TOÀN VĂN: Dự thảo Thông tư cơ cấu lại thời hạn trả nợ hỗ trợ khách hàng do ảnh hưởng của bão số 3

Toàn văn dự thảo Thông tư quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 đang được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lấy ý kiến.

THÔNG TƯ
Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3 (sau đây là bão số 3).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức tín dụng (không bao gồm ngân hàng chính sách), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Khách hàng (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện) của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ khách hàng là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Hoà Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa gặp khó khăn trong việc trả nợ do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3.

3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3.

Điều 3. Áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan

Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 được thực hiện theo quy định tại Thông tư này; các nội dung khác liên quan đến cơ cấu lại thời hạn trả nợ không quy định tại Thông tư này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đáp ứng các quy định sau đây:

1. Khách hàng quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này có dư nợ gốc phát sinh trước ngày 07/9/2024 và từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.

2. Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 07/9/2024 đến hết ngày 31/12/2025.

3. Số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 (mười) ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ của khoản nợ đã quá hạn trên 10 (mười) ngày trong khoảng thời gian từ ngày 07/9/2024 đến ngày Thông tư này có hiệu lực khi thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu tiên theo quy định tại Thông tư này.

4. Khách hàng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá gặp khó khăn không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Do khách hàng bị ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3;

b) Do đối tác (đối tác có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn bị ảnh hưởng của bão số 3 quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này) của khách hàng bị ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 nên không thực hiện được đúng, đầy đủ các cam kết, thỏa thuận đã ký với khách hàng.

5. Khách hàng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá:

a) Khách hàng có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Khách hàng bị ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 và đang cần có thời gian để ổn định đời sống, xây dựng, tìm kiếm phương án khôi phục sản xuất kinh doanh. Việc xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với trường hợp này được thực hiện trong 03 tháng đầu tiên kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực và thời gian cơ cấu thời hạn trả nợ không quá 01 năm kể từ ngày được cơ cấu lại thời gian trả nợ.

6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ vi phạm quy định pháp luật.

7. Việc xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2025 và không giới hạn về số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

8. Thời điểm trả nợ cuối cùng của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) được xác định phù hợp với mức độ khó khăn của khách hàng nhưng không vượt quá ngày 31/12/2026.

Điều 5. Theo dõi đối với khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ

1. Khoản nợ có số dư nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này nhưng sau đó không được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản nợ này phù hợp theo quy định về nghiệp vụ cấp tín dụng có liên quan.

2. Đối với số lãi phải thu của khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này trong trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1), kể từ ngày được cơ cấu lại, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải hạch toán thu nhập (dự thu) mà thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu; thực hiện hạch toán vào thu nhập khi thu được theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều 6. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm về quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này, thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ đảm bảo giám sát chặt chẽ, an toàn, phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ để trục lợi.

2. Ban hành quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định của Thông tư này để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, trong đó quy định cụ thể các nội dung sau:

a) Tiêu chí xác định khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này;

b) Trình tự, thủ tục, phân công, phân cấp, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này bảo đảm nguyên tắc cá nhân, bộ phận quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ không là cá nhân, bộ phận phê duyệt cấp tín dụng, trừ trường hợp việc cấp tín dụng do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc/Giám đốc, ngân hàng mẹ (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) thông qua. Trường hợp việc xét duyệt cấp tín dụng và xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ thực hiện thông qua cơ chế hội đồng thì Chủ tịch Hội đồng xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ không phải là Chủ tịch Hội đồng xét duyệt cấp tín dụng và ít nhất hai phần ba (2/3) thành viên Hội đồng xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ không phải là thành viên của Hội đồng xét duyệt tín dụng;

c) Tần suất rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ; theo dõi, kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này.

3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi 01 (một) bản quy định nội bộ quy định tại khoản 2 Điều này cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính) theo quy định pháp luật.

4. Trong thời hạn 10 (mười) ngày đầu tiên của mỗi tháng, tổ chức tín dụng (trừ quỹ tín dụng nhân dân), chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng) về tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đến ngày cuối cùng của tháng liền trước theo quy định tại Phụ lục 01 và Phụ lục 02 đính kèm Thông tư này.

5. Trong thời hạn 10 (mười) ngày đầu tiên của mỗi tháng, tổ chức tín dụng là Quỹ tín dụng nhân dân phải gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) nơi đặt trụ sở chính về tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đến ngày cuối cùng của tháng liền trước theo quy định tại Phụ lục 01 và Phụ lục 02 đính kèm Thông tư này.

