Thủ tướng: 'Thay vì phải làm rất nhiều việc, chỉ cần một việc là thay người'

Nhấn mạnh đến vấn đề con người, tổ chức thực hiện, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, nếu chỉ thay thế một vài người trong bộ máy lãnh đạo của một đơn vị như đường sắt, PVN, EVN thì sẽ thay đổi hẳn theo hướng tích cực.

Chiều 25.5, tại phiên thảo luận tổ kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành nhiều thời gian nói về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dành nhiều thời gian chia sẻ tại thảo luận tổ chiều 25.5. Ảnh: Gia Hân
Thủ tướng Phạm Minh Chính dành nhiều thời gian chia sẻ tại thảo luận tổ chiều 25.5. Ảnh: Gia Hân

Đánh giá "chương trình phục hồi chưa có tiền lệ", Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã đề xuất và Quốc hội họp bất thường để quyết định, tập trung cho 4 lĩnh vực: y tế cơ sở và y tế dự phòng, đầu tư phát triển hạ tầng, chi an sinh xã hội. Trong đó, an sinh xã hội đã chi hơn 100.000 tỉ đồng cho hơn 67 triệu lượt người. 

Đặc biệt, việc đầu tư hạ tầng cao tốc, trong đó có một phần từ chương trình phục hồi. "Chưa có lúc nào cả đất nước như một công trường, toàn bộ các dự án trọng điểm đi qua 45 tỉnh, thành. Sau khi làm thủ tục mất 2 năm, bây giờ mới đưa vào làm. Chậm là đúng, nhưng phải đánh giá nguyên nhân, làm thủ tục, xây dựng dự án đâu thể nhanh, phải tính toán cả", Thủ tướng nêu.

Bên cạnh đó, việc chưa hiệu quả của chương trình cho y tế do những khó khăn nhất định. Dù theo người đứng đầu Chính phủ, "rất trăn trở, rất muốn làm, ví dụ muốn triển khai ngay 1 bệnh viện ở Tây nguyên nhưng mấy năm rồi vẫn chưa xong dự án, chưa tìm được đất".

Hỗ trợ doanh nghiệp có cái được, có cái chưa như gói 40.000 tỉ đồng. Ban đầu theo hướng "vay, trả", cho vay thì phải có khả năng trả, nhưng ta nâng lên một cấp là có khả năng phục hồi, tức là sang đầu tư phát triển, nên cần thời gian dài hơn 2 năm. Cách tiếp cận chưa đúng, chưa trúng với thực tiễn, nên chính sách này không ai dám vay. 

"Doanh nghiệp vay có rất nhiều mục tiêu sau dịch, nhưng bắt đánh giá có khả năng phục hồi. Thôi an toàn là em không vay, rất cảm ơn các anh là em không vay. Bởi vay mà các anh đánh giá em không phục hồi được, anh lại xử lý em thì em cũng chết. Vậy thôi thà rằng em ngồi im", Thủ tướng Chính phủ dẫn chứng thực tế và cho biết khi đánh giá, chuyển trạng thái nhưng lại không chuyển cơ chế chính sách thì không làm được.

Theo Thủ tướng, trong 4 nội dung của chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội thì cơ bản làm tốt. Còn nội dung hỗ trợ cho doanh nghiệp thì có phần làm tốt, còn phần không làm tốt là 40.000 tỉ đồng này. Nếu Quốc hội đồng ý cho khoản tiền này chuyển sang ngân hàng chính sách là xong.

Bên cạnh đó, dù không sử dụng hết 40.000 tỉ đồng này nhưng nước ta đã giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) trong 2 năm đã lên đến gần 200.000 tỉ đồng thì đâu phải là không thành công. Do đó, phải nhìn vào bức tranh tổng thể để tự tin làm. 

Ghi nhận ý kiến đóng góp của các đại biểu, song theo Thủ tướng, "đánh giá thì cũng phải bình tĩnh hơn, khách quan và nhìn vào giá trị tổng thể của chương trình. Qua đó mới thấy những quyết định của Quốc hội là đúng đắn, là kịp thời. Chúng ta đã làm tốt, bên cạnh đó có những cái chưa tốt theo quy luật vận động phát triển".

Nhấn mạnh đến "rút kinh nghiệm" để làm tốt hơn, là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng. Tất cả những mục tiêu lớn này nước ta đã làm được, còn một vài việc chúng ta rút kinh nghiệm, phải chỉ ra để khi có sự việc tương tự thì mạnh dạn, tự tin quyết định làm.

Đầu tư phải có thời gian, trong khi có một rừng thủ tục ràng buộc

Trước góp ý của của nhiều đại biểu Quốc hội về đầu tư, Thủ tướng cho rằng, đầu tư thì phải có thời gian, trong khi có một rừng thủ tục ràng buộc. "Đúng là hiện nay có một hiện tượng sợ trách nhiệm, né tránh đang nhiều là vì thể chế còn vướng mắc nhiều", Thủ tướng nói và cho rằng sắp tới phải tiếp tục tập trung tháo gỡ thể chế. Chính phủ và Quốc hội đang tập trung gỡ thể chế nhưng vẫn còn vướng mắc nhiều.

