Ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước tiếp tục hưởng ưu đãi trước bạ

Chính phủ sẽ ban hành Nghị định giảm lệ phí trước bạ cho ôtô lắp ráp trong nước trong tháng 6.

Trong phiên họp Quốc hội đầu tháng 6, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết Chính phủ sẽ sớm ban hành Nghị định giảm lệ phí trước bạ (LPTB) ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước. Hiện chưa rõ thời hạn có hiệu lực của Nghị định này và mức giảm là bao nhiêu %. Ba lần thực hiện trước đó, Chính phủ luôn áp dụng mức giảm 50%.

Đây là năm thứ 4 liên tiếp, ưu đãi LPTB cho ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước được áp dụng. Lần đầu tiên là nửa cuối 2020, sau đó là tháng 12/2021-5/2022. Lần gần nhất là nửa cuối 2023.

Giống như những lần trước, ưu đãi LPTB vẫn chỉ dành cho xe lắp ráp trong nước, còn xe nhập khẩu thì không. Trước đây, mỗi lần ưu đãi LPTB sắp được triển khai, Hiệp hội các nhà nhập khẩu ôtô Việt Nam (VIVA) với các thành viên như Audi, Porsche, Volkswagen, Subaru... thường có văn bản gửi lên Chính phủ, cho rằng ưu đãi chỉ cho xe sản xuất nội địa là phân biệt đối xử với xe nhập. VIVA đồng thời kiến nghị xe nhập cũng cần có chính sách tương tự. Tuy nhiên, mong muốn của VIVA chưa lần nào được chấp thuận.

Đại diện một hãng xe thuộc VIVA nói rằng Hiệp hội hiện chưa có ý kiến gì về chính sách ưu đãi LPTB lần này cho xe lắp ráp trong nước.

Chính sách ưu đãi LPTB hoặc các thuế suất liên quan chỉ áp dụng cho xe sản xuất, lắp ráp nội địa của Việt Nam cũng giống như nhiều quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Malaysia. Chính phủ các nước đều cho rằng, ưu đãi ưu tiên cho loại xe này nhằm kích thích sản xuất trong nước, tạo ra thành phẩm, duy trì việc làm, góp phần ổn định kinh tế, xã hội.

Trong bối cảnh thị trường kém sôi động như hiện nay, ưu đãi LPTB được xem là một trợ lực cho thị trường ôtô trong nước. LPTB giảm kéo theo chi phí lăn bánh một mẫu xe giảm, từ đó kích thích nhu cầu mua sắm. Thanh khoản thị trường từ đó tốt hơn, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tăng quy mô sản xuất.

Thị trường ôtô Việt Nam đang trải qua gần nửa đầu 2024 khá trầm. Ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô, lạm phát tăng cao, tín dụng bị siết chặt, các mảng kinh tế bất động sản, chứng khoán... gặp nhiều khó khăn khiến nhu cầu mua ôtô sụt giảm.

4 tháng đầu 2024, toàn thị trường tiêu thụ 96.935 xe, giảm 14% so với cùng kỳ 2023. Hầu hết các hãng trên thị trường đều giảm doanh số.

Mức giảm 14% của thị trường chưa phải là con số báo động nhưng là chỉ dấu cho thấy sức mua chưa có dấu hiệu phục hồi, bởi 2023 là năm có doanh số thấp nhất trong vòng 5 năm qua (2019-2023). Trong đó, hai năm 2020, 2021 bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.

"Năm nay khó. Ưu đãi LPTB sẽ giúp thị trường sôi động hơn nhưng để doanh số trở lại mức bình thường như 2022 hay trước đó thì rất khó", trưởng ban hoạch định chiến lược một hãng xe Nhật thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) nói. "Các hãng đang "cắt máu", tức giảm giá niêm yết chứ không còn là khuyến mại đủ thấy thị trường đang ảm đạm thế nào".

Khách hàng tham khảo một mẫu Sportage tại showroom Kia ở TP HCM. Ảnh: Thành Nhạn
Khách hàng tham khảo một mẫu Sportage tại showroom Kia ở TP HCM. Ảnh: Thành Nhạn

Chính sách ưu đãi LPTB hoặc các thuế suất liên quan chỉ áp dụng cho xe sản xuất, lắp ráp nội địa của Việt Nam cũng giống như nhiều quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Malaysia. Chính phủ các nước đều cho rằng, ưu đãi ưu tiên cho loại xe này nhằm kích thích sản xuất trong nước, tạo ra thành phẩm, duy trì việc làm, góp phần ổn định kinh tế, xã hội.

Trong bối cảnh thị trường kém sôi động như hiện nay, ưu đãi LPTB được xem là một trợ lực cho thị trường ôtô trong nước. LPTB giảm kéo theo chi phí lăn bánh một mẫu xe giảm, từ đó kích thích nhu cầu mua sắm. Thanh khoản thị trường từ đó tốt hơn, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tăng quy mô sản xuất.

Thị trường ôtô Việt Nam đang trải qua gần nửa đầu 2024 khá trầm. Ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô, lạm phát tăng cao, tín dụng bị siết chặt, các mảng kinh tế bất động sản, chứng khoán... gặp nhiều khó khăn khiến nhu cầu mua ôtô sụt giảm.

4 tháng đầu 2024, toàn thị trường tiêu thụ 96.935 xe, giảm 14% so với cùng kỳ 2023. Hầu hết các hãng trên thị trường đều giảm doanh số.

