Nhiều điểm mới trong dự thảo Luật Việc làm sửa đổi

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) có nhiều điểm mới như quy định về việc quản lý giờ làm thêm của học sinh, sinh viên; mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp…

Mới đây, Bộ LĐ-TB&XH đã đưa ra dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) lần hai và đang được lấy ý kiến vào giữa tháng 3-2024. Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ tám vào tháng 10-2024.

So với Luật Việc làm năm 2013 thì dự thảo lần này có một số nội dung sửa đổi, bổ sung với nhiều điểm mới. Cụ thể, dự thảo quy định về việc quản lý giờ làm thêm của học sinh, sinh viên (HSSV); mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)…

Sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tìm hiểu thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp tại ngày hội việc làm. Ảnh: PHẠM ANH

Sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tìm hiểu thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp tại ngày hội việc làm. Ảnh: PHẠM ANH

Quản lý giờ làm thêm của sinh viên: Chưa hợp lý

Trong dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), ở lĩnh vực giáo dục có điều khoản đáng chú ý liên quan đến quản lý việc làm bán thời gian của HSSV. 

Theo đó, theo Điều 30 dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định: HSSV đủ độ tuổi lao động được làm việc nhưng không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học, không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ và phải thực hiện quy định của pháp luật về lao động.

Tiền công của HSSV được thanh toán trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động căn cứ thời gian thực tế làm việc, khối lượng, chất lượng công việc đã thực hiện.

Điều 30 cũng nêu rõ: “Cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục ĐH, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm quản lý HSSV làm việc bán thời gian”.

Liên quan đến nội dung dự thảo, em Bùi Ngọc Hân, SV năm ba Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết nếu SV chỉ được làm việc không quá 20 giờ/tuần sẽ rất khó khăn cho em cũng như nhiều bạn cùng đi làm thêm. 

Hân cho biết gia đình em ở Vĩnh Long, thuộc hộ cận nghèo nhưng không đủ điều kiện để miễn, giảm học phí. Từ khi lên TP.HCM, gia đình vay tiền cho em đi học, còn các khoản khác em phải tự lo, từ tiền ở ký túc xá, chi tiêu sinh hoạt, mua đồ dùng học tập, đi lại… Để có tiền, em phải đi làm thêm tại một nhà hàng với tiền công là 16.000 đồng/giờ. Mỗi tuần thường em đi làm cả thứ Bảy, Chủ nhật và buổi tối ba ngày khác trong tuần, tổng cộng gần 30 tiếng/tuần. 

“Biết rằng việc làm thêm ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc học nhưng em đã sắp xếp giờ giấc phù hợp và như vậy em mới có đủ chi phí để trang trải cho việc học. Nếu bị giới hạn thời gian làm thêm, em nghĩ chưa hợp lý” - Hân tâm tư.

Ở góc độ quản lý, TS Trần Đình Lý (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM), cho rằng việc Bộ LĐ-TB&XH đưa ra một số đề xuất nhằm giới hạn giờ làm thêm, để các bạn tập trung vào mục tiêu chính là học tập. Việc này nhằm tránh trường hợp các em sa đà vào việc làm thêm, đặc biệt là SV xa nhà, xa gia đình.

Tuy nhiên, việc này khá phức tạp cho cả nhà trường vì khó quản lý và tùy vào lĩnh vực làm thêm của các em. Trong đó, nếu việc làm thêm gắn với ngành học của các em thì cần có cơ chế tạo điều kiện để các bạn làm thêm, kiếm thêm thu nhập, tránh được một số khó khăn, bức xúc từ cuộc sống. Hơn nữa, phải tính toán mức giờ cụ thể theo điều kiện kinh tế - xã hội từng địa phương, với nhiều mức đa dạng, linh hoạt.

Theo TS Trần Đình Lý, hiện nay các cơ sở đào tạo ĐH đã có quy chế SV không được nghỉ quá 20% số tiết học để giám sát việc học và đánh giá SV đủ điều kiện học tiếp hay không. Do đó, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng vì liên quan tới Bộ luật Lao động 2019, Luật Giáo dục, tránh trường hợp trói nhau giữa các luật.

Trong dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), ở lĩnh vực giáo dục có điều khoản đáng chú ý liên quan đến quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên.

Thêm cơ hội được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cũng đề xuất mở rộng đối tượng tham gia BHTN để phù hợp với thực tế hơn. 

