Những việc cán bộ, công chức không được làm từ tháng 7

Quốc hội quy định 6 nhóm việc cán bộ, công chức không được làm, trong đó có phát tán thông tin sai sự thật, lợi dụng mạng xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ quan, địa phương.

Luật Cán bộ, công chức sửa đổi được Quốc hội thông qua ngày 24/6, có hiệu lực từ 1/7/2025, bổ sung danh mục cụ thể những việc cán bộ, công chức không được làm.

Theo quy định mới, cán bộ, công chức không được trốn tránh, né tránh, đùn đẩy, thoái thác nhiệm vụ; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý nghỉ việc, bỏ việc; tham gia đình công; phát ngôn, đăng tải hoặc phát tán thông tin sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín của đất nước, địa phương, đơn vị công tác.

Luật cũng nghiêm cấm các hành vi tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, trục lợi, nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực thi công vụ. Bên cạnh đó, cán bộ, công chức không được sử dụng trái phép tài sản công, lạm dụng chức vụ quyền hạn hoặc khai thác thông tin công vụ để trục lợi.

Ngoài ra, luật quy định cấm mọi hành vi phân biệt đối xử về dân tộc, giới tính, tuổi tác, khuyết tật, tôn giáo, tín ngưỡng, thành phần xã hội khi thi hành công vụ. Cán bộ, công chức cũng không được tham gia sản xuất, kinh doanh hay làm công tác nhân sự trái quy định về phòng chống tham nhũng, tiết kiệm, chống lãng phí và bảo vệ bí mật nhà nước.

Công chức Đà Nẵng làm việc tại Trung tâm hành chính Đà Nẵng, tháng 5/2024. Ảnh: Nguyễn Đông

Luật mới xác định nghĩa vụ thi hành công vụ, trong đó cán bộ, công chức phải làm đúng, đầy đủ nhiệm vụ, chịu trách nhiệm về kết quả; chủ động học tập, nâng cao trình độ, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số.

Nếu phát hiện vi phạm trong cơ quan, cán bộ, công chức phải báo cáo người có thẩm quyền, đồng thời tuân thủ quy định bảo vệ bí mật nhà nước. Tài sản công được giao phải được sử dụng hiệu quả, tiết kiệm.

Trường hợp nhận lệnh trái pháp luật, cán bộ, công chức phải báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định. Nếu vẫn bị yêu cầu chấp hành, phải thực hiện nhưng đồng thời báo cáo bằng văn bản cho cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Khi đã thực hiện đúng quy trình này, người thi hành không chịu trách nhiệm về hậu quả; người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Luật quy định người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện phòng chống tham nhũng, tiêu cực, tiết kiệm, chống lãng phí. Họ phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra sai phạm và có thẩm quyền xử lý nghiêm cán bộ cấp dưới vi phạm kỷ luật, quan liêu, hách dịch, gây phiền hà cho người dân.

Trước đây, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã có quy định khá rõ về những việc cán bộ, công chức không được làm, tập trung trong ba điều luật 18, 19 và 20. Các hành vi bị cấm bao gồm: trốn tránh trách nhiệm, gây bè phái, tự ý bỏ việc, tham gia đình công; sử dụng tài sản công trái phép; lợi dụng quyền hạn để vụ lợi; phân biệt đối xử dưới mọi hình thức; tiết lộ bí mật nhà nước; và tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh trái quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, các quy định này chủ yếu được sắp xếp theo nhóm hành vi liên quan đến đạo đức công vụ, bảo vệ bí mật nhà nước và một số điều cấm theo luật chuyên ngành như Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Do đó, dù đã có cơ sở pháp lý, hệ thống quy định trước đây vẫn mang tính nguyên tắc, chưa phản ánh đầy đủ những tình huống thực tiễn mới phát sinh trong môi trường công vụ hiện đại.

Luật sửa đổi năm 2024 không phải là lần đầu tiên đưa ra các quy định cấm, nhưng là lần đầu tiên hệ thống hóa đầy đủ, cụ thể và cập nhật danh mục hành vi cán bộ, công chức không được làm. Luật lần này không chỉ kế thừa các quy định cũ mà còn mở rộng sang các hành vi mới như: phát tán thông tin sai sự thật, lợi dụng mạng xã hội để gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ quan, địa phương; chậm trễ, né tránh trách nhiệm; không báo cáo lệnh trái pháp luật...

