Quốc hội sắp xem xét kết quả giám sát gói phục hồi kinh tế - xã hội

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Nghị quyết 43 là gói tài khóa, tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế, người dân, doanh nghiệp. Kết quả giám sát tối cao này dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7.

Phát biểu khai mạc Phiên họp 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 15/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết trong 4 ngày làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận về 3 nhóm vấn đề với 18 nội dung, cho ý kiến bằng văn bản với 3 nội dung.

Về công tác lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 (trong đó có xem xét đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Ảnh: Phạm Thắng).

 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Ảnh: Phạm Thắng).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết sau khi Đảng đoàn Quốc hội có đề án tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả giám sát của Quốc hội, có đề xuất sớm sửa đổi bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

"Dự án luật này được giao cho Hội đồng dân tộc chủ trì và đến nay đủ điều kiện trình cho ý kiến", ông Huệ thông tin.

Ông cũng cho biết có 5 dự án luật dự kiến lần đầu trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 sẽ được cho ý kiến tại phiên họp lần này, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) và cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.

Về công tác giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét 3 nội dung.

Một là cho ý kiến về báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giám sát năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, dự kiến Chương trình giám sát năm 2025 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hai là kết quả giám sát của Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023".

"Nghị quyết số 43 là gói tổng thể tài khóa, tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế, người dân, doanh nghiệp gắn với việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về một số công trình quan trọng quốc gia. Nội dung giám sát tối cao dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 và là trọng tâm của công tác giám sát", ông Huệ nhấn mạnh.

Nội dung thứ ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023".

Toàn cảnh phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Ảnh: Phạm Thắng).

 

Toàn cảnh phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Ảnh: Phạm Thắng).

Bên cạnh đó, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào các tờ trình, báo cáo của Chính phủ, gồm Tờ trình về đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023; Tờ trình của Chính phủ về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).

Về nội dung được xem xét, quyết định theo thẩm quyền, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về Tờ trình số 01/TT-CTN ngày 01/3/2024 của Chủ tịch nước về việc ký Hiệp ước vay giữa Việt Nam và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) cho Dự án hạ tầng ưu tiên và phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chuẩn bị cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XV; xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3; Việc tổ chức lại Trung tâm tin học thành Cục Công nghệ thông tin và dữ liệu kiểm toán thuộc Kiểm toán Nhà nước…

Theo chương trình phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bằng văn bản đối với các báo cáo, gồm:

- Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 ngày 26/11/2019 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ka Pét,huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14.

- Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện Dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

- Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

 

Theo Dân Trí Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Đề xuất tiêu chí mới, hướng tới cấp xã, phường còn khoảng 5.000 đơn vị

Bộ Nội vụ đã hoàn thiện dự thảo mới nhất Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính. Theo đó, các tiêu chí mới được đề xuất nhằm đưa tổng số đơn vị hành chính cấp xã còn khoảng 5.000 đơn vị.
04/04/2025

Đề xuất xem xét tinh giản cán bộ, công chức cấp xã không đủ tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm

Bộ Nội vụ đề xuất cán bộ, công chức cấp xã không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo yêu cầu của vị trí việc làm thì cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định tinh giản theo quy định của pháp luật tại thời điểm thực hiện tinh giản.
04/04/2025

Đề xuất thí điểm giao quyền địa phương được chỉ định thầu nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng đề xuất giao quyền cho các địa phương được chỉ định thầu nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội (NƠXH), ưu tiên doanh nghiệp có kinh nghiệm và năng lực tài chính nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai.
03/04/2025

Đề xuất mới về nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp

Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung điều chỉnh thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu và thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu nhập khẩu (Luật hiện hành NSTW hưởng 100%), thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất (Luật hiện hành NSĐP hưởng 100%) sẽ thực hiện phân chia giữa NSTW và NSĐP.
02/04/2025

Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam

Cách mạng công nghiệp 4.0 với nền tảng công nghệ thông tin khiến thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, trong khi đó, pháp luật về lĩnh vực này chưa theo kịp thực tiễn đã tạo cơ hội để các đối tượng lợi dụng buôn bán hàng giả, hàng nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ… Do vậy, kịp thời hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử được xem là một trong những giải pháp tối ưu nhằm bảo đảm hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay.
14/03/2025

Bảo đảm đầu tư nguồn lực cho công tác xây dựng và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật tương xứng với tính chất đột phá chiến lược của công tác xây dựng thể chế

Ngày 11/3/2025, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 9. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
12/03/2025

Đề xuất bỏ quy định 'đơn thuốc chỉ có giá trị trong 5 ngày'

Bộ Y tế đề xuất người kê đơn có trách nhiệm khuyến cáo người bệnh về thời hạn mua, lĩnh thuốc, thay vì quy định thời hạn tối đa 5 ngày kể từ ngày kê như hiện hành.
05/03/2025

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về lý lịch tư pháp, bảo đảm hiệu quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người dân trên ứng dụng VNeID

Từ thực tiễn có thể khẳng định, hệ thống chính sách, pháp luật về lý lịch tư pháp trong giai đoạn 2009 - 2025 không ngừng được phát triển, hoàn thiện, tạo căn cứ để nâng cao chất lượng dữ liệu lý lịch tư pháp, góp phần làm giàu kho tài nguyên của quốc gia; đồng thời, bảo đảm hiệu quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp, phục vụ tốt nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
05/03/2025

Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, quy định rằng giáo viên không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà họ đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
28/02/2025

Nếu bỏ cấp huyện thì chắc chắn phải tính đến sửa Hiến pháp

Kết luận số 126 đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ mới là tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy, trong đó nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh, thành. Nếu triển khai sắp xếp bỏ cấp huyện thì chắc chắn phải tính đến sửa Hiến pháp.
28/02/2025

Đề xuất lộ trình thu bảo hiểm bắt buộc với chủ hộ kinh doanh

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất đưa chủ hộ của hộ kinh doanh vào diện đóng bảo hiểm bắt buộc nhưng theo lộ trình từng nhóm từ tháng 7/2025 đến tháng 7/2029.
25/02/2025

Đề xuất chưa xử phạt tài xế qua kiểm tra thiết bị giám sát hành trình

Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam kiến nghị chưa xử phạt từ khai thác dữ liệu do thiết bị giám sát hành trình cung cấp đối với tài xế vượt quá thời gian lái xe quy định.
20/02/2025