Phú Quốc: Từ vụ kiện "lấn chiếm đường đi", đề nghị kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất tại ấp Rạch Hàm

TAND TP Phú Quốc đang thụ lý vụ kiện dân sự số 194/2024/TB-TLVA giữa nguyên đơn - ông Tô Hoàng Huy (SN 1969, trú tại ấp Rạch Hàm, TP Phú Quốc) và các bị đơn - ông T.V.H, bà T.T.C (trú tại ấp Rạch Hàm), bà N.T.X (trú tại phường Dương Đông), bà L.N.D (trú tại TP Hồ Chí Minh). Nội dung vụ kiện, nguyên đơn yêu cầu giao trả lại diện tích con đường đi (khoảng 1.600m2) “đã bị các bị đơn lấn chiếm, sử dụng trái phép nhiều năm qua”.

Từ sự việc bất động sản bị vây bọc, không có đường đi về phía đường chính...

Đầu tháng 6/2024, khi vụ kiện đang ở giai đoạn "định giá tài sản tranh chấp", ông Tô Hoàng Huy có đơn gửi tới các cơ quan truyền thông báo chí phản ánh TAND TP Phú Quốc hủy bỏ Quyết định ban hành các biện pháp khẩn cấp tạm thời thiếu thuyết phục, gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của ông.

Ông Tô Hoàng Huy tại mảnh đất tại ấp Rạch Hàm, Hàm Ninh, Phú Quốc.
Ông Huy chỉ cho chúng tôi thấy toàn cảnh khu nhà ở và đất đai của ông đang bị vây bọc bởi các bất động sản khác, không có lối đi về phía đường chính. Bên cạnh đó, ông còn bị các hộ dân lân cận rào kín khu đất của mình.

Ông Tô Hoàng Huy bày tỏ sự bức xúc xoay quanh việc mảnh đất 4.474,5m2 tại ấp Rạch Hàm mà ông mua từ năm 2015 nay đang bị vây bọc bởi các bất động sản khác, không có đường đi, không thể phát huy công năng sử dụng, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền dân sự hợp pháp của ông.

Ông Huy cho biết ông cũng đang tiến hành các thủ tục cần thiết nhằm tố giác một loạt hành vi có dấu hiệu sử dụng thông tin giả mạo để bán đất và chiếm đoạt tiền; lừa dối người mua để bán đất rừng của ông T.V.H. Mặc dù biết rõ việc mẹ mình đã bán đất, ông H vẫn tiếp tục bán mảnh đất đó cho các bà N.T.X và L.N.D, trực tiếp gây ra tranh chấp với ông Huy.

.... đến việc cần xem xét, làm rõ hành vi lấn chiếm đất, cấp Giấy CNQSD đất có dấu hiệu sai quy định

Từ đó, ông Huy yêu cầu làm sáng tỏ những "góc khuất" trong công tác quản lý, sử dụng đất đai và đề nghị các cơ quan chức năng khởi tố các cá nhân có hành vi vi phạm Điều 174 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong đơn thư, ông Huy nêu: "Con đường (khoảng 1.600m2) mà tôi mua trước kia để đi vào mảnh đất nằm giáp biển của tôi giờ đã bị lấn chiếm, bị bà N.T.X, bà L.N.D sử dụng bất hợp pháp. Một phần con đường của tôi đã được hợp thức hóa bằng các Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất". Do đó, trong vụ kiện, ông Huy đề nghị Tòa hủy một phần Giấy CNQSDĐ số BO 403251 đã cấp ngày 05/6/2014 cho vợ chồng bà X, giao trả lại khoảng 350m2 con đường bị cấp trùm; hủy một phần Giấy CNQSDĐ số CL 957891 cấp ngày 07/12/2017 cho vợ chồng bà D, giao trả lại khoảng 900m2 con đường bị cấp trùm và công nhận quyền sử dụng cho ông.