Điều 7. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1. Trách nhiệm của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế

a) Tổng hợp báo cáo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư này và điểm a khoản 3 Điều này;

b) Chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và các đơn vị liên quan trong việc tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện.

2. Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

Thực hiện thanh tra, giám sát việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện Thông tư này theo chức năng, nhiệm vụ.

3. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh

a) Theo dõi, đôn đốc, tra soát và kiểm duyệt mẫu biểu báo cáo của Quỹ tín dụng nhân dân quy định tại khoản 5 Điều 6 Thông tư này; theo dõi, tra soát và kiểm duyệt báo cáo của các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn theo mẫu biểu báo cáo quy định tại Phụ lục 01 Thông tư này;

b) Thực hiện thanh tra, giám sát việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện Thông tư này theo chức năng, nhiệm vụ.

Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 8. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày … tháng 10 năm 2024.

Điều 9. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Chánh Thanh tra giám sát, ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.   

TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI                     Phụ lục 01

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CƠ CẤU LẠI THỜI HẠN TRẢ NỢ THEO THÔNG TƯ SỐ …/2024/TT-NHNN

Kỳ báo cáo tháng … năm …

Đơn vị: tỷ đồng, khách hàng

STT

Chỉ tiêu

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ

Tổng dư nợ của khách hàng có số dư được cơ cấu lại thời hạn trả nợ tại cuối kỳ báo cáo

Nợ không bị chuyển sang nhóm nợ xấu do được giữ nguyên nhóm nợ

Dự phòng

Số lãi phải thu hạch toán ngoại bảng theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này

Lũy kế

Tại cuối kỳ báo cáo

Tổng giá trị nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lũy kế

Số lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lũy kế (gốc và/hoặc lãi)

Dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ tại cuối kỳ báo cáo

Số khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ tại cuối kỳ báo cáo (gốc và/hoặc lãi)

Tổng số dư nợ của khách hàng có khoản nợ không bị chuyển sang nhóm nợ xấu do được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ tại cuối kỳ báo cáo

Trong đó:

Số khách hàng không bị chuyển sang nhóm nợ xấu tại cuối kỳ báo cáo

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung tại cuối kỳ báo cáo

Trong đó:

Gốc

Lãi

Gốc

Lãi

Số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ không bị chuyển sang nhóm nợ xấu

Số tiền dự phòng cụ thể đã trích bổ sung

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

I

Phân theo khách hàng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Phân theo mục đích vay vốn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Phân theo 21 ngành kinh tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Khai khoáng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Công nghiệp chế biến, chế tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Xây dựng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Vận tải kho bãi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Thông tin và truyền thông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Hoạt động kinh doanh bất động sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Hoạt động của đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng; bảo đảm xã hội bắt buộc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

Giáo dục và đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

Hoạt động dịch vụ khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20

Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

21

Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO:

1. Tổ chức tín dụng (trừ ngân hàng chính sách), chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là TCTD) gửi báo cáo thông qua Hệ thống báo cáo thống kê tập trung của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bao gồm số liệu toàn hệ thống và số liệu của từng chi nhánh tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong hệ thống.

2. TCTD thực hiện báo cáo định kỳ hàng tháng theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 6 Thông tư này.

3. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Tín dụng CNKT, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.

4. Hướng dẫn cụ thể:

- TCTD báo cáo số liệu đến ngày cuối cùng của tháng liền trước, định kỳ hàng tháng.

- TCTD không báo cáo tại các ô màu xám.

- Cột (3): Lũy kế từ ngày Thông tư có hiệu lực đến cuối tháng báo cáo (lưu ý chỉ báo cáo nợ gốc phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ từng lần theo Thông tư này, không phải toàn bộ dư nợ của khoản nợ).

- Cột (4): Số tiền lãi đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư này lũy kế từ ngày Thông tư có hiệu lực đến cuối tháng báo cáo.

- Cột (5): Số lượt khách hàng đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư này lũy kế từ ngày Thông tư có hiệu lực đến cuối tháng báo cáo (một khách hàng có thể có nhiều lượt được cơ cấu lại thời hạn trả nợ).

