Thực hiện nghiêm việc công bố đầy đủ, kịp thời thủ tục hành chính

Các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện nghiêm việc công bố, công khai kịp thời, đầy đủ, chính xác các thủ tục hành chính (TTHC) theo quy định; cố gắng đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nhất là dịch vụ công toàn trình nhằm đáp ứng mong mỏi của người dân và doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương - Ảnh: VGP/Hải Minh

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương - Ảnh: VGP/Hải Minh

Yêu cầu trên được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nêu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương: Quốc phòng, Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Tây Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh, diễn ra sáng 8/5.

Cuộc họp nhằm rà soát tiến độ đơn giản hoá, cắt giảm điều kiện kinh doanh; phân cấp trong giải quyết TTHC; cắt giảm, đơn giản hoá TTHC nội bộ; cắt giảm, đơn giản hoá TTHC và giấy tờ công dân; cắt giảm, đơn giản hoá TTHC liên quan đến phiếu lý lịch tư pháp; tích hợp, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành; số hoá hồ sơ; công khai TTHC; tiếp nhận và giải quyết hồ sơ TTHC; thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia; xử lý kiến nghị, phản ánh của các tổ chức, cá nhân…

Báo cáo tại cuộc họp cho thấy tỉ lệ hồ sơ đồng bộ trên Cổng dịch vụ công quốc gia của các bộ chưa cao, trong đó Bộ Thông tin và Truyền thông mới đạt 14%, Bộ Ngoại giao đạt 12%. Trong trong khi đó, các địa phương đạt tỉ lệ hồ sơ đồng bộ trên Cổng dịch vụ công cao hơn như Tây Ninh đạt 93,7%, Quảng Ninh đạt 90,8%, Hà Nội đạt 49,89%, TPHCM đạt 25,97%. 

Về tỉ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, Đà Nẵng đạt tỉ lệ 67,56%, Tây Ninh đạt 52,66%, Hải Phòng đạt 30,97%, Quảng Ninh đạt 28,69%, TPHCM đạt 26,33%, Hải Dương đạt 19,37%, Hà Nội đạt 10,71%, thấp hơn so với mục tiêu của Chính phủ đặt ra là 80%.

Đối với tỉ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến, Bộ Thông tin và Truyền thông đạt 17,36%, Tây Ninh đạt 36,81%, Quảng Ninh đạt 31,81%, Hà Nội đạt 13,84%, thấp hơn so với mục tiêu đặt ra của Chính phủ là 45%. 

Các địa phương khác đạt tỉ lệ từ trên 53% trở lên, trong đó Hải Dương đạt tỉ lệ cao nhất là 71%.

Về xử lý phản ánh kiến nghị của tổ chức, cá nhân, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và tỉnh Quảng Ninh đã xử lý 100% phản án kiến nghị. Một số địa phương có tỉ lệ hài lòng trong xử lý kiến nghị cao gồm Tây Ninh đạt 95%, TPHCM và Đà Nẵng đạt 96%, Hải Dương và Hải Phòng đạt khoảng 93%.

Tại cuộc họp, các địa phương kiến nghị các bộ, ngành Trung ương đẩy nhanh việc ban hành một số văn bản hướng dẫn, trong đó có quy định về định mức kinh tế kỹ thuật đối với nội dung chi cho hoạt động hướng dẫn, tiếp nhận, số hoá hồ sơ, giấy tờ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thực hiện.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần chung là các bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm, nỗ lực cố gắng, tăng tốc thực hiện những mục tiêu đặt ra theo phương án đơn giản hóa, cắt giảm TTHC đã được phê duyệt cho năm 2024 - Ảnh: VGP/Hải Minh

Phó Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần chung là các bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm, nỗ lực cố gắng, tăng tốc thực hiện những mục tiêu đặt ra theo phương án đơn giản hóa, cắt giảm TTHC đã được phê duyệt cho năm 2024 - Ảnh: VGP/Hải Minh

Các địa phương cũng đề nghị các bộ, ngành hỗ trợ trong kết nối với cơ sở dữ liệu chuyên ngành; tiếp tục hoàn thiện tính năng thanh toán trên Cổng dịch vụ công quốc gia; sớm công bố công khai TTHC theo đúng Nghị định 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 92/2017/NĐ-CP.

Quảng Ninh đề nghị sớm hoàn thành phần mềm quản lý hệ thống thông tin đất đai để thống nhất sử dụng trên toàn quốc; có cơ chế chính sách mới về đầu tư, thuê dịch vụ công nghệ thông tin cho chuyển đổi số. Tây Ninh đề nghị rút ngắn thời gian cấp thiết bị ký số.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh cuộc họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí cho các đơn vị dự họp.

Phó Thủ tướng đánh giá công tác cải cách TTHC đã có những bước chuyển biến tích cực, thực chất, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Bên cạnh đó, cũng còn nhiều việc phải làm, điển hình là cần khắc phục tình trạng công bố, công khai TTHC chưa đầy đủ, kịp thời; một số bộ, địa phương thực hiện tái cấu trúc quy trình TTHC, dịch vụ công chưa thực chất; việc số hóa vẫn còn chậm, và chưa phát huy được hiệu quả; tỉ lệ tái sử dụng dữ liệu số hóa còn rất thấp; chưa bảo đảm việc đồng bộ tình trạng hồ sơ trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần chung là các bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm, nỗ lực cố gắng, tăng tốc thực hiện những mục tiêu đặt ra theo phương án đơn giản hóa, cắt giảm TTHC đã được phê duyệt cho năm 2024.

