Pin dự phòng và những thứ tưởng vô hại bị cấm trong hành lý ký gửi

Hành khách cần nắm rõ quy định về hành lý ký gửi để có chuyến bay an toàn, tránh gặp rắc rối khi làm thủ tục tại sân bay.

Dư luận xôn xao trước hình ảnh lực lượng chức năng xử lý vụ cháy từ pin tự chế do hành khách bỏ lại ở cửa kiểm tra an ninh, soi chiếu hành lý tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đêm 30.7.

Dù các hãng hàng không và sân bay đều có bảng quy định về hành lý, một số hành khách vẫn không biết rằng pin dự phòng là đồ bị cấm trong hàn lý ký gửi.

Dưới đây là danh mục các vật phẩm bị cấm hoặc hạn chế mang trong hành lý xách tay/ký gửi khi lên tàu bay, theo khuyến cáo của hãng hàng không quốc gia Việt Nam.

Vật phẩm bị cấm mang trong hành lý xách tay và hành lý ký gửi

Vật phẩm bị cấm mang theo trong hành lý xách tay và hành lý ký gửi là các loại vật phẩm nguy hiểm, gây hại hoặc có thể gây hại cho người, tài sản và tổ bay. Các vật phẩm bị cấm bao gồm:

- Các loại chất nổ và vật phẩm chứa chất nổ.
- Các loại chất gây cháy ở dạng khí, lỏng hoặc rắn.
- Chất oxy hóa, chất peroxit hữu cơ và các vật phẩm liên quan.
- Chất ăn mòn, chất lây nhiễm, chất độc hại và các vật phẩm liên quan.
- Các loại vật liệu phóng xạ, vật liệu nhiễm từ.
- Các loại khí nén, chất dễ bốc cháy.
- Các loại chất tẩy hữu cơ.

Ngoài ra, một số hãng hàng không không vận chuyển một số vật dụng khác do đặc điểm về trọng lượng, kích thước hay đặc tính.

Nhiều vật phẩm bị cấm/hạn chế mang theo trong hành lý xách tay và ký gửi. Ảnh: BudgetAir
Nhiều vật phẩm bị cấm/hạn chế mang theo trong hành lý xách tay và ký gửi. Ảnh: BudgetAir

Vật phẩm bị cấm mang trong hành lý xách tay nhưng được ký gửi

- Các vật sắc nhọn, vũ khí hoặc vật phẩm có hình dáng tương tự vũ khí thật như dao, kiếm, dao đa năng, phi tiêu, kéo, rìu...

- Các loại súng, đạn, các bộ phận cấu tạo của súng, đạn, súng điện, súng gây mê, súng đồ chơi hoặc vật dụng/đồ chơi giống vũ khí thật và các vật phẩm có hình dáng tương tự. Tuy nhiên, để ký gửi các vật phẩm này, hành khách cần có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.

- Các công cụ, dụng cụ, đồ vật có thể gây thương tích như xà beng, cuốc, khoan/mũi khoan, đèn khò, các dụng cụ có lưỡi dài hơn 6cm, các loại búa, cờ lê, kìm có chiều dài trên 10cm...

- Gậy (bóng chày, bida), gậy khúc côn cầu, gậy chơi golf, dụng cụ võ thuật, dùi cui, các loại bình xịt tự vệ (hơi cay)...

Vật phẩm không nên ký gửi

Các vật phẩm có giá trị như tiền, đồ trang sức, máy ảnh, máy quay phim, máy tính cá nhân, điện thoại di động... nên mang theo trong hành lý xách tay và không nên ký gửi, tránh tình trạng vật phẩm bị hỏng hóc hoặc mất mát.

Đặc biệt, các thiết bị pin Lithium tháo rời, pin sạc dự phòng chỉ được chấp nhận vận chuyển theo hành lý xách tay (không được ký gửi).

Vật phẩm vận chuyển có điều kiện

Một số vật phẩm được mang theo trong hành lý xách tay và/hoặc ký gửi nếu đáp ứng các điều kiện vận chuyển cụ thể, bao gồm:

- Tiền mặt
- Thực phẩm và đồ uống
- Chất lỏng
- Thuốc y tế/đồ trang điểm/bình xịt cho thể thao và gia đình
- Pin Lithium
- Thiết bị điện tử cầm tay (sử dụng pin và pin dự phòng)
- Thuốc lá và thuốc lá điện tử
- Xe lăn và thiết bị hỗ trợ di chuyển
- Vali/túi thông minh
- Đá khô và chất kết dính
- Tro, hài cốt hoặc thi thể

Riêng với pin Lithium loại pin tháo rời, pin sạc dự phòng, công suất hoặc trọng lượng pin được phép vận chuyển là tối đa 160Wh hoặc 8g.

