Người lao động không thể "thông cảm" mãi với doanh nghiệp khi lương thấp

Khi được đảm bảo mức lương thỏa đáng, người lao động mới có thể hăng say cống hiến, gắn bó lâu dài với nơi làm góp phần nâng cao hiệu quả chung.

Xác lập mức lương tối thiểu thỏa đáng

"Tiền lương, thưởng và phúc lợi chính là động lực then chốt thúc đẩy năng suất lao động", Phó Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phạm Thu Lan khẳng định tại diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia".

Theo bà Lan, thực tế đã chứng minh mối quan hệ mật thiết giữa thu nhập và tinh thần làm việc của người lao động. Khi được đảm bảo mức lương thỏa đáng, ai cũng sẽ hăng say cống hiến, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả chung.

"Người lao động dù muốn gắn bó nhưng cũng không thể ở lại mãi với công ty khi lương thấp. Điều này giải thích cho tỷ lệ nhảy việc cao, 8-12%/tháng ở các ngành đông lao động", Phó Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn nêu.

Phó Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phạm Thu Lan (Ảnh: Sơn Nguyễn).
Phó Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phạm Thu Lan (Ảnh: Sơn Nguyễn).

Tuy nhiên, thực tế, nhiều lao động, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, đang phải vật lộn với bài toán cơm áo gạo tiền. Họ không có tâm trí, thời gian và nguồn lực để đầu tư cho việc học tập nâng cao trình độ.

Theo bà Lan, học tập cũng cần có động lực. Người lao động khi còn đang phải vướng bận kiếm bữa cơm hàng ngày cho gia đình thì học tập cho bản thân không phải là sự ưu tiên. 

Trong suốt 40 năm đổi mới, Chính phủ đã không ngừng nỗ lực cải thiện đời sống, việc làm, thu nhập cho người lao động thông qua nhiều chính sách, biện pháp toàn diện. Nhờ vậy, năng suất lao động của Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể.

Tuy nhiên, theo Phó Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn, để đưa Việt Nam lên một nấc thang mới trong giai đoạn phát triển tiếp theo, bài toán nâng cao năng suất lao động đặt ra nhiều thách thức lớn hơn so với trước đây.

Bà Phạm Thu Lan nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác lập mức lương tối thiểu thỏa đáng như một sàn an sinh xã hội và quyền cơ bản của con người.

Mức lương này không chỉ đảm bảo đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho người lao động và gia đình họ, mà còn cần bao gồm khoản dự phòng cho những trường hợp bất khả kháng và tiết kiệm cho tương lai.

Tổ chức công đoàn mong muốn thời gian tới, Chính phủ, Hội đồng tiền lương quốc gia xem xét xác lập mức lương tối thiểu thỏa đáng, sao để tiền lương thực sự là động lực tăng năng suất lao động. 

Khoảng cách khá xa về năng suất lao động

TS Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương cho biết, thời gian qua, dù năng suất lao động của Việt Nam đã cải thiện nhưng vẫn còn thấp và có khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, năng suất lao động của Việt Nam năm 2022 chỉ đạt 20.400 USD/lao động. Con số này chỉ bằng 11,4% so với Singapore, 35,4% so với Malaysia, 64,4% so với Thái Lan và 79% so với Indonesia.

Theo ông Nguyễn Tú Anh, để tăng năng suất lao động cần phải phát triển nhiều hơn nữa hệ thống doanh nghiệp. Mục tiêu 1,5 triệu doanh nghiệp năm 2025 gần như không thực hiện được chính là một yếu tố làm cho năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp như hiện nay.

Năng suất lao động Việt Nam có cải thiện nhưng vẫn còn thấp (Ảnh minh họa: Sơn Nguyễn).
Năng suất lao động Việt Nam có cải thiện nhưng vẫn còn thấp (Ảnh minh họa: Sơn Nguyễn).

Tuy nhiên, năng suất lao động của khu vực doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam còn quá thấp. Năng suất lao động trong khu vực này chỉ bằng 3,6% khu vực doanh nghiệp Nhà nước và 28,5% khu vực doanh nghiệp FDI.

Vụ trưởng Vụ kinh tế tổng hợp nêu con số khác, trong giai đoạn 2018-2022 mặc dù bị ảnh hưởng bởi Covid-19 nhưng năng suất lao động của Việt Nam vẫn tăng bình quân 7,06%/năm.

Những ngành có năng suất lao động cao vượt trội so với mức trung bình của cả nước lại có tỷ trọng lao động rất thấp trên tổng lao động các ngành này (trừ công nghiệp chế biến chế tạo) chỉ chiếm 10,28% tổng số lao động có việc làm năm 2022.

Ngành chế biến chế tạo có tỷ trọng lao động lớn (chiếm 23,25%) đóng vai trò như trung vị của năng suất lao động cả nước. Đây chính là ngành động lực thúc đẩy năng suất lao động của cả nước. 66,5% lao động nằm trong các ngành có năng suất lao động thấp hơn bình quân cả nước.

