'Tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm giao thông là cần thiết'

Theo luật sư Đặng Văn Cường, về mặt lý luận, pháp luật là hình thái ý thức xã hội, nội dung của pháp luật phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Khi ý thức chấp hành pháp luật càng kém thì chế tài càng phải nghiêm khắc.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 168/2024 thay thế Nghị định 100 và Nghị định 123 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Điều đáng chú ý, nghị định mới có quy định điều chỉnh tăng mức xử phạt đối với nhiều hành vi vi phạm giao thông đường bộ. 

Theo đó, rất nhiều hành vi vi phạm giao thông được điều chỉnh mức phạt lên rất cao, thậm chí là gấp hàng chục lần so với quy định cũ.

Trao đổi với PV VietNamNet về vấn đề trên, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường cho rằng: Nghị định 168 tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với một số hành vi vi phạm giao thông đường bộ có lỗi cố ý, nguy cơ gây tai nạn giao thông cao là cần thiết. 

Theo ông Cường, nếu chỉ trông chờ vào các giải pháp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật thì không đạt hiệu quả tích cực; cần áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó kết hợp giữa giải pháp tuyên truyền giáo dục với biện pháp cưỡng chế, tăng mức chế tài xử lý.

Nghị định 168 quy định mức phạt nhiều hành vi vi phạm tăng hàng chục lần so với Nghị định 100, Nghị định 123. Ảnh: Đình Hiếu
Nghị định 168 quy định mức phạt nhiều hành vi vi phạm tăng hàng chục lần so với Nghị định 100, Nghị định 123. Ảnh: Đình Hiếu

Ông Cường nhấn mạnh, khi ý thức chấp hành pháp luật về một lĩnh vực nào đó chưa tốt, đã tăng cường các biện pháp giáo dục nhưng vẫn không hiệu quả, có nguy cơ gây bất ổn trong xã hội thì việc tăng mức chế tài là cần thiết.

Khi Nghị định 168 được ban hành, nhiều ý kiến cho rằng mức phạt cao sẽ tăng nguy cơ tiêu cực trong quá trình xử lý vi phạm giao thông; mức phạt tăng không phù hợp với thu nhập của người Việt Nam; hoặc mức phạt như thế có thể dẫn đến nhiều người bị phạt oan khi đèn tín hiệu bị hỏng… 

Theo quan điểm của ông Cường, những ý kiến trên chỉ là lời biện minh cho những người thường xuyên có hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

Đối với ý kiến cho rằng khi đèn tín hiệu giao thông bị lỗi, người tham gia giao thông có thể bị xử phạt oan, ông Cường khẳng định, lo ngại này là thiếu cơ sở khoa học, vì theo quy định của pháp luật, cơ quan chức năng có trách nhiệm chứng minh hành vi vi phạm. 

Nếu người tham gia giao thông vượt đèn đỏ do đèn tín hiệu bị hỏng, không hoạt động bình thường thì họ không có lỗi, khi đó sẽ không có căn cứ để xử phạt. 

Nếu đã quy định mức xử phạt thì dù mức xử phạt thấp hay cao mà đèn tín hiệu bị hỏng, bị lỗi thì đều như nhau. Khi đó cơ quan chức năng sẽ phải chứng minh lỗi vi phạm trong điều kiện đèn tín hiệu hoạt động bình thường, lúc đó mới có căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính, bất kể mức xử phạt như thế nào.

Một số người cho rằng mức xử phạt quá cao, có những lỗi vi phạm bằng giá trị 1 chiếc xe hoặc hơn 1 tháng lương, trong khi người tham gia giao thông chỉ vượt đèn đỏ vài giây. Theo ông Cường, quan điểm này đưa ra là không phù hợp, vì những lỗi vi phạm có mức xử phạt tăng cao đều là những lỗi vi phạm cố ý và xảy ra thường xuyên trong đời sống xã hội. 

Mức xử phạt vài triệu đồng, thậm chí vài chục triệu đồng sẽ không có ý nghĩa gì nếu như người tham gia giao thông có ý thức tuân thủ, hậu quả vi phạm và mức xử phạt là do người tham gia giao thông tự lựa chọn. 

Vẫn theo luật sư Cường, về mặt lý luận, pháp luật là hình thái ý thức xã hội, nội dung của pháp luật sẽ phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Theo đó, xã hội như thế nào, pháp luật sẽ như thế đó. Khi ý thức chấp hành pháp luật càng kém thì chế tài càng phải nghiêm khắc. 

Ngoài ra, còn có mối liên hệ giữa chế tài hành chính và chế tài hình sự. Với một hành vi vi phạm mà chế tài hành chính xử lý ít nghiêm khắc, không đủ sức răn đe thì hành vi dễ gây ra hậu quả nghiêm trọng, khi đó chế tài hình sự sẽ được áp dụng phổ biến hơn. 

Muốn giảm biện pháp xử lý bằng chế tài hình sự, tăng tính chất phòng ngừa thì cần tăng mức chế tài hành chính để răn đe và phòng ngừa chung.

