Trao giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới năm 2024

Mới đây, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Minh Hương - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chia sẻ: Các tác phẩm tham gia giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới năm 2024 đã có sự đầu tư nghiêm túc, công phu. Các tác giả đã có nhiều cách thức thể hiện sáng tạo, sinh động, hấp dẫn công chúng. Nội dung tác phẩm thể hiện rõ năng lực chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo báo chí khi khai thác các vấn đề về bình đẳng giới.

Nhiều tác phẩm đã tập trung lên tiếng về những vấn đề có tính thời sự như: Định kiến giới, bạo lực trên cơ sở giới, các rào cản đối với sự tiếp cận cơ hội công bằng của phụ nữ và đề xuất những giải pháp thực tiễn, bền vững; những mô hình, sáng kiến thúc đẩy bình đẳng giới, qua đó góp phần thay đổi nhận thức, khơi dậy sự đồng cảm và thúc đẩy hành động tích cực từ cộng đồng.

Toàn cảnh Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới năm 2024
Toàn cảnh Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới năm 2024

Bà Nguyễn Thị Minh Hương tin tưởng rằng, với thành công ban đầu của Giải báo chí toàn quốc và Bình đẳng giới năm 2024 sẽ góp phần tạo động lực, khuyến khích đội ngũ phóng viên, nhà báo có thêm nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc góp phần thực hiện các mục tiêu Quốc gia về bình đẳng giới, mục tiêu phát triển bền vững.

Tại Lễ trao giải, Ban Tổ chức vinh danh các tác phẩm xuất sắc ở 04 thể loại (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình) với cơ cấu giải thưởng cho mỗi thể loại gồm: 01 giải A, 01 giải B, 02 giải C và 02 giải Khuyến khích.

Trong đó, ở loại hình báo in, giải A được trao cho tác giả Nguyễn Thị Diệu Hiền, Báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với tác phẩm “Ký sự Ia Mơ - đường ra “trạm đẻ” đã gần”. Với loại hình báo điện tử, giải A thuộc về tác giả Nguyễn Việt Đức, Ban Biên tập tin trong nước - Thông tấn xã Việt Nam với tác phẩm “Thúc đẩy bình đẳng giới bền vững”.

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến (thứ 3 từ phải sang) và bà Pauline Tamesis (thứ 2 từ trái sang), Điều phối viên thường trực của Liên hợp quốc tại Việt Nam trao giải A cho đại diện 4 tác giả/nhóm tác giả.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến (thứ 3 từ phải sang) và bà Pauline Tamesis (thứ 2 từ trái sang), Điều phối viên thường trực của Liên hợp quốc tại Việt Nam trao giải A cho đại diện 4 tác giả/nhóm tác giả.

Giải A của loại hình phát thanh được trao cho nhóm tác giả Lê Thị Hằng, Trần Sỹ Đức (Ban Thời sự Đài Tiếng nói Việt Nam) với tác phẩm: "Nhức nhối nạn tảo hôn vùng cao: Hủ tục hay nhờn luật pháp”. Giải A của loại hình truyền hình được trao cho tác giả Chu Dương Thúy Anh, Trung tâm Phim tài liệu, Đài Truyền hình Việt Nam với tác phẩm "Bà tôi, mẹ tôi, chị em tôi".

Đồng thời, Ban Tổ chức cũng trao 03 giải tập thể tặng các cơ quan, đơn vị có nhiều tác phẩm dự thi chất lượng là Báo Phụ nữ Việt Nam, Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh và Báo Nghệ An.

Các tác phẩm đạt giải đều mang tới những thông điệp ý nghĩa về bình đẳng giới, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs); đồng thời, cũng là lời khẳng định sâu sắc vai trò của báo chí, truyền thông trong xây dựng một xã hội công bằng, tiến bộ, một môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ em.

Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024 được tổ chức nhằm hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới. Sự kiện hướng tới kỷ niệm 30 năm Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh và 10 năm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

Đồng thời, đây cũng là một trong những hoạt động trong khuôn khổ đối tác chiến lược của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và UN Women, nhằm thúc đẩy môi trường thuận lợi cho hoạt động bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam.

Theo Viện KH-CS&PL Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Đề xuất chính sách nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong sử dụng lao động ở Việt Nam

Bình đẳng giới trong lao động không chỉ là một vấn đề xã hội mà còn là một yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển bền vững.
22/12/2024

Bình đẳng giới - Vấn đề xã hội mang tính toàn cầu

Bình đẳng giới (phụ nữ và nam giới được hưởng các cơ hội, quyền và nghĩa vụ như nhau trong mọi lĩnh vực của cuộc sống) là một trong những vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Vấn đề này được Liên Hiệp quốc và cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm và cùng thống nhất hành động giải quyết, nhằm đạt được sự bình đẳng thực sự giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
21/12/2024

