Thu nhập hơn 10 triệu đồng đã thuộc nhóm 20% dân số giàu nhất nước

Theo Tổng cục Thống kê, nhóm hộ giàu nhất (gồm 20% dân số giàu nhất) có thu nhập bình quân đạt 10,23 triệu đồng/người/tháng năm 2022, cao gấp 7,6 lần so với nhóm hộ nghèo nhất.

Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2022 do Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng theo giá hiện hành đạt 4,67 triệu đồng, tăng 11,1 điểm % so với năm trước đó.

Vùng nào có thu nhập bình quân tháng cao nhất?

2022 là năm đánh dấu sự khôi phục về kinh tế và tình hình đời sống dân cư sau đại dịch Covid-19. Sau 2 năm 2019 và 2020, thu nhập bình quân đầu người giảm liên tiếp do tác động tiêu cực của đại dịch, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 quay trở lại xu hướng tăng như các năm từ 2019 trở về trước.

Thu nhập tăng đều ở cả thành thị và nông thôn. Thu nhập bình quân ở khu vực thành thị đạt gần 5,95 triệu đồng/người/tháng (tăng 10,3 điểm % so với năm 2021) cao gấp 1,54 lần thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn là 3,86 triệu đồng (tăng 10,8 điểm % so với năm 2021).

Trong 6 vùng, Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân tháng năm 2022 cao nhất (6,33 triệu đồng/người/tháng). Vùng có thu nhập bình quân thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc (3,17 triệu đồng/người/tháng).

Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng theo giá hiện hành năm 2022 đạt 4,67 triệu đồng (Ảnh minh họa: Mạnh Quân)

Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng theo giá hiện hành năm 2022 đạt 4,67 triệu đồng (Ảnh minh họa: Mạnh Quân)

Nhóm hộ giàu nhất (nhóm gồm 20% dân số giàu nhất - nhóm 5) có thu nhập bình quân đạt 10,23 triệu đồng/người/tháng, cao gấp 7,6 lần so với nhóm hộ nghèo nhất (nhóm gồm 20% dân số nghèo nhất - nhóm 1).

Năm 2022 so với năm 2021, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng từ tiền lương, tiền công đạt 2,6 triệu đồng (tăng 8,2 điểm %), thu từ nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 0,47 triệu đồng (tăng 4,3 điểm %), thu từ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 1,1 triệu đồng (tăng 15,9 điểm %), thu từ các nguồn thu khác đạt 0,5 triệu đồng (tăng 27,7 điểm %).

Cơ cấu thu nhập đang chuyển dịch theo hướng ngày càng tiến bộ hơn. Tỷ trọng các khoản thu từ hoạt động tự làm nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng ngày càng giảm, từ 20,1% năm 2010 xuống 10,8% năm 2021 và còn 10,3% năm 2022.

Ngược lại, tỷ trọng các khoản thu từ hoạt động tự làm phi nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng so với năm 2019, 2020 và 2021 (34,6% so với 33,4%, 33,3% và 32,5%)

Tỷ trọng các khoản thu từ tiền lương, tiền công có giảm nhẹ so với năm 2021 (giảm 1,5%) nhưng vẫn duy trì ở mức cao (55,2%). Điều này cho thấy rằng, sau đại dịch các hoạt động tự làm phi nông, lâm nghiệp, thủy sản có sự phục hồi nhanh chóng.

Chi tiêu bình quân đầu người một tháng ở thành thị là 3,3 triệu đồng

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, năm 2022 chi tiêu bình quân đầu người một tháng xấp xỉ 2,8 triệu đồng, giảm 3,3 điểm % so với 2020. Có thể thấy dưới tác động của dịch Covid-19 các hộ gia đình có xu hướng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt là các hộ sống ở khu vực thành thị.

Chi tiêu bình quân đầu người một tháng ở thành thị là 3,3 triệu đồng (giảm 13,6 điểm % so với năm 2020), ở khu vực nông thôn là gần 2,5 triệu đồng/người/tháng (tăng 4,7 điểm % so với năm 2020). Năm 2022, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn được thu hẹp chủ yếu do giảm chi tiêu của người dân sống ở thành thị.

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra, chi đời sống chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình.

Năm 2022 chi cho đời sống bình quân một người một tháng là 2,7 triệu đồng (chiếm tới 95,5% trong tổng chi tiêu hộ gia đình), trong đó chi cho ăn uống bình quân đầu người một tháng xấp xỉ 1,3 triệu đồng và không phải ăn uống là 1,4 triệu đồng.

Sự bất bình đẳng trong chi tiêu đời sống bình quân đầu người một tháng quan sát được giữa nhóm giàu nhất (nhóm 5) và nhóm nghèo nhất (nhóm 1) là 3,2 lần năm 2022, với chi tiêu đời sống bình quân đầu người một tháng ở các hộ nhóm 5 gần 4,1 triệu đồng so với gần 1,3 triệu đồng/người/tháng ở các hộ thuộc nhóm 1.