Chốt lại, TS Nguyễn Tú Anh cho rằng, Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để tăng năng suất lao động bằng việc dịch chuyển lao động từ khu vực dư thừa lao động, có năng suất lao động thấp sang những ngành có năng suất lao động cao hơn, đang thiếu lao động như truyền thông thông tin, khoa học và công nghệ, nghệ thuật, vui chơi giải trí, công nghiệp chế biến chế tạo…

Theo Dân Trí Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Sẽ tự động hoàn thuế thu nhập cá nhân từ năm 2025

Ứng dụng kê khai thuế điện tử đang được nâng cấp, dự kiến tự động hỗ trợ khâu quyết toán, hoàn thuế thu nhập cá nhân từ đầu năm sau.
22/11/2024

Thay đổi lương hưu từ năm 2025 người lao động cần biết

Chính sách lương hưu từ năm 2025 có nhiều thay đổi so với Luật BHXH hiện hành và người lao động cần nắm rõ.
20/11/2024

Doanh nghiệp vẫn chưa biết sợ khi mua hoá đơn khống

Không ít chủ doanh nghiệp phải trả giá bằng rất nhiều tiền để xử lý hóa đơn bất hợp pháp đã sử dụng trong quá trình hạch toán. Có kế toán dính vòng lao lý khi xử lý hóa đơn cho doanh nghiệp.
20/11/2024

Sàn thương mại điện tử có thể phải nộp thuế thay người bán từ đầu 2025

Từ 1/1/2025, các sàn thương mại điện tử, nền tảng số dự kiến phải khai, nộp thuế thay người bán trên các nền tảng này, theo dự thảo sửa đổi một số điều Luật Quản lý thuế.
19/11/2024

Giáo viên mong được hợp pháp dạy thêm tại nhà

Hơn 63% trong số 12.500 giáo viên muốn được hợp pháp dạy thêm tại nhà và dạy thêm online để tăng thu nhập chính đáng, theo khảo sát của Đại học Quốc gia TP HCM.
19/11/2024

Quốc hội chốt chưa tăng lương hưu, lương công chức năm 2025

Năm 2025 chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, song việc này sẽ được cân nhắc nếu tình hình kinh tế xã hội năm sau thuận lợi.
13/11/2024

Hà Nội: Thị trấn Quang Minh (Mê Linh) tổ chức bầu cử tổ trưởng tổ dân phố nhiệm kỳ 2024-2027

Thực hiện Kế hoạch số 122/KH-UBND ngày 30/8/2024 của UBND thị trấn Quang Minh về việc bầu cử tổ trưởng tổ dân phố nhiệm kỳ 2024-2027. Ngày 10/11/2024, cuộc bầu cử tổ trưởng tổ dân phố đã được diễn ra tại các điểm bầu cử của 10 tổ dân phố.
11/11/2024

Phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực báo chí - truyền thông

Ngày 8/11, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Quan điểm, định hướng giải pháp tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí-truyền thông Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.” Sự kiện này nằm trong khuôn khổ đề tài khoa học cấp nhà nước nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí-truyền thông Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
08/11/2024

Triệt phá đường dây mua bán hóa đơn, trốn thuế tại Công ty Dầu khí Quảng Ninh

Ngày 7/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Phòng Cảnh sát kinh tế) Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết đơn vị vừa kết thúc điều tra giai đoạn 1 của vụ án "Trốn thuế, mua bán trái phép hóa đơn” xảy ra tại Công ty dầu khí Quảng Ninh và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh, đề nghị truy tố 34 bị can về hai tội danh trên. Vụ án đã được Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đưa ra xét xử, thu hồi cho nhà nước tổng số tiền 26,2 tỷ đồng
08/11/2024

INFOGRAPHICS: Cách khai thác, sử dụng Bộ Pháp điển Việt Nam

Ngày 5/11, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị Tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ Pháp điển Việt Nam.
06/11/2024

Cựu chủ tịch NXB Giáo dục nhận tiền để 'nâng đỡ' doanh nghiệp trúng thầu

Cựu chủ tịch HĐTV NXB Giáo dục Nguyễn Đức Thái bị cáo buộc nhận hối lộ theo năm, tổng 24,9 tỷ đồng, để nâng đỡ cho doanh nghiệp trúng thầu cung cấp giấy in sách giáo khoa.
05/11/2024

CON SỐ ĐÁNG BÁO ĐỘNG: Có tới 17% đối tượng từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội hình sự

Sáng ngày 4/11/2024, Trung đoàn Cảnh sát cơ động - Công an TP Hà Nội đã phối hợp cùng trường THCS Khương Mai (Hà Nội) tổ chức buổi tuyên truyền pháp luật dành cho học sinh. Sự kiện diễn ra trong không khí phấn khởi, hướng tới Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9/11, với mục tiêu quan trọng là nâng cao nhận thức về pháp luật và bảo vệ bản thân cho các em học sinh, đặc biệt trong bối cảnh gia tăng tình trạng xâm hại trẻ em hiện nay.
04/11/2024