Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng

Sáng 18/4 (10/3 năm Giáp Thìn), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng ở Điện Kính Thiên, thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Phú Thọ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. (Ảnh: VGP)

Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng được cử hành trọng thể tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).

Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố, tỉnh Phú Thọ và nhân dân về dự Lễ dâng hương. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố, tỉnh Phú Thọ và nhân dân về dự Lễ dâng hương. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam... tham dự buổi lễ. Lễ dâng hương do Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài tổ chức. 

Từ sáng sớm, các đại biểu đã tề tựu đông đủ trước sân hành lễ tại khu Trung tâm Lễ hội Đền Hùng. Trong không khí trang nghiêm cùng với tiếng nhạc trầm hùng, 6 giờ 30 phút, đoàn đại biểu cùng khối nghi thức, đội rước kiệu, lễ vật khởi hành từ sân Trung tâm Lễ hội Đền Hùng, dần tiến qua Nghi môn, đền Hạ, đền Trung lên đền Thượng.

Đi đầu đoàn hành lễ là đội tiêu binh rước Quốc kỳ, cờ hội và vòng hoa mang dòng chữ "Đời đời nhớ ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước". Theo sau là các thiếu nữ mặc áo dài đỏ mang hương, hoa, lễ vật và 100 con Lạc, cháu Hồng trong trang phục cổ, tay giương cao cờ hội, cùng đoàn rước kiệu dâng lễ vật hương, hoa, bánh chưng, bánh dày.

Với tấm lòng thành kính tri ân công đức tổ tiên, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tỉnh Phú Thọ vào Thượng cung dâng hương, hoa, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc các bậc tiền nhân đã có công dựng nước để con cháu nối tiếp truyền thống Lạc Hồng xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp, văn minh như ngày nay.

Lễ dâng hương do Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài tổ chức. (Ảnh: VGP)

Lễ dâng hương do Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài tổ chức. (Ảnh: VGP)

Trong giờ phút thiêng liêng của ngày Giỗ Tổ, triệu triệu con tim người Việt ở trong và ngoài nước, cùng hướng về Đền Hùng với tấm lòng thành kính để tưởng nhớ, tri ân công đức các Vua Hùng, các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước.

Dù thời tiết tại Đền Hùng có mưa khá to, nhưng hàng vạn người dân và du khách thập phương đã về đây dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.

Chúc văn Giỗ Tổ nêu rõ, tưởng nhớ về Tổ tông, các Vua Hùng đã khơi mạch nguồn dân tộc, lập nên Nhà nước Văn Lang; khai sơn, phá thạch, dựng cơ nghiệp qua mười tám vương triều; đặt nền móng để quốc gia, dân tộc được muôn đời thịnh trị. Đời nối đời trải mấy nghìn năm, Vua thương yêu dân, chung sống hòa thuận; cả nước một lòng, toàn dân đoàn kết, trọn nghĩa đồng bào.

Trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, các thế hệ con cháu Lạc Hồng nối tiếp nhau đã trải qua bao cuộc đấu tranh với muôn vàn gian nan, thử thách; hun đúc nên truyền thống đoàn kết, quật cường với lòng yêu nước nồng nàn; ý chí tự chủ, tự cường và niềm tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc; đã lập nên những kỳ tích vẻ vang, xây nền độc lập, gìn giữ non sông, khẳng định chủ quyền, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hoa tại Bức phù điêu Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong tại Ngã năm Đền Giếng. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hoa tại Bức phù điêu Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong tại Ngã năm Đền Giếng. (Ảnh: VGP)