Theo Vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Công bố Quy hoạch chung Tà Xùa - Kỳ vọng đổi đời của đồng bào H'Mông Tây Bắc

Ngày 3/1/2025, tại huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đã diễn ra lễ công bố Quy hoạch chung du lịch Tà Xùa - dự án quy hoạch đầu tiên ở độ cao 1.600m được thực hiện bởi người Việt Nam. Lễ công bố có sự tham gia của Đại diện Viện Khoa học Chính sách & Pháp luật. Quy hoạch do Sở Xây Dựng tỉnh Sơn La chủ trì, kết hợp cùng các đơn vị tư vấn để quy hoạch chung cho du lịch Tà Xùa.
03/01/2025

Vi phạm lỗi vượt đèn đỏ trước năm 2025, tài xế ô tô có bị áp mức phạt 20 triệu?

Một số tài xế ô tô băn khoăn bản thân mắc lỗi vượt đèn đỏ xảy ra trước thời điểm Nghị định 168/2024 có hiệu lực nhưng đến năm 2025 mới nhận được thông báo phạt nguội, liệu có bị phạt theo quy định mới?
03/01/2025

Người dân, doanh nghiệp hưởng lợi lớn từ chuyển đổi số lĩnh vực BHXH

Chuyển đổi số trong lĩnh vực BHXH đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước.
03/01/2025

6 điều cần biết về điểm bằng lái xe

Tài xế có 12 điểm bằng lái, bị trừ điểm 2-10 điểm tùy mức vi phạm, chỉ được phục hồi toàn bộ điểm sau 12 tháng kể từ lần vi phạm gần nhất.
02/01/2025

Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới thông qua "Dự án 8"

Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì là một sáng kiến quan trọng nhằm nâng cao bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
28/12/2024

Bình đẳng giới trong gia đình: Hành trình cùng nhau xây dựng một xã hội công bằng

Bình đẳng giới là một khái niệm quan trọng, không chỉ nhằm nâng cao quyền lợi cho phụ nữ mà còn tạo ra một môi trường công bằng cho cả nam và nữ. Hành trình hướng tới bình đẳng giới không phải là cuộc chiến chống lại đàn ông hay giành quyền cho phụ nữ, mà là một sự hợp tác, nơi cả hai giới cùng nhau tháo gỡ những rào cản vô hình và phá bỏ những khuôn mẫu sai lệch.
28/12/2024

Bình đẳng giới và hạnh phúc gia đình

Bình đẳng giới và hạnh phúc gia đình là hai khái niệm có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng lẫn nhau trong việc xây dựng một xã hội công bằng và hạnh phúc. Trong bối cảnh hiện nay, các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới ngày càng thu hút sự chú ý của xã hội, đặc biệt là trong môi trường gia đình. Tuy nhiên, định kiến giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến, gây ra nhiều hệ lụy cho sự phát triển của gia đình và xã hội. Bài viết này sẽ phân tích những biểu hiện của định kiến giới trong gia đình, tác động của nó đến hạnh phúc gia đình, và các quy định pháp luật liên quan đến bình đẳng giới.
27/12/2024

Những điều cần biết về giáo dục bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trong gia đình

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, bạo lực gia đình đã trở thành một vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của cộng đồng và gia đình. Để giải quyết tình trạng này, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình không chỉ cần thiết mà còn phải bảo đảm yêu cầu về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật. Bài viết này sẽ phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thời làm rõ vai trò của bình đẳng giới trong nội dung giáo dục này.
27/12/2024

Trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới theo quy định pháp luật

Luật Bình đẳng giới 2006 là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam. Căn cứ vào các điều khoản của luật, gia đình có trách nhiệm lớn trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới. Bài viết này sẽ phân tích các quy định cụ thể trong Luật Bình đẳng giới 2006 liên quan đến vai trò và trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện bình đẳng giới.
27/12/2024

Bạo lực gia đình với nam giới ngày càng gia tăng: Nguyên nhân và giải pháp để đảm bảo bình đẳng giới

Theo báo cáo tóm tắt của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023 tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, tình trạng bạo lực gia đình đối với nam giới đang có dấu hiệu gia tăng.
26/12/2024

Tỷ lệ đóng BHXH từ năm 2025 quyết định mức lương hưu

Từ 1/7/2025, khi Luật BHXH 2024 có hiệu lực, người lao động cần biết tỷ lệ mức đóng BHXH hàng tháng theo quy định luật mới để đảm bảo quyền lợi lương hưu sau này.
26/12/2024

Hạn chế xe gây ô nhiễm ở Ba Đình, Hoàn Kiếm: Cần rõ số tiền hỗ trợ dân đổi xe?

Hà Nội khẳng định sẽ có cơ chế hỗ trợ chuyển đổi sang phương tiện giao thông “xanh” với người sinh sống và làm việc trong vùng phát thải thấp ở các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm.
26/12/2024