- Cột (6): Số dư nợ gốc (không phải toàn bộ dư nợ của khoản nợ) được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư này tại ngày cuối tháng báo cáo (Trường hợp đã kết thúc thời hạn cơ cấu nhưng khách hàng chưa trả hết nợ được cơ cấu, TCTD báo cáo số dư nợ cơ cấu còn lại thực tế tại ngày cuối tháng báo cáo).

- Cột (7): Số tiền lãi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư này tại ngày cuối tháng báo cáo. (Lưu ý trường hợp đã kết thúc thời hạn cơ cấu nhưng khách hàng chưa trả hết tiền lãi được cơ cấu, Tổ chức tín dụng báo cáo số tiền lãi được cơ cấu còn lại thực tế tại ngày cuối tháng báo cáo).

- Cột (8): Số khách hàng còn dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư này tại ngày cuối tháng báo cáo (tương ứng với số liệu tại cột 6, cột 7).

- Cột (9): Tổng dư nợ (gốc và lãi) của khách hàng có số dư được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư này tại ngày cuối tháng báo cáo (tương ứng với các khách hàng được thống kê tại cột 8).

- Cột (10): Tổng dư nợ gốc của khách hàng có khoản nợ có số dư nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư này đang được phân loại ở nhóm 1, 2 nhưng sẽ phải chuyển sang nhóm 3, 4, 5 nếu thực hiện phân loại lại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại ngày cuối tháng báo cáo.

- Cột (11): Số dư nợ gốc được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này của khách hàng được thống kê tại cột 8 đang được phân loại ở nhóm 1, 2 nhưng sẽ phải chuyển sang nhóm 3, 4, 5 nếu thực hiện phân loại lại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại ngày cuối tháng báo cáo.

- Cột (12): Tổng số khách hàng có số dư nợ được thống kê tại cột 10 tại ngày cuối tháng báo cáo.

- Cột (13): Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung của các khách hàng có số nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư.

- Cột (14): Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung đã trích của các khách hàng có số nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư.

- Cột (15): Số lãi phải thu theo dõi ngoại bảng của các khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư.

- Dòng II báo cáo số liệu phân theo mục đích cho vay: (1) Phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng (theo quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN và Thông tư số 43/2016/TT-NHNN); (2) Phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh (là khoản cho vay/ cho thuê tài chính nhằm phục vụ các mục đích ngoài mục đích tại dòng 1 (Mục II)).

- Dòng III báo cáo số liệu phân theo 21 ngành kinh tế theo quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

 

TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI

       

Phụ lục 02

 
                 

BÁO CÁO SỐ LƯỢNG KHÁCH HÀNG ĐƯỢC CƠ CẤU LẠI THỜI HẠN TRẢ NỢ

 

STT

Chỉ tiêu

Số lũy kế đến thời điểm cuối kỳ báo cáo

Số phát sinh trong kỳ báo cáo

Tổng số khách hàng có đề nghị được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ lũy kế

Trong đó:

Tổng số khách hàng có đề nghị được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ trong kỳ báo cáo

Trong đó:

Số khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gốc và/hoặc lãi) và giữ nguyên nhóm nợ lũy kế

Số khách hàng không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lũy kế

Số khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ tại cuối kỳ báo cáo (gốc và/hoặc lãi)

Số khách hàng không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ tại cuối kỳ báo cáo

Nguyên nhân TCTD không cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng (nêu nguyên nhân chính, chủ yếu)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

Cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

2

Doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

3

Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

4

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị: khách hàng

HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO:

1. Các tổ chức tín dụng (trừ ngân hàng chính sách), chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo thông qua Hệ thống báo cáo thống kê tập trung của NHNN số liệu toàn hệ thống.

2. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Tín dụng CNKT, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố.

3. Hướng dẫn cụ thể:

- Cột (3): Tổng số khách hàng đề nghị tổ chức tín dụng xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư lũy kế từ ngày Thông tư có hiệu lực đến cuối tháng báo cáo.

- Cột (4): Số khách hàng đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư lũy kế từ ngày Thông tư có hiệu lực đến cuối tháng báo cáo.

- Cột (5): Số khách hàng không được chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư lũy kế từ ngày Thông tư có hiệu lực đến cuối tháng báo cáo.

- Cột (6): Tổng số khách hàng có đề nghị được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư trong tháng báo cáo.