Mỗi pin được bảo vệ riêng và tắt hoàn toàn, tránh bị kích hoạt. Tất cả pin và thiết bị được vận chuyển chỉ sử dụng cho mục đích cá nhân.

Lưu ý, mỗi quốc gia đều có những quy định riêng về danh mục các vật phẩm nguy hiểm cấm/hạn chế mang vào khu vực hạn chế và mang lên tàu bay. Ngoài ra, một số nơi còn có danh sách các loại hành lý bị cấm nhập cảnh, theo từng vùng/quốc gia được đăng tải tại cổng thông tin của các cơ quan có thẩm quyền. Hành khách nên chú ý tìm hiểu khi xếp hành lý đi máy bay.

Theo Lao Động Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Bạo lực gia đình với nam giới ngày càng gia tăng: Nguyên nhân và giải pháp để đảm bảo bình đẳng giới

Theo báo cáo tóm tắt của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023 tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, tình trạng bạo lực gia đình đối với nam giới đang có dấu hiệu gia tăng.
26/12/2024

Tỷ lệ đóng BHXH từ năm 2025 quyết định mức lương hưu

Từ 1/7/2025, khi Luật BHXH 2024 có hiệu lực, người lao động cần biết tỷ lệ mức đóng BHXH hàng tháng theo quy định luật mới để đảm bảo quyền lợi lương hưu sau này.
26/12/2024

Hạn chế xe gây ô nhiễm ở Ba Đình, Hoàn Kiếm: Cần rõ số tiền hỗ trợ dân đổi xe?

Hà Nội khẳng định sẽ có cơ chế hỗ trợ chuyển đổi sang phương tiện giao thông “xanh” với người sinh sống và làm việc trong vùng phát thải thấp ở các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm.
26/12/2024

Báo động tình trạng bất bình đẳng giới trong gia đình: Việt Nam có thể thừa 1,5 triệu nam giới vào năm 2034

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Việt Nam đang đối diện với một thách thức nghiêm trọng về bất bình đẳng giới, khi dự báo đến năm 2034, nước ta sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới, và con số này có thể tăng lên 2,5 triệu vào năm 2039.
26/12/2024

Trọng trách "trụ cột" trong gia đình của đàn ông và vấn đề bình đẳng giới

Trong xã hội Việt Nam, quan niệm "đàn ông là trụ cột trong gia đình" đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ. Điều này tạo ra rào cản về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình.
26/12/2024

Tin vui cho người tham gia BHXH tự nguyện: Đề xuất hỗ trợ 50% với hộ nghèo

Bộ LĐ-TB&XH đề xuất 2 phương án tăng tỷ lệ hỗ trợ của Nhà nước cho người tham gia BHXH tự nguyện, trong đó có phương án hỗ trợ 50% đối với đối tượng hộ nghèo.
25/12/2024

Quy định tiền thưởng cho công chức, viên chức

Ngoài mức lương chi trả hàng tháng, công chức, viên chức còn có thể được nhận mức tiền thưởng hằng năm. Mức thưởng này không nhất thiết phải gắn với mức lương theo hệ số lương của từng người.
25/12/2024

Vấn đề bình đẳng giới trong các gia đình truyền thống tại Việt Nam

Gia đình truyền thống Việt Nam thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, tạo thành một cấu trúc xã hội phức tạp.
25/12/2024

Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo quy định của pháp luật hiện hành và kiến nghị hoàn thiện

Bình đẳng giới là khái niệm quan trọng, thể hiện sự công nhận và bảo đảm các quyền con người cho cả nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình mà không phân biệt đối xử dựa trên giới tính, xu hướng tính dục hay bản dạng giới.
25/12/2024

Bình đẳng giới trong gia đình: Quyền và nghĩa vụ của vợ - chồng là ngang nhau

Bình đẳng giới giữa vợ và chồng là một nguyên tắc cơ bản và quan trọng trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 của Việt Nam.
24/12/2024

Quy định của pháp luật xử lý hành vi vi phạm bình đẳng giới đối với con cái trong gia đình

Bình đẳng giới là một khái niệm quan trọng, được công nhận rộng rãi trong nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Luật Bình đẳng giới năm 2006, bình đẳng giới được hiểu là việc nam, nữ có vị trí và vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng và gia đình, cũng như thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Điều này nhấn mạnh rằng mọi cá nhân, không phân biệt giới tính, đều có quyền và trách nhiệm như nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống.
24/12/2024

Hơn 200 doanh nghiệp tại Việt Nam cam kết “Thực hiện nguyên tắc Trao quyền cho Phụ nữ”

Mới đây, tại Hà Nội, Cơ quan Liên Hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam đã trao Giải thưởng “Thực hiện nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ" (WEPs Awards) năm 2024.
23/12/2024