Mức giảm 14% của thị trường chưa phải là con số báo động nhưng là chỉ dấu cho thấy sức mua chưa có dấu hiệu phục hồi, bởi 2023 là năm có doanh số thấp nhất trong vòng 5 năm qua (2019-2023). Trong đó, hai năm 2020, 2021 bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.

"Năm nay khó. Ưu đãi LPTB sẽ giúp thị trường sôi động hơn nhưng để doanh số trở lại mức bình thường như 2022 hay trước đó thì rất khó", trưởng ban hoạch định chiến lược một hãng xe Nhật thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) nói. "Các hãng đang "cắt máu", tức giảm giá niêm yết chứ không còn là khuyến mại đủ thấy thị trường đang ảm đạm thế nào".

Theo Vnexpress Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Bộ Tư pháp thông báo thu hồi gần 9.800 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế sau 6 tháng

Trong 6 tháng qua, kết quả thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt kết quả đáng khích lệ. Theo đó, cơ quan chức năng đã thi hành xong 2.061 việc với số tiền hơn 9.781 tỷ đồng.
03/04/2025

Thu hồi 11 thửa đất để làm đường tại huyện Khoái Châu (Hưng Yên): Luật Đất đai quy định như thế nào?

Viện KH Chính sách & Pháp luật nhận được câu hỏi tư vấn pháp luật từ 11 hộ dân tại xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên về việc đất ở được giao từ năm 1976 tới nay, đã sinh sống ổn định và không có tranh chấp, hiện tại dự án làm đường mở rộng yêu cầu thu hồi đất và không có phương án đền bù. Pháp luật quy định thế nào về trường hợp này?
01/04/2025

Hoãn tòa, tạo điều kiện cho ông Trịnh Văn Quyết khắc phục hậu quả

Sau thời gian hội ý, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm xét xử ông Trịnh Văn Quyết và 24 bị cáo khác.
25/03/2025

Sắp xử vụ kiện trường ĐH đòi 36 tỷ đồng do bị giữ bằng cử nhân 30 năm

Vụ ông Dương Thế Hảo (66 tuổi) khởi kiện đòi Trường Đại học Kinh tế quốc dân bồi thường 36 tỷ đồng do giữ bằng cử nhân và nhiều giấy tờ gốc suốt 30 năm sẽ được tòa án xét xử vào ngày 9/4 tới.
24/03/2025

Cựu Chủ tịch tỉnh An Giang nhận tiền tỷ, tiếp tay khai thác cát lậu

“Bảo kê” cho Công ty Trung Hậu khai thác cát trái phép, cựu Chủ tịch và Phó chủ tịch tỉnh An Giang đã nhận tiền cám ơn từ công ty này hàng tỷ đồng.
24/03/2025

Hậu 'Pháo' chi 132 tỷ đồng cho những ai trong đại án Phúc Sơn?

Ông chủ Tập đoàn Phúc Sơn đã chi 132 tỷ đồng cho nhiều quan chức để được nhận dự án ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ngãi rồi thực hiện chuỗi sai phạm nhằm hưởng lợi hơn 963 tỷ.
20/03/2025

Sai phạm trong dự án ở Đền Hùng khiến hai cựu Bí thư Phú Thọ vướng lao lý

Hai cựu Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đức Vượng và Nguyễn Doãn Khánh bị cáo buộc 17 năm trước đã tạo điều kiện cho Hậu "Pháo" trúng thầu dự án ở Đền Hùng rồi bán lại, hưởng lợi 55 tỷ đồng.
19/03/2025

Cơ quan chức năng có thể khởi tố hình sự vụ án khi không có yêu cầu từ bị hại hay không?

Theo điều 155, Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015, có 9 trường hợp chỉ khởi tố khi có yêu cầu của bị hại. Ngoài ra, các trường hợp khác, cơ quan chức năng có thẩm quyền có thể khởi tố hình sự vụ án nếu đủ căn cứ.
13/03/2025

‘Sa mạc’ giấy phép và lời than ‘làm kinh doanh không còn thấy niềm vui’

Một nữ doanh nhân gần đây liên hệ với tôi than phiền việc kinh doanh của chị đang gặp vô vàn khó khăn, phần vì các đơn hàng suy giảm, phần vì thêm nhiều thủ tục hành chính, rào cản về thuế, các quy chuẩn mới rất khó vượt qua.
12/03/2025

Thông tư 29 về dạy thêm có hiệu lực: 'Tiết học 0 đồng' được khởi động

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, nhất là kỳ thi vào lớp 10, tốt nghiệp THPT đã cận kề, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã triển khai việc ôn tập cho học sinh cuối cấp miễn phí sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.
12/03/2025

Viện KH-CS&PL công bố các quyết định về công tác nhân sự

Chiều 7/3, tại Hà Nội, Viện Khoa học Chính sách và Pháp luật tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ. Đồng chí Doãn Hồng Dương - Phó Viện trưởng, Tổng phụ trách Đặc san KH Chính sách Pháp luật dự và chủ trì buổi lễ.
11/03/2025

Viện KH-CS&PL ra mắt quỹ "Vì ngày mai tươi sáng"

Ngày 7/3/2025, Đặc san Khoa học Chính sách Pháp Luật (Viện Khoa học Chính sách và Pháp luật) tổ chức buổi lễ giới thiệu và ra mắt quỹ "Vì ngày mai tươi sáng", đánh dấu một cột mốc mới trong quá trình phát triển của đặc san nói riêng và Viện nói chung.
07/03/2025