Việc hoàn thiện các quy định theo hướng chặt chẽ, rõ ràng và toàn diện hơn được kỳ vọng sẽ tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; chuẩn hóa đạo đức công vụ; đồng thời tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xử lý vi phạm, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính, chuyên nghiệp.

Theo VNEXPRESS Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Các thứ trưởng luân chuyển về địa phương trưởng thành như thế nào?

Trong các thứ trưởng được luân chuyển về địa phương thời gian qua, có nhiều người tiếp tục ở lại tỉnh, thành hoặc chuyển qua địa phương khác với những vị trí quan trọng; có một số thứ trưởng quay trở lại Trung ương chuẩn bị cho một hành trình mới.
03/07/2025

Triệt để xử lý các vấn đề về quản lý bệnh viện

Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, Bộ Y tế cần triệt để xử lý các vấn đề về quản lý bệnh viện, chuẩn hóa các quy trình cơ bản về khám chữa bệnh, quản lý dược, vệ sinh an toàn thực phẩm…
03/07/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm

Chiều 2/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm 2025 do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức.
03/07/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không có chuyển đổi số, mô hình hành chính hai cấp sẽ không thể vận hành hiệu quả

Tổng Bí thư nhấn mạnh chuyển đổi số chính là hệ thần kinh trung ương, là cầu nối "sống còn" giữa tỉnh và xã; là bộ não dữ liệu để tổng hợp, phân tích, cảnh báo sớm tình hình, không để xảy ra vùng trũng thông tin.
03/07/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm

20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.
03/07/2025

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh vừa được thông qua

Sáng 3/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.
03/07/2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Làm mới lại hợp tác quốc tế là yêu cầu cấp thiết để đạt các mục tiêu phát triển

Phát biểu dẫn đề tại Phiên thảo luận bàn tròn với chủ đề "Làm mới hợp tác phát triển quốc tế" trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế lần thứ tư về tài chính cho phát triển tại Seville, Tây Ban Nha, chiều 1/7, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh: Làm mới lại hợp tác phát triển quốc tế không chỉ là một lựa chọn mà là yêu cầu cấp thiết để đạt được các mục tiêu phát triển.
02/07/2025

Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ cho ý kiến về phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng

Ngày 1/7, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có các phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng để chuẩn bị báo cáo cấp có thẩm quyền.
02/07/2025

Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Nghị quyết 57 là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong giai đoạn mới, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang nỗ lực hoàn thành các mục tiêu của nhiệm kỳ và mô hình chính quyền địa phương hai cấp đã chính thức vận hành tại 34 tỉnh, thành phố từ ngày 1/7/2025.
02/07/2025

Bỏ kiểm định đầu vào công chức cấp quốc gia, không yêu cầu thi nâng ngạch Thành Huế

Công chức cấp quốc gia sẽ không còn phải kiểm định đầu vào hay thi nâng ngạch. Thay vào đó, tuyển dụng và sử dụng công chức sẽ dựa trên vị trí việc làm, kết quả thực hiện nhiệm vụ và đẩy mạnh phân cấp quản lý.
02/07/2025

Các bí thư, chủ tịch tỉnh cam kết gì khi vận hành bộ máy mới?

Bắc Ninh đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế đứng đầu toàn quốc, TPHCM trở thành cực tăng trưởng, Gia Lai tận dụng “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” khi có một Việt Nam thu nhỏ.
02/07/2025

Nhiều bí thư, chủ tịch tỉnh thay đổi vị trí công tác

Sau sáp nhập, nhân sự chủ chốt của các địa phương có sự thay đổi. Một số người từng giữ chức bí thư tỉnh ủy sang làm chủ tịch UBND tỉnh, thành, phó bí thư thường trực, chủ tịch HĐND. Ngoài ra, nhiều bí thư tỉnh ủy được điều về Trung ương.
02/07/2025