Tích cực đấu tranh với "bệnh ngại phê bình"

Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng đi vào chiều sâu càng cho thấy rõ vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng trong việc quản lý đảng viên.

Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Từ các trường hợp cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật, phải xử lý nghiêm khắc, nhất là những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, cấp ủy cần rút ra bài học là phải sớm phát hiện những hành vi tiêu cực, biểu hiện suy thoái trong đội ngũ đảng viên để ngăn chặn kịp thời, không để tồn tại kéo dài, tích tụ thành khuyết điểm, vi phạm lớn.

Để làm được điều đó, cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng phải thực hiện nghiêm túc công tác tự phê bình và phê bình, đồng thời phải tích cực đấu tranh với "bệnh ngại phê bình" (biết đồng chí của mình có khuyết điểm nhưng nể nang không nói).

Một tập thể sẽ mất sức chiến đấu khi công tác tự phê bình và phê bình không được thực hiện nghiêm, không đúng thực chất ý nghĩa của nó. Tuy nhiên thực tế cho thấy, có những nơi, người đứng đầu cấp ủy chưa coi trọng đúng mức công tác tự phê bình và phê bình, tổ chức thực hiện công tác này còn mang tính hình thức, đồng thời đối với bản thân cũng chưa tự giác kiểm điểm nghiêm túc, thẳng thắn chỉ ra những yếu kém của mình.

Cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng phải thực hiện nghiêm túc công tác tự phê bình và phê bình, đồng thời phải tích cực đấu tranh với "bệnh ngại phê bình" (biết đồng chí của mình có khuyết điểm nhưng nể nang không nói).

Chính vì lẽ đó mà ở nhiều nơi còn diễn ra hiện tượng phổ biến là cán bộ, đảng viên cấp dưới nói chung ngại phê bình, xuê xoa với khuyết điểm của cấp trên; trong sinh hoạt chi bộ thì ngại nói thật hoặc chỉ nói chung chung, không đi vào vấn đề cụ thể. Hiện tượng nêu trên ấy đã làm cho việc phê bình không còn đúng thực chất, mất đi ý nghĩa. Những biểu hiện vi phạm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên vì thế dễ bị bỏ qua hoặc được bao che cho đến khi trở thành sai phạm lớn, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng.

Vì vậy, để công tác tự phê bình và phê bình bảo đảm đúng thực chất, có hiệu quả, góp phần quản lý tốt đảng viên, giữ gìn sức chiến đấu của tổ chức đảng, chúng ta cần tích cực đấu tranh với "bệnh ngại phê bình".

Cần phải chỉ rõ nguyên nhân vì sao cán bộ, đảng viên ngại phê bình, ngại góp ý với đồng chí, đồng nghiệp, "mũ ni che tai" cho lành, nhất là đối với cấp trên; vì sao nhiều người chọn phương án "im lặng là vàng" hoặc phê bình theo kiểu xuôi chiều "không ảnh hưởng đến ai"… để có giải pháp đấu tranh hiệu quả.

Trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhắc nhở: Kiểm điểm, tự phê bình và phê bình là khâu mở đầu, mấu chốt, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình cần được chuẩn bị thật chu đáo, chỉ đạo tỉ mỉ, chặt chẽ, tiến hành nghiêm túc, thận trọng. Cán bộ, đảng viên nghiêm túc tự phê bình, kiểm điểm, tự soi lại mình, đơn vị mình, gia đình mình, cái gì tốt thì phát huy, cái gì khiếm khuyết thì tự điều chỉnh, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa mình.

Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII đã xác định nhiệm vụ và giải pháp: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác chính trị, tư tưởng, tự phê bình và phê bình; Nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ chức đảng, các tổ chức chính trị-xã hội, nhất là cấp ủy, thường vụ cấp ủy, đề cao và thực hiện nghiêm tự phê bình và phê bình từ Trung ương đến chi bộ, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, "dĩ hòa vi quý".

Gần đây nhất, Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (Quy định số 144-QĐ/TW) được Bộ Chính trị ban hành ngày 9/5/2024, trong mục 4, Điều 3 nêu rõ: "Trung thực, thẳng thắn, khách quan, công tâm, tích cực đấu tranh tự phê bình và phê bình, không giấu khuyết điểm, không nói sai sự thật; thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh". Đó là những định hướng để chúng ta tăng cường đấu tranh chống "bệnh ngại phê bình". Phê bình thẳng thắn là giải pháp hiệu quả phòng ngừa những nguy cơ mắc khuyết điểm cho mỗi cá nhân, tổ chức đảng, đồng thời tạo sức mạnh cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Theo Nhân Dân Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Ông Lê Ánh Dương bị miễn nhiệm chức Chủ tịch tỉnh Bắc Giang

Ông Lê Ánh Dương bị HĐND tỉnh Bắc Giang miễn nhiệm chức Chủ tịch UBND tỉnh tại kỳ họp sáng 8/10.
08/10/2024

Truy tố cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ và cựu Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải

VKSND Tối cao truy tố 15 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil.
18/09/2024

Khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13

Sáng 18/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị.
18/09/2024

Thủ tướng nhiều lần nghẹn giọng, bật khóc khi đề cập tới mất mát của người dân do bão Yagi

Trong hội nghị thứ 2 của Thường trực Chính phủ sau cơn bão Yagi, Thủ tướng nhiều lần nghẹn giọng, bật khóc khi đề cập tới sự tàn phá, hậu quả nặng nề và những mất mát, thiệt hại của người dân, của đất nước.
16/09/2024

Bắt nguyên Phó Chủ tịch huyện ở Thái Bình liên quan đến doanh nhân La “điên”

Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với nguyên lãnh đạo huyện Kiến Xương (tỉnh Thái Bình) do liên quan đến doanh nhân La “điên”.
14/09/2024

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 9/2024

Ngày 14/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2024, nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, khắc phục hạn chế, tháo gỡ vướng mắc, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển.
14/09/2024

Đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang, Quảng Ngãi và đồng chí Đặng Quốc Khánh

Trong các ngày 10 và 11/9, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 47. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
11/09/2024

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập; triển khai phương tiện, kể cả trực thăng, hỗ trợ người dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu triển khai lực lượng, phương tiện (kể cả máy bay trực thăng) tiếp cận bằng được để hỗ trợ vận chuyển lương thực, thực phẩm cho người dân; bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, phát hiện, xử lý kịp thời các sự cố ngay từ giờ đầu.
11/09/2024

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư thăm hỏi đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Chia buồn với gia đình các nạn nhân, những người có thân nhân mất trong bão lũ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đồng thời chỉ đạo ưu tiên cứu người, đảm bảo không người dân nào bị đói ăn, thiếu mặc.
10/09/2024

Tân Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Huy Dũng được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên

Ban Bí thư Trung ương Đảng điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên nhiệm kỳ 2020-2025. Chiều 6/9, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã bầu đồng chí Nguyễn Huy Dũng giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, nhiệm kỳ 2020-2025.
06/09/2024

Giải quyết tố cáo nhân sự đại hội Đảng, không để người tham nhũng lọt vào cấp ủy

Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng tập trung giải quyết kịp thời các tố cáo, phản ánh liên quan đến nhân sự đại hội Đảng các cấp; kiên quyết không để lọt vào cấp ủy những cán bộ tham nhũng, tiêu cực, suy thoái.
06/09/2024

Ông Tô Ân Xô và Trần Đăng Quỳnh làm trợ lý Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Trung tướng Tô Ân Xô và đại tá Trần Đăng Quỳnh, trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an, được Ban Bí thư bổ nhiệm làm trợ lý Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
05/09/2024