Tiếp nối truyền thống lịch sử hào hùng dựng nước và giữ nước, hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc ta, nhân dân ta đã phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và chủ nghĩa anh hùng cách mạng; vượt qua mọi gian khổ, hy sinh; kiên cường đấu tranh gìn giữ độc lập, bảo vệ chủ quyền, thống nhất Tổ quốc; tiếp tục vun đắp cơ đồ, đưa đất nước đổi mới, phát triển toàn diện; nâng cao tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế; giành được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, đất nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức từ những yếu tố bất lợi bên ngoài; cùng những hạn chế, bất cập từ nội tại và những khó khăn phát sinh từ thực tiễn. Trong bối cảnh đó, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; sự chủ động, tích cực, đồng hành của Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt, sát thực tiễn của Chính phủ; sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương; sự hợp tác, hỗ trợ của bạn bè quốc tế; cùng sự đoàn kết, ủng hộ tích cực của toàn dân; đất nước ta đã từng bước vượt qua khó khăn; xử lý hiệu quả những vấn đề tồn đọng, kéo dài; thích ứng linh hoạt, phù hợp và đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Tuy nhiên bên cạnh những thời cơ, thuận lợi đang mở ra, cũng còn nhiều gian nan, thử thách ở phía trước. Con cháu Lạc Hồng nguyện tiếp nối truyền thống Tiên Rồng, phấn đấu hết mình vì sự nghiệp dựng nước và giữ nước của cha ông; nêu cao tinh thần yêu nước và cách mạng; ý chí độc lập, tự chủ, tự cường; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; cùng nhau chung sức, đồng lòng, quyết tâm, nỗ lực cao hơn nữa; nắm bắt thời cơ, thuận lợi, vững vàng vượt qua khó khăn; xây dựng đất nước ta ngày càng cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, làm rạng danh Tổ quốc, cơ đồ Việt Nam.

Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng là hoạt động chính quan trọng nhất trong chuỗi các sự kiện trong Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024. (Ảnh: VGP)

Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng là hoạt động chính quan trọng nhất trong chuỗi các sự kiện trong Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024. (Ảnh: VGP)

Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng là hoạt động chính quan trọng nhất trong chuỗi các sự kiện trong Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024. (Ảnh: VGP)

Con cháu Lạc Hồng nguyện mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước; Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"; cầu mong Thánh Tổ anh linh che chở, phù hộ cho xã tắc thịnh vượng, quốc thái, dân an; bách gia trăm họ, vạn đại trường tồn; độ trì cho mưa thuận, gió hòa, nhân khang, vật thịnh. Cả nước vượt qua khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Con cháu Lạc Hồng trên khắp mọi miền đất nước, kiều bào ta ở nước ngoài luôn mạnh khỏe, bình an và hạnh phúc.

Sau Lễ dâng hương, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu đặt vòng hoa, thắp hương tại Lăng Hùng Vương; dâng hoa tại Bức phù điêu Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong tại Ngã năm Đền Giếng.

Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng là hoạt động chính quan trọng nhất trong chuỗi các sự kiện trong Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024 nhằm tôn vinh truyền thống yêu nước, khơi dậy đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc hướng về nguồn cội, tri ân công đức tổ tiên; đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch trên quê hương Đất Tổ.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày hội truyền thống của Người Việt tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mùng 10/3 âm lịch tại Đền Hùng, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và được người dân Việt Nam trên toàn thế giới kỷ niệm.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1) và UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9 đến 18/4 (tức ngày 1 đến 10/3 Âm lịch), tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng (thành phố Việt Trì) và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ.

Phần lễ gồm: Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ; Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương; Lễ dâng hương tưởng niệm các vua Hùng của các địa phương trong tỉnh.

Phần hội kết hợp hài hòa các hoạt động văn hóa dân gian truyền thống và hiện đại, các sự kiện thể thao và du lịch, thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo vùng Đất Tổ, tạo sức lan tỏa rộng rãi, sự hài lòng cho đồng bào, du khách.