Chính sách của Việt Nam về bình đẳng giới

Việt Nam đã và đang xây dựng khung khổ pháp luật quốc gia về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ khá tiến bộ, bao gồm các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Luật Bình đẳng giới - Luật số 73/2006/QH 11 ngày 29/11/2006, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030 đều nhằm mục tiêu: “Tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước”.
21/12/2024

Nỗ lực nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, rút ngắn khoảng cách về giới tính trong đời sống xã hội

Trong khuôn khổ “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024” (từ ngày 15/11 đến ngày 15/12) vừa qua, nhiều hoạt động đã được tổ chức trên toàn quốc, tập trung vào chủ đề bảo đảm an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ, trẻ em gái; hướng tới chuyển đổi hành vi, rút ngắn khoảng cách về giới trong đời sống xã hội.
20/12/2024

Bình đẳng giới trong sử dụng lao động ở Việt Nam: Thực trạng và thách thức

Bình đẳng giới trong sử dụng lao động là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn cầu. Trong bối cảnh phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, việc đảm bảo quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người, bất kể giới tính hay bản dạng giới, trở thành một yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bền vững. Mặc dù Việt Nam đã có những quy định pháp luật rõ ràng về bình đẳng giới trong lao động, nhưng thực trạng vẫn còn nhiều thách thức. Điều này đòi hỏi một sự thay đổi đồng bộ từ cả hệ thống pháp luật lẫn nhận thức của cộng đồng để xây dựng một môi trường làm việc công bằng, nơi mọi người đều có cơ hội phát triển và đóng góp cho xã hội.
19/12/2024

Thành tựu đáng kể của Việt Nam khi thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới

Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Trong bối cảnh toàn cầu đang dần chuyển mình mạnh mẽ, việc Việt Nam đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực bình đẳng giới không chỉ thể hiện nỗ lực của Chính phủ mà còn là dấu hiệu cho sự tiến bộ trong nhận thức và hành động của toàn xã hội.
18/12/2024

Bình đẳng giới tại Thụy Điển: Thiên đường của phụ nữ và những điều có thể áp dụng tại Việt Nam

Thụy Điển là một quốc gia Bắc Âu nổi bật với diện tích lớn thứ ba trong Liên minh châu Âu, không chỉ được biết đến với vẻ đẹp thiên nhiên và hệ thống phúc lợi xã hội phát triển mà còn là một hình mẫu điển hình về bình đẳng giới.
17/12/2024

Hà Nội: Đại hội điểm tại chi bộ trực thuộc Đảng bộ trấn Quang Minh, huyện Mê Linh

Ngày 15/12/2024, Chi bộ Tổ dân phố số 5 đã tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2027. Đây là đơn vị được Đảng uỷ Thị trấn Quang Minh chọn là đại hội điểm trước khi đại hội trên diện rộng.
16/12/2024

Cùng nhau san sẻ yêu thương: Hỗ trợ người mẹ trẻ khó khăn, nuôi 3 con nhỏ tại xã vùng cao Hà Giang

Tại thôn Nậm Sái, xã Nà Chì, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, một câu chuyện đầy đau thương đang diễn ra và cần sự hỗ trợ từ cộng đồng. Hoàng Thị Trực, một người mẹ trẻ sinh năm 1998, vừa phải gánh chịu nỗi mất mát quá lớn khi chồng cô qua đời do đột quỵ vào ngày 23/11 vừa qua. Trực đang sống cùng ba đứa con nhỏ, trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn trầm trọng.
12/12/2024

Phái đoàn Cụm thi đua Thanh tra Sở Văn hoá các tỉnh Đồng bằng sông Hồng về chùa Cây Thị lễ Phật

Chiều 5/11, Phái đoàn Cụm thi đua Thanh tra Sở Văn hoá các tỉnh Đồng bằng sông Hồng đã có chuyến viếng thăm đầy ý nghĩa đến chùa Cây Thị, nơi đây không chỉ là một địa điểm tôn nghiêm mà còn là biểu tượng cho những nỗ lực trong công tác thi đua khen thưởng của các tỉnh trong khu vực.
08/12/2024

Hà Nội: Thị trấn Quang Minh (Mê Linh) tổ chức bầu cử tổ trưởng tổ dân phố nhiệm kỳ 2024-2027

Thực hiện Kế hoạch số 122/KH-UBND ngày 30/8/2024 của UBND thị trấn Quang Minh về việc bầu cử tổ trưởng tổ dân phố nhiệm kỳ 2024-2027. Ngày 10/11/2024, cuộc bầu cử tổ trưởng tổ dân phố đã được diễn ra tại các điểm bầu cử của 10 tổ dân phố.
11/11/2024

Phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực báo chí - truyền thông

Ngày 8/11, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Quan điểm, định hướng giải pháp tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí-truyền thông Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.” Sự kiện này nằm trong khuôn khổ đề tài khoa học cấp nhà nước nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí-truyền thông Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
08/11/2024