Ngày 07/06, tại Phú Quốc, chúng tôi đã có buổi tiếp xúc trực tiếp với ông Tô Hoàng Huy. Ông Huy trình bày các căn cứ khởi kiện cho thấy việc ông đã mua thửa đất 4.474,5m2 tại ấp Rạch Hàm vào năm 2015 từ bà N.T.Q thông qua bà Võ Thị Ánh T kèm con đường đi rộng 4m ra tiếp giáp đường Đông đảo. Trước khi bán lại cho ông Huy, bà T đã sử dụng con đường đi này một cách ổn định, cắm hai hàng trụ đá, trồng dừa, xây cổng rào. Khi bàn giao cho ông Huy, con đường vẫn nguyên vẹn như vậy.

Tuy nhiên, do làm việc ở nước ngoài, ông Huy tạm thời chưa về đất của mình để ở. Đến đầu năm 2023 khi trở về, ông phát hiện toàn bộ con đường dẫn vào đất của mình đã bị lấn chiếm, không còn hiện trạng như cũ. Vụ việc đặt ra nhiều nghi vấn về tình trạng quản lý, sử dụng đất đai tại địa phương, đồng thời cho thấy sự cần thiết phải xem xét, làm rõ các hành vi có dấu hiệu lấn chiếm đất, cấp Giấy CNQSD đất sai quy định.

Câu chuyện nào còn ẩn khuất phía sau sự việc "con đường không thể tự biến mất"?

Như vậy, các giấy tờ, hình ảnh và tài liệu mà ông Huy đưa ra đều đảm bảo tính thực tế về sự tồn tại của một con đường dẫn vào mảnh đất 4.474,5m2 nằm giáp biển thuộc sở hữu của ông. Tuy nhiên, hiện tại con đường đó đã không còn nữa. Sự "biến mất" của con đường rộng 4m, chạy từ trong thửa đất ra đến tiếp giáp đường Đông đảo, được cho là do bị lấn chiếm và có dấu hiệu bị cấp trùm vào các Giấy CNQSDĐ đã cấp cho bà N.T.X và bà L.N.D. Đây là vấn đề mà các cơ quan chức năng cần xem xét, xác minh và điều tra làm rõ.

Hình ảnh hố sâu ngăn cách, được bà N.T.X và bà L.N.D cố tình đào để gây cản trở không cho người, phương tiện có thể di chuyển xuống khu đất giáp biển của ông Huy.
Hình ảnh hố sâu ngăn cách, được bà N.T.X và bà L.N.D cố tình đào để gây cản trở không cho người, phương tiện có thể di chuyển xuống khu đất giáp biển của ông Huy.

Song song với đó, ông Tô Hoàng Huy cũng đề nghị các nhà báo và đại diện của các cơ quan báo chí truyền thông hãy công tâm trong việc tiến hành khảo sát thực tế hiện trường. Điều này sẽ tạo cơ hội cho ông chỉ rõ những "dấu vết" còn lại của con đường, cũng như nêu bật lên các hành vi của những gia đình lân cận trong việc "xóa dấu vết" con đường và tạo ra những ngăn cản không cho ông Huy đi vào thửa đất của mình trên chính con đường mà ông đã mua từ năm 2015.

Khi có mặt tại ấp Rạch Hàm vào ngày 7/6, chúng tôi đã được ông Huy chỉ dẫn cụ thể dọc theo con đường, từ khu vực đường Đông đảo đi xuống khu đất của ông. Trong quá trình khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng mặc dù con đường đã bị xáo trộn và không còn dấu vết nguyên thủy, nhưng những dấu vết cơ bản vẫn còn. Đầu tiên, với hình ảnh do ông Huy cung cấp (được chụp từ năm 2015) thể hiện "hai bên con đường có cắm trụ đá", thực tế hiện nay cho thấy mặc dù trụ đá đã bị cắt cụt, nhưng dấu tích của phần gốc trụ đá vẫn còn trên mặt đất và có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường. Tiếp theo, ở vị trí có cổng rào màu xanh giáp với đường Đông đảo (theo ảnh cũ do ông Huy chụp từ năm 2015-2019), chúng tôi nhận thấy rằng mặc dù hai cột cổng rào đã bị phá dỡ nhưng nền móng của cột vẫn còn tồn tại.