Trong đó có các hoạt động như: trưng bày hiện vật, di sản tư liệu, sách báo, tư liệu ảnh; chương trình âm nhạc đường phố "Việt Trì Livemusic"; hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy; hội trại văn hóa; trình diễn hát Xoan làng cổ; giải bóng chuyền các đội mạnh tranh cúp Hùng Vương; hội thi bơi chải; hội chợ thương mại và trưng bày sản phẩm OCOP... Đặc biệt là Chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa tầm cao tại hồ Công viên Văn Lang diễn ra vào tối 9/3 âm lịch tại thành phố Việt Trì.

 

Theo VTV Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Cán bộ không chuyên trách lo bị ‘bỏ lại phía sau’ khi sáp nhập xã

Nhiều cán bộ không chuyên trách bày tỏ lo lắng khi sáp nhập xã, họ có thể bị cắt giảm thẳng tay trong khi mức phụ cấp thấp, lại không được hưởng các chế độ hỗ trợ thôi việc như cán bộ chuyên trách.
03/04/2025

Ưu tiên tuyển người tài, sinh viên xuất sắc vào lực lượng quản lý, bảo vệ Lăng Bác

Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh quy định ưu tiên tuyển người tài, sinh viên xuất sắc vào lực lượng quản lý, bảo vệ khu di tích.
03/04/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ viếng Đại tướng Khamtay Siphandone tại Lào

Tổng Bí thư Tô Lâm hôm nay dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone tại Vientiane.
03/04/2025

Sau sáp nhập, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và miền biển sẽ có núi

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết, qua sắp xếp các đơn vị hành chính thì thế mạnh của các địa phương sẽ được phát huy, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi.
03/04/2025

Chủ tịch tỉnh chọn chủ tịch xã như thế nào khi không còn cấp huyện, sáp nhập xã?

Khi không tổ chức cấp huyện, sáp nhập xã, nếu để chủ tịch cấp tỉnh chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên UBND xã, phường thì đòi hỏi sự công tâm và năng lực lãnh đạo tập thể của tổ chức.
31/03/2025

'Bộ đội Việt Nam sẽ tìm người mất tích ở Myanmar như tìm người thân'

Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ khẳng định bộ đội Việt Nam sẽ tìm kiếm nạn nhân bị vùi lấp sau thảm họa động đất tại Myanmar như tìm kiếm chính người thân của mình.
31/03/2025

Bộ Nội vụ đề xuất cấp huyện chấm dứt hoạt động từ ngày 1/7/2025

Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
31/03/2025

Sắp xếp đơn vị hành chính: Không để xảy ra 'chạy chọt' trong công tác cán bộ

Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “chạy chọt”, “lợi ích nhóm” trong công tác cán bộ khi sắp xếp bộ máy là một trong những nội dung trọng tâm được Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đưa ra.
26/03/2025

Thủ tướng: Bố trí xong cán bộ chuyên trách dân tộc, tôn giáo tại cơ sở trong tháng 6

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Nội vụ bố trí đảm bảo cơ cấu, số lượng cán bộ chuyên trách làm công tác dân tộc, tôn giáo, nhất là tại cơ sở. Thời hạn hoàn thành trong tháng 6/2025.
25/03/2025

Lấy ý kiến nhân dân trong 1 tháng về sửa Hiến pháp để sắp xếp bộ máy

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết dự kiến việc lấy ý kiến nhân dân sửa Hiến pháp trong 1 tháng, tổng hợp trong 5 ngày và thời gian lấy ý kiến trong tháng 5 tới tháng 6.
24/03/2025

Bộ Nội vụ: Vẫn làm đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp xã theo Kết luận của Bộ Chính trị

Vụ trưởng Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ cho biết, chỉ tạm dừng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trước đây. Còn đề án sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã, bỏ cấp huyện theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị vẫn được thực hiện.
24/03/2025

Giải bài toán nhân sự khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã

Một trong những vấn đề quan trọng đặt ra khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã là số lượng cán bộ, công chức cần tinh giản sẽ rất lớn và đòi hỏi đội ngũ ở lại phải có đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
21/03/2025