Tạo thuận lợi để các gia đình nước ngoài sớm được đón, nhận con nuôi

Sau khi Bộ Tư pháp lập danh sách các gia đình nước ngoài có nguyện vọng vào Việt Nam để giao nhận con nuôi, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 5959/VPCP-QHQT để cho ý kiến về vấn đề này. Theo đó, đồng ý với chủ trương cho phép 36 gia đình cha mẹ nuôi đã có Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được nhập cảnh vào Việt Nam. Bộ Công an xem xét duyệt cấp thị thực cho các gia đình này. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, các cơ quan và địa phương có liên quan hướng dẫn Đại sứ quán các nước tại Việt Nam và các gia đình nhận con nuôi thực hiện việc giao nhận con theo quy đị...


Sau khi Bộ Tư pháp lập danh sách các gia đình nước ngoài có nguyện vọng vào Việt Nam để giao nhận con nuôi, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 5959/VPCP-QHQT để cho ý kiến về vấn đề này. Theo đó, đồng ý với chủ trương  cho phép 36 gia đình cha mẹ nuôi đã có Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được nhập cảnh vào Việt Nam. Bộ Công an xem xét duyệt cấp thị thực cho các gia đình này.

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, các cơ quan và địa phương có liên quan hướng dẫn Đại sứ quán các nước tại Việt Nam và các gia đình nhận con nuôi thực hiện việc giao nhận con theo quy định. UBND các tỉnh, thành phố có trẻ được nhận làm con nuôi chỉ đạo các cơ quan tổ chức việc nhập cảnh, cách ly phù hợp đối với các gia đình bảo đảm an toàn trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Phát biểu tại cuộc họp, Lãnh đạo Cục Con nuôi (Bộ Tư pháp) nhận định công tác con nuôi có nhiều đặc thù. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay thì việc 36 gia đình thuộc 7 quốc gia khác nhau nhập cảnh vào Việt Nam để nhận con nuôi thuộc 11 tỉnh, thành phố của nước ta đang đặt ra nhiều bài toán cần giải quyết.

Cụ thể, các vấn đề liên quan tới việc di chuyển sẽ có nhiều vướng mắc do các hãng hàng không thường hoãn, hủy chuyến bay do dịch bệnh. Công tác bàn giao trẻ, làm hộ chiếu, visa cho trẻ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với thời điểm chưa xảy ra dịch bệnh. Do đó, các Bộ, ngành cần phối hợp để tính toán kỹ các phương án với kế hoạch cụ thể, xác định được nguy cơ, tình huống có thể xảy ra để đảm bảo tốt nhất sự an toàn cho trẻ cũng như sức khỏe của các gia đình và cộng đồng.

Đại diện Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an cho biết: thủ tục giao nhận con nuôi trong bối cảnh dịch bệnh vẫn không có gì thay đổi, vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật. Tuy nhiên, các gia đình nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam cần thực hiện nghiêm các biện pháp cách ly tại địa điểm mà UBND tỉnh/thành phố nơi chuyến bay hạ cánh đã bố trí đồng thời yêu cầu họ thực hiện theo đúng quy định pháp luật Việt Nam về phòng, chống dịch bệnh. Có như vậy mới có thể làm tốt công tác theo dõi, giám sát sức khỏe các gia đình cũng như kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.

Đề cao nguyên tắc ủng hộ việc nhập cảnh nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, đại diện Bộ Y tế lo ngại nếu trong thời gian nhập cảnh mới phát hiện họ mang mầm bệnh thì xử lý như thế nào? Hơn hết, trong điều kiện vật tư y tế, nhân lực của nước ta có hạn, các Bộ, ngành cần cân nhắc kỹ về thời gian, phương án nhập cảnh đối với các gia đình nhận con nuôi để có từng kịch bản cụ thể, tránh bị động.

Sau khi nghe các ý kiến, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc nhấn mạnh việc nhận con nuôi mang tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Do đó, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan hoàn toàn ủng hộ và tạo thuận lợi tối đa để các gia đình nước ngoài sớm được đón, nhận con.
Tuy nhiên, trước những diễn biến khó lường của dịch bệnh Covid-19, cần thống nhất nguyên tắc trong quá trình tổ chức giao nhận con nuôi nên nghiên cứu tổ chức gọn tại một tỉnh/thành phố; phát huy trách nhiệm của các địa phương nơi có trẻ được nhận con nuôi. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, các gia đình khi nhập cảnh cần tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật Việt Nam nói chung và quy định về phòng, chống dịch bệnh nói riêng. Xác định rõ kế hoạch, lộ trình các chuyến bay đến và đi để có các kịch bản ứng phó phù hợp với tình hình thay đổi của dịch bệnh.

