Những lưu ý khi cài đặt xác thực khuôn mặt trên app ngân hàng

Ngày 1/7 là thời điểm bắt buộc phải xác thực sinh trắc nếu muốn chuyển tiền lớn hơn 10 triệu đồng. Vậy, khi cài đặt xác thực khuôn mặt trên app ngân hàng cần lưu ý những gì?

Cuối năm 2023, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 2345/QĐ-NHNN về triển khai giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng

Tại quyết định này, từ ngày 1/7, khách hàng phải xác thực sinh trắc qua khuôn mặt hoặc vân tay khi giao dịch ngân hàng lần đầu bằng Mobile Banking. Theo đó, giao dịch chuyển tiền trực tuyến trên 10 triệu đồng/lần hoặc lũy kế trên 20 triệu đồng/ngày bắt buộc phải xác thực khuôn mặt.

Thời điểm này, khi đăng nhập vào các ứng dụng (app) ngân hàng, người dùng sẽ thấy các thông báo yêu cầu cài đặt xác thực sinh trắc học. Nếu thông báo không hiển thị ở màn hình chính, người dùng có thể tìm trong mục “Cài đặt” hoặc “Tài khoản”.

Ví như, ở app VPBank, thông báo thực hiện xác thực sinh trắc học hiển thị ngay ở màn hình chính khi đăng nhập. Người dùng chọn “Thực hiện” để bắt đầu xác thực theo hướng dẫn của ngân hàng.

Nhiều app ngân hàng yêu cầu chụp mặt trước và mặt sau căn cước công dân khi xác thực sinh trắc khuôn mặt. Ảnh: Tâm An
Nhiều app ngân hàng yêu cầu chụp mặt trước và mặt sau căn cước công dân khi xác thực sinh trắc khuôn mặt. Ảnh: Tâm An

Ở bước đầu tiên, cần chụp căn cước công dân mặt trước, quét mã QR code và chụp căn cước công dân mặt sau. Ở bước này, người dùng lưu ý cần để căn cước công dân lên một mặt phẳng, di chuyển camera điện thoại để phần căn cước công dân khớp với khung hình trên app hiển thị sao cho ảnh chụp rõ nét. Trường hợp ảnh chụp bị mờ sẽ phải thực hiện lại. 

Sau đó sẽ đến bước xác thực khuôn mặt. Ứng dụng ngân hàng sẽ yêu cầu chủ tài khoản phải quay mặt sang phải, trái, cúi xuống và góc chính diện. Lưu ý, ở mỗi góc cần làm chậm và giữ yên vài giây để hình ảnh xác thực được rõ nét, thao tác quay quá nhanh sẽ gặp lỗi và phải thực hiện lại.

Bước cuối cùng là xác thực căn cước công dân gắn chip. Để thực hiện bước này người dùng cần bật tính năng NFC trên smartphone. Lưu ý, ở iPhone sẽ luôn bật tính năng NFC; còn với điện thoại sử dụng hệ điều hành Android sẽ phải vào mục "Cài đặt", chọn "Kết nối" (Connections).

Quét mã QR code là một trong những bước xác thực sinh trắc học. Ảnh: Tâm An
Quét mã QR code là một trong những bước xác thực sinh trắc học. Ảnh: Tâm An

Tính năng NFC đã bật, người dùng phải đưa căn cước công dân có gắn chip lại gần mặt lưng của smartphone, giữ khoảng 3-4 giây để ứng dụng có thể đọc được thông tin trên thẻ. Khi nào trên ứng dụng ngân hàng hiển thị lại toàn bộ thông tin, người dùng kiểm tra lại một lần nữa rồi xác nhận là xong. Như vậy là đã xác thực khuôn mặt thành công.

Tuy nhiên, mỗi dòng điện thoại có các vị trí chip khác nhau, có thể nằm cạnh camera hoặc nằm chính giữa điện thoại. Thế nên, người dùng cần di chuyển căn cước công dân lên xuống theo chiều dọc điện thoại cho tới khi 2 chip tìm thấy nhau và giữ nguyên trong vài giây.

Thực tế, trên thị trường hiện nay, có nhiều dòng điện thoại thông minh cấu hình mạnh nhưng vẫn không có đầu đọc NFC. Chưa có thống kê chính xác về tỷ lệ khách hàng sử dụng các thiết bị này nhưng đây cũng là một trở ngại với một số nhóm khách hàng.

Song, khi gặp vấn đề này, chủ tài khoản ngân hàng vẫn được hỗ trợ bằng cách ra trực tiếp chi nhánh để được xác thực lần đầu. 