Bên cạnh đó, hai cây cột điện cũng vẫn hiện diện, và vạch cắt đường bê tông trên lộ vẫn còn. Trong hình ảnh chụp năm 2015, trên cây cột điện có đánh số thứ tự và có sơn nước màu đỏ. Hiện nay, trên cột điện vẫn còn số ký hiệu và dấu vết. Trên đoạn giữa con đường, tại khúc cua, ông Huy đã chụp hình năm 2015 có gốc cây đa cổ thụ, và hiện tại, cây đa cổ thụ vẫn đang tồn tại trên mặt đất. Những chi tiết này cho thấy rằng dấu vết của con đường vẫn có thể được chứng minh, và không thể nói rằng con đường đã bỗng dưng biến mất.

Một điều lạ lùng nữa là suốt dọc con đường di chuyển xuống khu đất của ông Huy, còn có 4 hố sâu ngăn cách, được cho là do bà N.T.X và bà L.N.D cố tình đào để gây cản trở và không cho người cũng như phương tiện có thể di chuyển xuống khu đất. Xung quanh khu đất của ông Huy, gia đình bà N.T.X còn xây dựng tường rào bao bọc, thể hiện rõ chủ tâm vít kín toàn bộ đường đi và bao vây hoàn toàn bất động sản 4.474,5m2 của ông Huy.

Đề nghị thanh tra, kiểm tra quy trình cấp Giấy CNQSD đất của các hộ lân cận

Trụ sở UBND xã Hàm Ninh, TP Phú Quốc
Trụ sở UBND xã Hàm Ninh, TP Phú Quốc

Qua hồ sơ, hình ảnh và tài liệu mà độc giả Tô Hoàng Huy còn lưu giữ, cùng với những tư liệu thực tế hiện trường tại khu đất ấp Rạch Hàm nêu trên, chúng tôi nhận thấy có dấu hiệu của việc lấn chiếm đất, đường đi, dấu hiệu của việc lấn chiếm đất rừng, thậm chí cả đất bao ven biển. Đây là những cơ sở để xem xét và điều tra làm rõ.

Chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra quy trình cấp Giấy CNQSD đất của các hộ lân cận trong khu vực tồn tại ngõ đi rộng 4 mét nêu trên, nhằm tìm ra hiện trạng đất đai bị lấn chiếm. Đồng thời, đề nghị các ban ngành chức năng của TP Phú Quốc cần quan tâm, xem xét và xử lý triệt để vấn đề này trên tinh thần "thượng tôn pháp luật".

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này tại Đặc san Khoa học Chính sách Pháp luật số tiếp theo.

Nhằm đảm bảo tính khách quan và đa chiều trong việc phản ánh thông tin, vào chiều ngày 7/6, chúng tôi đã có cuộc tiếp xúc với đại diện UBND xã Hàm Ninh. Qua cuộc trao đổi, UBND xã cho biết đã tiến hành các thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai theo đúng quy định của pháp luật. Hiện tại công dân Tô Hoàng Huy đang thực hiện quyền khởi kiện vụ việc ra Tòa án. Tin tưởng rằng, quá trình giải quyết tại Tòa sẽ đem lại câu trả lời chính xác và công bằng cho công dân, đồng thời làm sáng tỏ những vấn đề còn tồn tại xung quanh tranh chấp đất đai này.

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

6 điều cần biết về điểm bằng lái xe

Tài xế có 12 điểm bằng lái, bị trừ điểm 2-10 điểm tùy mức vi phạm, chỉ được phục hồi toàn bộ điểm sau 12 tháng kể từ lần vi phạm gần nhất.
02/01/2025

Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới thông qua "Dự án 8"

Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì là một sáng kiến quan trọng nhằm nâng cao bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
28/12/2024

Bình đẳng giới trong gia đình: Hành trình cùng nhau xây dựng một xã hội công bằng