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Phổ cập chữ ký điện tử: Làm sao để tạo thuận lợi cho người dân?

Chữ ký điện tử, chữ kí số đang được gấp rút triển khai trong cộng đồng, tuy nhiên cũng cần nhiều đóng góp cho dự thảo Nghị định về chữ ký điện tử trong thời gian tới.
22/07/2024

Đề xuất tiêu chuẩn, định mức xe ô tô chuyên dùng trong lĩnh vực y tế

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết hướng dẫn về xác định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế.
22/07/2024

Bộ Nội vụ trình Chính phủ quy định mới về miễn nhiệm công chức, lãnh đạo, quản lý

Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ dự thảo nghị định mới, trong đó có những điều chỉnh và bổ sung quan trọng liên quan đến việc luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý cũng như việc biệt phái công chức.
21/07/2024

Dự thảo nghị định điện mặt trời 'nắm dao đằng chuôi'

Dự thảo nghị định điện mặt trời do Bộ Công Thương thực hiện đã được nhiều lần góp ý, bổ sung, sửa chữa nhưng xem ra đến nay vẫn còn “nắm dao đằng chuôi” do thông tin, nhận thức và góc nhìn của những người tham gia soạn thảo.
14/07/2024

Sửa đổi, bổ sung quy định về hóa đơn, chứng từ

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ.
13/07/2024

Đề xuất bỏ quy định mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh một hoặc 2 con

Bộ Y tế đề xuất Dự án Luật Dân số không quy định cụ thể về số lượng mà trao quyền quyết định sinh bao nhiêu con cho từng cặp vợ chồng.
10/07/2024

Đề xuất cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các loại thuốc lá mới khác

Ngày 5/7, tại Hà Nội, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) tổ chức Hội thảo Cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của thuốc lá mới và đề xuất các biện pháp cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, tàng trữ, quảng cáo các sản phẩm này.
06/07/2024

Bổ sung các quy định bảo vệ thai nhi

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV vừa qua, thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), vấn đề mua bán thai nhi trong bụng mẹ được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, cho ý kiến.
04/07/2024

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ nhà giáo

Nhà giáo có vai trò hết sức quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, việc phát triển đội ngũ nhà giáo đang gặp nhiều vướng mắc, hạn chế cần tháo gỡ. Vì vậy, việc xây dựng Luật Nhà giáo là thật sự cần thiết nhằm nâng cao vị thế, vai trò của nhà giáo cũng như tạo hành lang pháp lý vững chắc và toàn diện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà giáo.
02/07/2024

Điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cần lộ trình phù hợp

Hiện nay, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mới tính hai yếu tố: Chi phí trực tiếp và tiền lương; chưa tính chi phí quản lý và khấu hao tài sản cố định. Cách tính này sẽ ảnh hưởng lớn đến các bệnh viện cũng như chất lượng khám bệnh, chữa bệnh. Thực hiện các nghị quyết của Ðảng, Chính phủ, Bộ Y tế đang xây dựng phương án điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh nhằm bảo đảm hài hòa các bên và có lộ trình hợp lý.
28/06/2024

Đơn giản hóa nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực dược

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược vừa được Bộ Y tế trình Quốc hội đã đề xuất đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian giải quyết nhiều loại hồ sơ liên quan đến lĩnh vực dược.
25/06/2024

Xây dựng quy định pháp luật về tư pháp với người chưa thành niên bảo đảm tính nhân văn, giáo dục

Trước xu hướng tội phạm trẻ hóa như hiện nay, đại biểu Quốc hội cho rằng cần cân nhắc cẩn trọng trong việc xây dựng các quy định pháp luật về tư pháp đối với người chưa thành niên để vừa bảo đảm tính nhân văn và tạo điều kiện để người chưa thành niên phạm tội nhận thức, khắc phục, sửa chữa sai lầm, vừa bảo đảm tính giáo dục, răn đe.
25/06/2024