Về vấn đề đường cao tốc, Thủ tướng cho biết, trước đây làm chưa nhiều, vốn chưa thu xếp được. Nước ta đang làm cao tốc từ Cao Bằng đến mũi Cà Mau, các đường xương cá từ Hà Nội đi Lào Cai, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hòa Bình... Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng, tháo gỡ khó khăn dần và phải có cơ chế chính sách đặc thù liên quan đến giải phóng mặt bằng.

Quốc hội thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành. Ảnh: Gia Hân
Quốc hội thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành. Ảnh: Gia Hân

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh đến vấn đề con người và tổ chức thực hiện. Trong đó nếu chỉ thay thế một vài người trong bộ máy lãnh đạo của một đơn vị thì sẽ thay đổi hẳn theo hướng tích cực. "Thay vì phải làm rất nhiều việc thì chỉ cần làm một việc là thay người, thay một vài người như đường sắt, PVN hay EVN", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Chính phủ mong Quốc hội ủng hộ việc thực hiện cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành. Đây là con đường rất chiến lược, đã nghiên cứu phải làm sao tiến đến Tây nguyên cho nhanh nhất. Về tổng thể là cần sửa luật Đấu thầu, nếu đấu thầu mà cứ quân xanh, quân đỏ thì cuối cùng hợp thức hóa sai phạm và lại phải chống tiêu cực.

Theo Thanh Niên Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Giải bài toán nhân sự khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã

Một trong những vấn đề quan trọng đặt ra khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã là số lượng cán bộ, công chức cần tinh giản sẽ rất lớn và đòi hỏi đội ngũ ở lại phải có đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
21/03/2025

6 nội dung phải báo cáo Trung ương về sắp xếp bộ máy

Nhiều nội dung liên quan tới kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị sẽ được báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
20/03/2025

Trước 1/4, báo cáo Trung ương về đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 yêu cầu tờ trình, đề án sắp xếp tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp phải báo cáo Trung ương trước 1/4.
20/03/2025

Chính phủ dự kiến trình Quốc hội 30 dự án luật, nghị quyết tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các cơ quan khẩn trương hoàn thiện các luật, nghị quyết bảo đảm tiến độ, chất lượng. Dự kiến, khoảng 30 dự án luật, nghị quyết sẽ được trình tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội.
20/03/2025

Trợ lý ảo giúp các thẩm phán giảm 30% khối lượng công việc

Hiện nay, trợ lý ảo đã được sử dụng ở tòa án tất cả các cấp và mang lại hiệu quả tốt. Trợ lý ảo có thể hỗ trợ thẩm phán một số nhiệm vụ như tìm bản án, tổng hợp tài liệu, mã hóa bản án; giúp giảm 30% khối lượng công việc.
19/03/2025

Giải thể Ban chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc giải thể Ban chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội. Tòa nhà được khởi công xây dựng từ tháng 10/2009 và đưa vào vận hành tháng 10/2014.
19/03/2025

Cứ 63 tỉnh thành là 63 bí thư, chủ tịch thì làm sao đất nước phát triển

Cứ 63 tỉnh thành là 63 bí thư, chủ tịch, con số ngày càng phình to, rất lãng phí nguồn lực, tiền thuế của dân. Sáp nhập tỉnh, tinh giản bộ máy là một đường hướng đúng đắn để tiết kiệm nguồn ngân sách có thêm tiền đẩu tư phát triển.
19/03/2025

Thủ tướng: Hoàn thành kết luận thanh tra BV Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 trong tháng 3

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Thanh tra Chính phủ hoàn thành kết luận thanh tra đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và cơ sở 2 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức tại tỉnh Hà Nam trước ngày 31/3.
18/03/2025

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu

Chiều 12/3, tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Đại học Quốc gia Singapore), Tổng Bí thư Tô Lâm có bài phát biểu chính sách về “Chính sách phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của Việt Nam trong kỷ nguyên mới và cơ hội hợp tác Việt Nam - Singapore”.
14/03/2025

Hôm nay, Bộ Chính trị xem xét đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Bộ Chính trị hôm nay xem xét đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, trong đó có phương án sáp nhập một số tỉnh, bỏ cấp huyện, sáp nhập nhiều xã.
14/03/2025

Dự kiến giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh sau khi sắp xếp

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, chiều 11/3, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ, tiếp tục cho ý kiến về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, hoàn thiện thêm một bước Đề án để trình cấp có thẩm quyền.
12/03/2025

Thủ tướng: Chuẩn bị sắp xếp địa giới hành chính theo chỉ đạo mới nhất của Bộ Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh điều này khi phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2025, sáng 5/3.
05/03/2025