Quốc hội thông qua luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, đồng thuận toàn diện

Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi vừa được thông qua quy định người tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày luật này có hiệu lực trở đi không được rút bảo hiểm xã hội một lần.

Sáng 29/6, Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi với 454/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, bằng 93,42% tổng số đại biểu Quốc hội.

Trước đó, với 456/470 đại biểu có mặt tán thành (tương đương 93,83% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội cũng biểu quyết thông qua một điều về bảo hiểm xã hội một lần.

Kết quả biểu quyết thông qua luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi thể hiện sự đồng thuận cao của Quốc hội (Ảnh: Hoa Lê).
Kết quả biểu quyết thông qua luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi thể hiện sự đồng thuận cao của Quốc hội (Ảnh: Hoa Lê).

Lựa chọn hưởng trợ cấp thay vì nhận bảo hiểm xã hội một lần

Theo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, đối tượng quy định đã chấm dứt tham gia bảo hiểm xã hội mà có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Cụ thể, đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người lao động không hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì có thể lựa chọn hưởng trợ cấp hằng tháng;

Người lao động ra nước ngoài để định cư; Người đang mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS; Người có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người khuyết tật đặc biệt nặng cũng được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Luật này còn nêu rõ, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (1/7/2025), sau 12 tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà cũng không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm.

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

Không mong muốn người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần

Trước khi dự thảo Luật được thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo lấy Phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về nội dung này.

Kết quả cho thấy, có 355/487 đại biểu cho ý kiến. Trong đó, có 310/355 đại biểu Quốc hội, chiếm tỷ lệ 87,32% số đại biểu cho ý kiến lựa chọn phương án 1.

Bên cạnh đó, có 38 đại biểu Quốc hội, chiếm tỷ lệ 10,70% số đại biểu cho ý kiến lựa chọn phương án 2.

Ngoài ra, có 7 đại biểu Quốc hội không lựa chọn 1 trong 2 phương án mà đề xuất phương án khác.

Các nội dung mới của dự luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đều thuyết phục được các đại biểu Quốc hội (Ảnh: Quochoi.vn).
Các nội dung mới của dự luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đều thuyết phục được các đại biểu Quốc hội (Ảnh: Quochoi.vn).

Căn cứ kết quả xin ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉnh lý dự thảo Luật theo phương án 1 là phương án được đa số đại biểu Quốc hội lựa chọn và đây cũng là phương án Chính phủ ưu tiên lựa chọn khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.

Theo đó, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày luật này có hiệu lực thi hành, đã chấm dứt tham gia bảo hiểm xã hội, sau 12 tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà cũng không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm, có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, phương án được đa số đại biểu lựa chọn cũng là phương án có nhiều ưu điểm hơn.

Cụ thể, đã bảo đảm tính kế thừa quy định hiện hành, không làm ảnh hưởng nhiều đến gần 18 triệu người đang tham gia bảo hiểm xã hội nên sẽ hạn chế gây xáo trộn trong xã hội.

Theo bà Thúy Anh, phương án này thể chế hóa đúng tinh thần của Nghị quyết số 28-NQ/TW và hạn chế được tình trạng một người tham gia bảo hiểm xã hội có nhiều lần hưởng bảo hiểm xã hội một lần thời gian qua.

Quy định như dự thảo cũng hướng tới tiếp cận theo tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế về bảo hiểm xã hội và góp phần thích ứng với tốc độ già hóa dân số rất nhanh hiện nay ở nước ta.

"Về lâu dài, người tham gia mới sẽ chỉ còn hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong một số trường hợp đặc biệt nên sẽ góp phần gia tăng số người ở lại hệ thống để được thụ hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội từ chính quá trình tích lũy khi tham gia bảo hiểm xã hội của mình", Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho hay.

Tuy có quy định về việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không mong muốn người lao động yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần, người lao động cần tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội để bảo đảm an sinh xã hội lâu dài.

Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hết sức lưu ý Chính phủ trong thời gian tới cần phải có giải pháp căn cơ, lâu dài để hỗ trợ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội gặp khó khăn trước mắt trong cuộc sống như có chính sách tín dụng phù hợp.

Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật về lao động, việc làm để duy trì ổn định việc làm, thu nhập, tư vấn, kết nối, hướng nghiệp, đào tạo, chuyển nghề để người lao động có việc làm bền vững.

Yêu cầu Chính phủ đẩy mạnh các giải pháp về truyền thông để người lao động hiểu được lợi ích của việc hưởng lương hưu hằng tháng và những bất lợi khi lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Theo Dân Trí Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 01/4/2025 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2025
02/04/2025

Quy định mới về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký ban hành Quyết định số 07/2025/QĐ-TTg ngày 31/3/2025 quy định về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.
02/04/2025

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025

Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật; vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025.
03/02/2025

Bãi bỏ 29 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thông tin và truyền thông

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 23/2024/TT-BTTTT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành hoặc liên tịch ban hành.
24/01/2025

18 mức phạt vi phạm giao thông với ô tô mới nhất 2025

Theo Nghị định 168, mức phạt vi phạm giao thông với ô tô đã tăng mạnh, đặc biệt đối với 18 hành vi như vi phạm nồng độ cồn, vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ, đi ngược chiều trên cao tốc...
08/01/2025

Người đi bộ vượt đèn đỏ bị phạt đến 250.000 đồng

Người đi bộ không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường sẽ bị phạt tiền từ 150.000 đến 250.000 đồng, gấp 2,5 lần so với trước đây.
03/01/2025

Dùng điện thoại khi điều khiển ô tô bị phạt từ 4 - 6 triệu đồng

Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, Nghị định 168/2024 đã tăng mức xử phạt với hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển ô tô.
03/01/2025

Chính sách lương hưu năm 2025 người lao động cần biết

Theo Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước, năm 2025 chưa tăng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công.
02/01/2025

QUY ĐỊNH MỚI: Tăng tuổi tối đa của người lái xe ô tô từ 1/1/2025

Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.
30/12/2024

QUY ĐỊNH MỚI: Từ 1/7/2025, sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế

Kể từ ngày 01/7/2025, người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc sử dụng mã số thuế theo quy định tại Điều 35 Luật Quản lý thuế thực hiện sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế.
30/12/2024

Xử phạt nghiêm khắc để thiết lập kỷ cương, trật tự khi tham gia giao thông đường bộ

Để đảm bảo triển khai thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, thay thế cho Nghị định 100/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/NĐ-CP), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
30/12/2024

Từ năm 2025, hành khách được mặc cả giá cước taxi

Từ ngày 1/1/2025, hành khách đi taxi được “mặc cả” giá cước với tài xế, tuy nhiên kết thúc chuyến đi doanh nghiệp phải xuất hóa đơn.
24/12/2024