Với ứng dụng xác thực sinh trắc học trên app Techcombank, người dùng sẽ thực hiện các bước tương tự như với app VPBank.

Nếu điện thoại không có tính năng NFC, chủ tài khoản có thể ra các chi nhánh ngân hàng để được hỗ trợ trực tiếp.
Nếu điện thoại không có tính năng NFC, chủ tài khoản có thể ra các chi nhánh ngân hàng để được hỗ trợ trực tiếp.

Với MBBank, sau khi truy cập app, chọn "Tiện ích", vào "Cài đặt bảo mật cho giao dịch" rồi chọn “Xác thực có khuôn mặt”, cài đặt mức giao dịch cần bật xác thực khuôn mặt. Tiếp đó, chọn “Xác nhận” và nhập mã D-OTP; cuối cùng là "Thiết lập phương thức xác thực thành công".

Ở app MBBank, ngay từ khi đăng ký sử dụng ứng dụng, người dùng đã phải chụp ảnh căn cước công dân mặt trước, mặt sau, xác thực khuôn mặt… Do đó, khi xác thực sinh trắc học trên app MBBank thao tác khá đơn giản và nhanh.

Đại diện TPBank cho biết, với nhóm khách hàng nước ngoài cư trú tại Việt Nam không được cấp căn cước công dân gắn chip thì có thể sử dụng hộ chiếu và đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng, để được nhân viên hỗ trợ kiểm tra và cập nhật thông tin sinh trắc học của khách hàng vào kho dữ liệu.

Theo Vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Trường hợp như thế nào được coi là “Đồng phạm” và “Che giấu tội phạm”?

Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
21/05/2025

Mức phạt tù các tội sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng

Bộ Công an trả lời công dân về mức phạt tù với các tội danh về sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
20/05/2025

Phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025.
20/05/2025

Thủ tục đề nghị việc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc

Bộ trưởng Bộ Nội vụ vừa ban hành Quyết định số 499/QĐ-BNV về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ.
20/05/2025

Chế độ với cán bộ hội khi xin nghỉ hưu trước tuổi

Năm 2019, bà Trần Thị Thu Hằng (Hà Tĩnh) được điều động đến làm việc tại Hội Chữ thập đỏ huyện, giữ chức danh Chủ tịch Hội. Trước khi sang làm việc tại Hội, bà là Phó Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện. Sau khi chuyển công tác bà Hằng bị cắt 25% phụ cấp công vụ.
19/05/2025

Xác định mức phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Công ty của ông Nguyễn Văn Được (TPHCM) đã được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực kế toán và đại lý thuế. Trong quá trình hoạt động, công ty ông có một số vướng mắc về quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đề nghị được cơ quan chức năng hướng dẫn.
19/05/2025

Thủ tục chuyển nơi đóng BHXH khi cơ quan chuyển trụ sở

Cơ quan của ông Trần Luân Ngọc ở quận Hà Đông, TP. Hà Nội và đóng BHXH cho người lao động tại BHXH quận Hà Đông. Nay, cơ quan chuyển trụ sở về quận Cầu Giấy.
16/05/2025

Hướng dẫn quản lý, sử dụng viên chức y tế, giáo viên các trường phổ thông, mầm non

Công văn số 2317/BNV-TCBC ngày 13/5/2025 của Bộ Nội vụ gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc quản lý, sử dụng viên chức làm việc tại các cơ sở y tế và giáo viên tại các trường phổ thông, mầm non.
15/05/2025

QUY ĐỊNH MỚI: Chế độ, chính sách với thân nhân của sĩ quan Quân đội tại ngũ hy sinh, từ trần

Chế độ, chính sách đối với thân nhân của sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần được quy định tại Điều 7 Thông tư số 25/2025/TT-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
14/05/2025

Năm 2025, cha mẹ muốn sang tên sổ đỏ cho con nhất định phải biết những quy định này

Bố mẹ muốn sang tên sổ đỏ cho con trong năm 2025 được quy định thế nào?
05/05/2025

Hướng dẫn cập nhật số căn cước công dân vào ứng dụng VssID trên điện thoại

Hướng dẫn cập nhật số căn cước công dân (CCCD) hay mã số định danh cá nhân đối với người tham gia BHXH, BHYT vào ứng dụng VssID trên điện thoại và máy tính.
15/04/2025

Quy định về xử phạt NGƯỜI ĐI BỘ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Bộ Công an trả lời công dân về xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
09/04/2025