Bình đẳng giới là một khái niệm quan trọng, không chỉ nhằm nâng cao quyền lợi cho phụ nữ mà còn tạo ra một môi trường công bằng cho cả nam và nữ. Hành trình hướng tới bình đẳng giới không phải là cuộc chiến chống lại đàn ông hay giành quyền cho phụ nữ, mà là một sự hợp tác, nơi cả hai giới cùng nhau tháo gỡ những rào cản vô hình và phá bỏ những khuôn mẫu sai lệch.
28/12/2024

Bình đẳng giới và hạnh phúc gia đình

Bình đẳng giới và hạnh phúc gia đình là hai khái niệm có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng lẫn nhau trong việc xây dựng một xã hội công bằng và hạnh phúc. Trong bối cảnh hiện nay, các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới ngày càng thu hút sự chú ý của xã hội, đặc biệt là trong môi trường gia đình. Tuy nhiên, định kiến giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến, gây ra nhiều hệ lụy cho sự phát triển của gia đình và xã hội. Bài viết này sẽ phân tích những biểu hiện của định kiến giới trong gia đình, tác động của nó đến hạnh phúc gia đình, và các quy định pháp luật liên quan đến bình đẳng giới.
27/12/2024

Những điều cần biết về giáo dục bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trong gia đình

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, bạo lực gia đình đã trở thành một vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của cộng đồng và gia đình. Để giải quyết tình trạng này, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình không chỉ cần thiết mà còn phải bảo đảm yêu cầu về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật. Bài viết này sẽ phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thời làm rõ vai trò của bình đẳng giới trong nội dung giáo dục này.
27/12/2024

Trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới theo quy định pháp luật

Luật Bình đẳng giới 2006 là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam. Căn cứ vào các điều khoản của luật, gia đình có trách nhiệm lớn trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới. Bài viết này sẽ phân tích các quy định cụ thể trong Luật Bình đẳng giới 2006 liên quan đến vai trò và trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện bình đẳng giới.
27/12/2024

Bạo lực gia đình với nam giới ngày càng gia tăng: Nguyên nhân và giải pháp để đảm bảo bình đẳng giới

Theo báo cáo tóm tắt của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023 tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, tình trạng bạo lực gia đình đối với nam giới đang có dấu hiệu gia tăng.
26/12/2024

Tỷ lệ đóng BHXH từ năm 2025 quyết định mức lương hưu

Từ 1/7/2025, khi Luật BHXH 2024 có hiệu lực, người lao động cần biết tỷ lệ mức đóng BHXH hàng tháng theo quy định luật mới để đảm bảo quyền lợi lương hưu sau này.
26/12/2024

Hạn chế xe gây ô nhiễm ở Ba Đình, Hoàn Kiếm: Cần rõ số tiền hỗ trợ dân đổi xe?

Hà Nội khẳng định sẽ có cơ chế hỗ trợ chuyển đổi sang phương tiện giao thông “xanh” với người sinh sống và làm việc trong vùng phát thải thấp ở các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm.
26/12/2024

Báo động tình trạng bất bình đẳng giới trong gia đình: Việt Nam có thể thừa 1,5 triệu nam giới vào năm 2034

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Việt Nam đang đối diện với một thách thức nghiêm trọng về bất bình đẳng giới, khi dự báo đến năm 2034, nước ta sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới, và con số này có thể tăng lên 2,5 triệu vào năm 2039.
26/12/2024

Trọng trách "trụ cột" trong gia đình của đàn ông và vấn đề bình đẳng giới

Trong xã hội Việt Nam, quan niệm "đàn ông là trụ cột trong gia đình" đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ. Điều này tạo ra rào cản về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình.
26/12/2024

Tin vui cho người tham gia BHXH tự nguyện: Đề xuất hỗ trợ 50% với hộ nghèo

Bộ LĐ-TB&XH đề xuất 2 phương án tăng tỷ lệ hỗ trợ của Nhà nước cho người tham gia BHXH tự nguyện, trong đó có phương án hỗ trợ 50% đối với đối tượng hộ nghèo.
25/12/2024