy tìm những kẻ cố tình vi phạm, dối trá để xử lý nghiêm minh đã và đang được tăng cường. 

Lời cảnh tỉnh cho những ai còn có ý đồ giấu giếm, vi phạm 

Việc hàng loạt cán bộ bị xử lý vì vi phạm trong kê khai tài sản thời gian qua là lời cảnh tỉnh cho những ai còn có ý đồ giấu giếm, vi phạm. Việc xử lý sẽ không chỉ dừng lại ở các hình thức kỷ luật nghiêm khắc mà sẽ tiến tới cả việc xử lý những tài sản không có nguồn gốc minh bạch; không chỉ dừng lại ở những cán bộ, đảng viên đương chức mà còn cả những người đã nghỉ hưu.
Nhà ông Đỗ Hữu Ca tại số 24/18D Lê Hồng Phong, quận Hải An, TP Hải Phòng (Ảnh: T.T)
 
Vụ việc cựu giám đốc công an TP Hải Phòng Đỗ Hữu Ca có thể sẽ không chỉ dừng lại ở hành vi lừa đảo “chạy án” mà còn tiếp tục ở cả việc "giải mã" để xử lý khối tài sản khổng lồ mà cơ quan tố tụng phát hiện được trong quá trình điều tra vụ án.

Cơ quan điều tra đã tạm giữ nhiều đồ vật, tài sản là tiền Việt Nam đồng, tiền ngoại tệ, các trang sức, kim loại màu vàng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mang tên ông Đỗ Hữu Ca cùng vợ là Vũ Thị Lộc và các cá nhân khác; sổ tiết kiệm mang tên Vũ Thị Lộc và các cá nhân khác.

Số tài sản này được bị cáo lý giải là “tiết kiệm từ lương trong quá trình công tác trong lực lượng công an, bố mẹ để lại, quà lễ, Tết của các đơn vị và từ việc kinh doanh dự án, bất động sản của cá nhân ông Ca và của bà Lộc”.

“Đấu tranh chống tham nhũng là nhiệm vụ lâu dài phải tiến hành kiên quyết, kiên trì và thận trọng; không được đơn giản, nóng vội, đồng thời phải khẩn trương, tích cực; chú trọng hiệu quả có kế hoạch cụ thể, bước đi thích hợp” - trích từ Nghị quyết số 14/1996 của Trung ương khóa 8.

Gần 30 năm qua, chúng ta đã nói, đã làm, đã có hiệu quả và sẽ còn làm mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
Theo https://vietnamnet.vn/tu-chuyen-6-can-bo-bi-ky-luat-can-giai-ma-khoi-tai-san-khung-cua-ong-do-huu-ca-2255158.html

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Những hình ảnh xúc động trong 48 giờ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Phu nhân Ngô Thị Mận bật khóc bên linh cữu, biển người chờ viếng tại Hà Nội và TP HCM, đoàn linh xa qua các tuyến phố Thủ đô... là những hình ảnh xúc động trong hai ngày Quốc tang.
27/07/2024

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi mãi thuộc về Tổ quốc và nhân dân

Khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi mãi thuộc về Tổ quốc và nhân dân, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, tên tuổi và sự nghiệp, công lao và đức độ của ông còn sáng mãi trong lịch sử vẻ vang của Đảng ta, dân tộc ta.
27/07/2024

Ủy viên Bộ Chính trị được thuê biệt thự công vụ rộng 500m2

Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư được bố trí cho thuê biệt thự công vụ cao không quá 4 tầng, rộng từ 450 - 500m2, có khuôn viên sân, vườn, hàng rào và lối ra vào riêng biệt, đảm bảo hệ thống an ninh, bảo vệ.
27/07/2024

Đáp từ lễ tang Tổng Bí thư, người con trai nhắc đến nỗi đau sâu sắc của mẹ

Ông Nguyễn Trọng Trường, con trai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói trong đáp từ rằng, việc bố không còn nữa mang đến nỗi đau sâu sắc đối với gia đình, nhất là với mẹ.
27/07/2024

Tài xế xe máy phi lên cầu vượt lúc đoàn xe linh cữu Tổng Bí thư đi qua

Đội CSGT-TT Công an quận Cầu Giấy đang xác minh việc một nam thanh niên đi xe máy lên cầu vượt Hoàng Minh Giám - Nguyễn Chánh, đúng lúc đoàn xe đưa linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi qua.
26/07/2024

Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, đồng chí Tô Lâm, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Lễ tang đọc Lời điếu tại Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
26/07/2024

TRỰC TIẾP: Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ an táng lúc 15h cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
26/07/2024

Loạt cựu cán bộ ở An Giang lĩnh án vì 'rút ruột' ngân sách đi chúc Tết

Lập khống hồ sơ, giảm thi công một số hạng mục của công trình, gây thiệt hại gần 3,5 tỷ đồng để trả nợ tiền chúc Tết, loạt cựu lãnh đạo xã, huyện ở An Giang vừa lĩnh án.
26/07/2024

Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết khai về khối tài sản của mình

Theo kế hoạch, phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC và đồng phạm sẽ bước sang phần tranh luận, đại diện VKS luận tội các bị cáo, tuy nhiên, phiên tòa đã lùi nội dung này sang ngày 26/7.
26/07/2024

Những ký ức không thể phai mờ đối với Đảng bộ và nhân dân Thủ đô

13 giờ 38 phút ngày 19/7/2024, một trái tim suốt đời vì nước, vì dân đã ngừng đập. Dẫu biết rằng, không ai cưỡng được quy luật sinh, lão, bệnh, tử; dẫu đã được dự báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng , song, khi điều không mong muốn nhất thật sự xảy ra, mỗi chúng ta đều cảm thấy hụt hẫng quá lớn, nỗi mất mát không gì bù đắp với niềm thương tiếc khôn nguôi.
26/07/2024

[Ảnh] Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
26/07/2024

Đoàn Bộ Thông tin và Truyền thông viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn Bộ TT&TT do Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng làm trưởng đoàn cùng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ đã vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
25/07/2024