Các bộ, ngành, địa phương phải tập trung rà soát TTHC nội bộ vốn còn nhiều và còn chồng chéo, gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 15/5/2024 để tổng hợp, gửi các bộ, địa phương công bố, rà soát.

Các bộ, địa phương phải thực hiện nghiêm việc công bố, công khai kịp thời, đầy đủ, chính xác các TTHC theo quy định; cố gắng đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nhất là dịch vụ công toàn trình để đáp ứng mong mỏi của người dân và doanh nghiệp.

Cùng với đó, phải tập trung rà soát kỹ và cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC trên cơ sở liên thông điện tử và tái sử dụng dữ liệu số hóa; bảo đảm an toàn an ninh hệ thống.

Phó Thủ tướng giao các Bộ: Quốc phòng, Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông tập trung xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật để cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh, TTHC, giấy tờ công dân liên quan đến dân cư và phân cấp giải quyết TTHC bảo đảm hoàn thành thực thi các phương án thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các bộ.

Bộ Thông tin và Truyền thông tập trung ưu tiên rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa giấy phép liên quan đến hoạt động kinh doanh theo danh mục tại Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày 05/01/2024 gửi Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương ban hành định mức kinh tế-kỹ thuật cho hoạt động hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC tại bộ, ngành, địa phương do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thực hiện.

Phó Thủ tướng đề nghị 4 địa phương: Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh và Bình Dương sớm hoàn thiện tài liệu mô hình mẫu về bộ phận một cửa, tổ chức triển khai thí điểm trong năm 2024 với mục tiêu tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện TTHC, dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính. 

Bộ Quốc phòng hoàn thiện, tích hợp, cung cấp nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông trên Cổng dịch vụ công quốc gia đối với nhóm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu theo tiến độ đề ra tại Quyết định số 206/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Chính Phủ Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Cán bộ không chuyên trách lo bị ‘bỏ lại phía sau’ khi sáp nhập xã

Nhiều cán bộ không chuyên trách bày tỏ lo lắng khi sáp nhập xã, họ có thể bị cắt giảm thẳng tay trong khi mức phụ cấp thấp, lại không được hưởng các chế độ hỗ trợ thôi việc như cán bộ chuyên trách.
03/04/2025

Ưu tiên tuyển người tài, sinh viên xuất sắc vào lực lượng quản lý, bảo vệ Lăng Bác

Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh quy định ưu tiên tuyển người tài, sinh viên xuất sắc vào lực lượng quản lý, bảo vệ khu di tích.
03/04/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ viếng Đại tướng Khamtay Siphandone tại Lào

Tổng Bí thư Tô Lâm hôm nay dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone tại Vientiane.
03/04/2025

Sau sáp nhập, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và miền biển sẽ có núi

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết, qua sắp xếp các đơn vị hành chính thì thế mạnh của các địa phương sẽ được phát huy, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi.
03/04/2025

Chủ tịch tỉnh chọn chủ tịch xã như thế nào khi không còn cấp huyện, sáp nhập xã?

Khi không tổ chức cấp huyện, sáp nhập xã, nếu để chủ tịch cấp tỉnh chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên UBND xã, phường thì đòi hỏi sự công tâm và năng lực lãnh đạo tập thể của tổ chức.
31/03/2025

'Bộ đội Việt Nam sẽ tìm người mất tích ở Myanmar như tìm người thân'

Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ khẳng định bộ đội Việt Nam sẽ tìm kiếm nạn nhân bị vùi lấp sau thảm họa động đất tại Myanmar như tìm kiếm chính người thân của mình.
31/03/2025

Bộ Nội vụ đề xuất cấp huyện chấm dứt hoạt động từ ngày 1/7/2025

Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
31/03/2025

Sắp xếp đơn vị hành chính: Không để xảy ra 'chạy chọt' trong công tác cán bộ

Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “chạy chọt”, “lợi ích nhóm” trong công tác cán bộ khi sắp xếp bộ máy là một trong những nội dung trọng tâm được Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đưa ra.
26/03/2025

Thủ tướng: Bố trí xong cán bộ chuyên trách dân tộc, tôn giáo tại cơ sở trong tháng 6

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Nội vụ bố trí đảm bảo cơ cấu, số lượng cán bộ chuyên trách làm công tác dân tộc, tôn giáo, nhất là tại cơ sở. Thời hạn hoàn thành trong tháng 6/2025.
25/03/2025

Lấy ý kiến nhân dân trong 1 tháng về sửa Hiến pháp để sắp xếp bộ máy

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết dự kiến việc lấy ý kiến nhân dân sửa Hiến pháp trong 1 tháng, tổng hợp trong 5 ngày và thời gian lấy ý kiến trong tháng 5 tới tháng 6.
24/03/2025

Bộ Nội vụ: Vẫn làm đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp xã theo Kết luận của Bộ Chính trị

Vụ trưởng Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ cho biết, chỉ tạm dừng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trước đây. Còn đề án sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã, bỏ cấp huyện theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị vẫn được thực hiện.
24/03/2025

Giải bài toán nhân sự khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã

Một trong những vấn đề quan trọng đặt ra khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã là số lượng cán bộ, công chức cần tinh giản sẽ rất lớn và đòi hỏi đội ngũ ở lại phải có đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
21/03/2025