Điểm nổi bật là chênh lệch giữa 2 nhóm giàu nhất và nghèo nhất năm 2022 có phần được cải thiện so với năm 2020 (chênh lệch năm 2020 là 5,7 lần) trong đó chủ yếu là do chi tiêu đời sống của nhóm giàu nhất giảm mạnh (5,7 triệu năm 2020 giảm còn 4,1 triệu năm 2022).

Theo cơ quan thống kê, mặc dù chi tiêu bình quân đầu người giảm nhưng thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng so với năm trước, đánh dấu sự phục hồi của đời sống hộ gia đình sau đại dịch.

Bất bình đẳng trong xã hội vẫn còn tồn tại giữa các khu vực thành thị nông thôn, các vùng và giữa nhóm người thu nhập thấp và nhóm người thu nhập cao; do vậy các chính sách phục hồi sau đại dịch cần trọng tâm vào nhóm người yếu thế hơn trong xã hội.

Theo Dân Trí Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Vẻ đẹp của ngôi chùa hơn 350 năm tuổi ở Bình Định

Chùa Thập Tháp Di Đà - tổ đình hơn 350 năm tuổi tại Bình Định, không chỉ là trung tâm Phật giáo cổ kính mà còn lưu giữ dấu ấn văn hóa - kiến trúc đặc sắc của vùng đất Đồ Bàn xưa.
02/07/2025

Chủ tịch UBND TPHCM cử 3 hồi chuông cầu quốc thái dân an

Đúng 6h sáng 1/7 – ngày các tỉnh, thành chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp sau sáp nhập, hơn 18.000 ngôi chùa trên cả nước, trong đó có các chùa tại TPHCM, đồng loạt cử ba hồi chuông, trống Bát Nhã cầu quốc thái dân an.
01/07/2025

Giáo hội công bố nhân sự 15 ban trị sự Phật giáo các tỉnh, thành phía Nam

Sáng 30/6, Trung ương Giáo hội đã trọng thể tổ chức Hội nghị công bố quyết định nhân sự Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành phía Nam sau sáp nhập, tại Văn phòng 2 Trung ương - Thiền viện Quảng Đức (TPHCM).
30/06/2025

Thức trắng đêm nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội

Từ đêm 29/6 đến trưa 30/6, cả nghìn người xếp hàng dài trước trụ sở chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội An Trung 2.
30/06/2025

VNeID khó truy cập khi nhiều người vào xem quê quán mới

Ứng dụng VNeID hoạt động chập chờn, khó truy cập, được cho là do nhiều người vào xem thông tin quê quán mới.
30/06/2025

Nguyễn Hoài Phương Anh đăng quang Hoa hậu Biển Việt Nam Toàn cầu 2025

Á hậu 1 là Nguyễn Linh Chi (Thanh Hóa); hai Á hậu 2 là Nguyễn Trần Minh Tâm (Quảng Ninh) và Hoàng Thu Hiền (Thái Bình).
29/06/2025

Giám đốc Công an Hà Nội thông tin vụ tài liệu bị đốt cạnh trụ sở phường

Giám đốc Công an TP Hà Nội khẳng định giấy tờ, tài liệu bị đốt ngay cạnh trụ sở UBND phường Cổ Nhuế 2 không có tài liệu bí mật Nhà nước.
27/06/2025

Chỉ chia cho con, sao mất tới 4,5 tỷ để chuyển đổi 300m2 đất vườn?

Theo chuyên gia, cơ quan quản lý cần có giải pháp để phân biệt rõ người có nhu cầu thực và giới đầu tư, đầu cơ để thu đủ tiền sử dụng đất theo giá thị trường với nhà đầu tư, còn hộ gia đình được hưởng chính sách ưu đãi đảm bảo an sinh.
Mất cả chục tỷ đồng để chuyển đổi đất
26/06/2025

Tập trung giải quyết chính sách nghỉ trước tuổi với 4 nhóm cán bộ, công chức

Nhóm còn dưới 5 năm đến tuổi nghỉ hưu; nhóm không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, sức khỏe không đảm bảo... được Bộ Nội vụ đề nghị lưu ý tập trung giải quyết chế độ chính sách nghỉ trước tuổi.
Giữ chân người có năng lực, cống hiến
24/06/2025

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm tài chính ổn định trong chống tác hại thuốc lá đến thế giới

Tại hội nghị quốc tế với hàng trăm đại biểu trên toàn cầu tham dự, Việt Nam đã chia sẻ bài học kinh nghiệm về thiết lập và vận hành cơ chế tài chính ổn định cho công tác phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL).
24/06/2025

Kiểm định khí thải xe máy có tác động lớn, đề xuất lộ trình tránh ảnh hưởng đến người dân

Bộ Xây dựng đề xuất xây dựng lộ trình kiểm định khí thải xe máy phù hợp.
24/06/2025

Du khách bị 'cân điêu' khi mua hải sản ở Sầm Sơn khiến dân mạng bức xúc

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video dài gần 5 phút, với nội dung du khách bức xúc khi mua hải sản của một người phụ nữ bày bán trên bãi biển Sầm Sơn, Thanh Hóa nhưng bị cân thiếu.
23/06/2025