Cụ thể, dự thảo sẽ bổ sung đối tượng tham gia BHXH gồm NLĐ có giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ một tháng trở lên.

Người làm việc không trọn thời gian, có tổng mức tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc, thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu vùng cao nhất do Chính phủ công bố. Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương.

So với Luật Việc làm hiện nay thì NLĐ có hợp đồng lao động từ đủ một tháng đến dưới ba tháng thuộc đối tượng được bổ sung tham gia BHTN trong dự thảo là điều rất cần thiết. Bởi đây vốn là nhóm có nguy cơ mất việc làm cao, cần được hưởng hỗ trợ một số chính sách của BHTN khi mất việc làm.

Ngoài ra, dự thảo luật cũng quy định về nhóm đối tượng không phải tham gia BHTN. 

Cụ thể như NLĐ đang làm việc theo hợp đồng thử việc theo quy định của pháp luật lao động; người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ; NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng chưa hưởng lương hưu và NLĐ là người giúp việc gia đình thì không phải tham gia BHTN.

Linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Theo tờ trình dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ LĐ-TB&XH có nêu Luật Việc làm hiện nay quy định mức đóng BHTN của NLĐ và người sử dụng lao động cố định là 1% mức tiền lương tháng. Do đó, chưa đảm bảo tính linh hoạt trong điều chỉnh mức đóng BHTN, nhất là trong các trường hợp thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, suy thoái khi quỹ kết dư lớn.

Thực tế, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 03/2021/UBTVQH15, Nghị quyết 24/2022/UBTVQH15 nhằm hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng từ Quỹ BHTN. 

Do đó, bộ này đề xuất sửa đổi mức đóng BHTN theo hướng: NLĐ đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng; người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những NLĐ đang tham gia BHXH; Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng BHTN của những NLĐ đang tham gia BHTN và do ngân sách Trung ương bảo đảm.

 

Theo PLO Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Những điểm mới quan trọng trong dự thảo LUẬT NHÀ GIÁO

Quy định về quyền, nghĩa vụ của nhà giáo, những việc không được làm theo hướng tăng tính bảo vệ đối với nhà giáo; nhà giáo công lập là viên chức đặc biệt; giao quyền chủ động cho cơ quan quản lý ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo; quy định đầy đủ chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ nhà giáo; tăng đãi ngộ đối với nhà giáo;...là những điểm mới cụ thể trong dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu.
20/11/2024

Cần xây dựng bảng lương riêng phù hợp với nhà giáo

Góp ý chính sách tiền lương trong dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Thích Thanh Quyết và đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị xây dựng bảng lương riêng phù hợp với nhà giáo.
20/11/2024

Hướng dẫn áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số Điều của Nghị quyết số 107/2023/QH15 ngày 29 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.
18/11/2024

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong 6 tháng đầu năm 2025.
17/11/2024

Đề xuất sửa quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
17/11/2024

Đề xuất hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng cho người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng

Bộ Nội vụ đang đề nghị xây dựng Nghị định quy định về mức hỗ trợ đối với người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng nhằm tạo cơ chế khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực phục vụ công tác chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng.
17/11/2024

Đại biểu góp ý về tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam nhiều đại biểu Quốc hội góp ý về nâng tuổi nghỉ hưu (tuổi phục vụ tại ngũ) đối với sĩ quan quân đội.
11/11/2024

Đề xuất cấp chứng chỉ giấy phép lái xe cho trẻ 16-18 tuổi

TS Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, đề xuất trẻ 16-18 tuổi được cấp chứng chỉ lái xe để nâng cao ý thức, kỹ năng lái xe máy.
05/11/2024

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách thời gian tới nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
01/11/2024

Sửa Luật Tổ chức chính quyền địa phương: Phân quyền, hạn chế quy định phân cấp

Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền địa phương trên cơ sở nguyên tắc phân quyền, hạn chế quy định phân cấp; quy định nhiệm vụ của UBND các cấp theo hướng giảm bớt nhiệm vụ của tập thể UBND, tăng cường nhiệm vụ của Chủ tịch UBND.
31/10/2024

Đề xuất mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng BHXH 2025

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
29/10/2024

Đề xuất quy định mới xử phạt vi phạm hành chính về thực hiện nghĩa vụ quân sự

Bộ Quốc phòng đang dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.
29/10/2024