- Cột (7): Số khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư phát sinh trong tháng báo cáo tính đến cuối tháng báo cáo.

- Cột (8): Số khách hàng không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ phát sinh trong tháng báo cáo tính đến cuối tháng báo cáo.

- Cột (9): Nguyên nhân tổ chức tín dụng không chấp thuận đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khách hàng (chỉ nêu nguyên nhân chính, chủ yếu).

Theo Cổng TTĐT Chính Phủ Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Quyết định 1782/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc thành lập phòng công chứng

Bộ Tư pháp vừa ban hành Quyết định 1782/QĐ-BTP, trong đó bổ sung các thủ tục hành chính nội bộ vào hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ.
15/10/2024

Từ 14/10: Bán đất không sổ đỏ bị phạt nặng đến 100 triệu đồng

Theo Nghị định 123/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 4/10/2024, cá nhân hoặc tổ chức thực hiện chuyển nhượng đất đai mà không có sổ đỏ hoặc đang trong tình trạng tranh chấp sẽ phải đối mặt với mức phạt lên đến 100 triệu đồng. Mức phạt này sẽ được áp dụng tùy theo mức độ vi phạm.
15/10/2024

Hành lang pháp lý cho thương mại điện tử xuyên biên giới

Theo Tổng cục Hải quan, Việt Nam hiện được coi là một trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử cao nhất toàn cầu và dẫn đầu khu vực Đông Nam Á. Năm 2023, tổng doanh thu từ giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng trên các nền tảng thương mại điện tử đã đăng ký tại Việt Nam đạt khoảng 498.900 tỷ đồng. Nhưng với sự tăng trưởng "chóng mặt" này, hiện nay Việt Nam vẫn chưa có quy định riêng đối với hàng hóa được giao dịch qua thương mại điện tử xuyên biên giới.
11/10/2024

Cục Cảnh sát giao thông thông tin về bỏ quy định công khai kế hoạch tuần tra, kiểm soát

Theo Cục CSGT, hoạt động của lực lượng CSGT ngoài việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông còn trực tiếp hoặc phối hợp với lực lượng nghiệp vụ thực hiện công tác phòng, chống tội phạm trên các tuyến giao thông. Vì vậy, kế hoạch công tác là tài liệu mật hoặc nội bộ trong lực lượng.
09/10/2024

Luật Đất đai 2024: Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Tại Mục 1, Chương VII Luật Đất đai số 31/2024/QH15 có những quy định chung về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, trong đó cũng có những quy định cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các trường hợp đặc biệt; việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập và việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với dự án đầu tư hay kinh phí và chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (Điều 91, 92, 93, 94).
07/10/2024

Sửa quy định hình thức giám sát của nhân dân với Cảnh sát giao thông

Bộ Công an ban hành Thông tư 46/2024/TT-BCA ngày 30/9/2024, trong đó sửa đổi, bổ sung quy định hình thức giám sát của nhân dân trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
05/10/2024

Thủ tướng yêu cầu có gói 30.000 tỷ đồng cho nhà xã hội trong tháng 10

Thủ tướng giao Bộ Xây dựng nghiên cứu gói tín dụng mới trị giá 30.000 tỷ đồng cho nhà xã hội trong tháng 10.
05/10/2024

Quy định mới về điều kiện không phải tập sự công chức

Nghị định 116/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện không phải tập sự công chức.
03/10/2024

Tài khoản giao thông là gì? Những thông tin trong tài khoản giao thông

Tài khoản giao thông có thông tin số tài khoản, chủ tài khoản, phương tiện gắn thẻ đầu cuối,...
01/10/2024

Chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Một loạt những chính sách liên quan vấn đề kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 10/2024.
30/09/2024

TP HCM bồi thường bằng nhà, đất ở khi thu hồi đất nông nghiệp

Từ 25/9, các hộ dân tại TP HCM có đất nông nghiệp thuộc diện bị thu hồi được bồi thường bằng nhà, đất ở hoặc thương mại dịch vụ.
27/09/2024

QUY ĐỊNH MỚI VỀ BỔ NHIỆM LẠI CÔNG CHỨC GIỮ CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

Công chức lãnh đạo, quản lý có thể được bổ nhiệm lại với số lần không hạn chế, trừ trường hợp có quy định khác của Đảng hoặc của pháp luật chuyên ngành.
26/09/2024