Ngăn ngừa những cái "bắt tay" không minh bạch

Thực tế công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua đã chỉ ra sự tồn tại những mối quan hệ không bình thường, những cái "bắt tay" không minh bạch giữa một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, quyền với doanh nghiệp, nhằm trục lợi.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, liên quan một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, 8 tháng năm 2024, đã kỷ luật 44 cán bộ diện Trung ương quản lý.

Riêng vụ án xảy ra tại Công ty AIC, đã xử lý kỷ luật 89 tổ chức đảng và 126 đảng viên, trong đó có 25 cán bộ diện Trung ương quản lý; vụ án xảy ra tại dự án Khu đô thị Ðại Ninh (Lâm Ðồng), đã thi hành kỷ luật 6 tổ chức đảng, 14 đảng viên, trong đó có 7 cán bộ diện Trung ương quản lý.

Vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, đã có 23 bị can bị khởi tố, trong đó có 6 cán bộ diện Trung ương quản lý; vụ án tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An, đã khởi tố 8 bị can, trong đó có 2 cán bộ diện Trung ương quản lý...

Trên tinh thần kiên quyết đấu tranh, xử lý tội phạm tham nhũng không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể người vi phạm là ai, quá trình xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp đã định rõ tội danh đúng với bản chất của tội phạm; góp phần nhận diện mối quan hệ không bình thường giữa cán bộ, đảng viên có chức, quyền với các doanh nghiệp trên lĩnh vực khác nhau, nhất là đất đai, đấu thầu, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, đầu tư công...

Mối quan hệ đó được nhận diện khi doanh nghiệp nhận hỗ trợ, ưu đãi trong đầu tư một cách bất thường; trong việc cán bộ có chức, quyền sử dụng quyền lực gây ảnh hưởng và chung chia với doanh nghiệp; trong cách hành vi đưa và nhận hối lộ, nhận quà có giá trị lớn, lặp lại với rất nhiều dịp, lý do khác nhau hay hưởng hoa hồng từ doanh nghiệp vượt quá quy định.

Nhiều cái "bắt tay" giữa cán bộ có chức, quyền và doanh nghiệp nhằm làm sai lệch kết quả kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán; điều chỉnh cơ chế, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của địa phương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp; trong hoạt động đấu thầu mua bán hàng hóa, đầu tư công, gây thất thoát rất lớn tài sản nhà nước.

Hệ quả của những mối quan hệ không bình thường này là rất khó lường, đặc biệt nghiêm trọng, có thể chi phối sự phát triển kinh tế, xã hội; thất thoát tài sản nhà nước; tha hóa đội ngũ cán bộ, làm suy yếu sự lãnh đạo của Ðảng, sự quản lý của Nhà nước và xói mòn niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Ðể từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để không thể tham nhũng, tiêu cực, hơn 10 năm qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành hơn 330 văn bản; Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hơn 300 luật, pháp lệnh, nghị quyết; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hơn 2.100 nghị định, quyết định; các bộ, ngành, địa phương đã ban hành hàng nghìn văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời thể chế hóa và triển khai các chủ trương, chính sách của Ðảng về quản lý kinh tế-xã hội, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm. Các giải pháp tập trung kiểm soát quyền lực; cải cách hành chính, công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ; kiểm soát, kê khai tài sản… nhằm tạo một cơ chế đồng bộ, chặt chẽ, nghiêm minh.

Tuy nhiên, cái gốc của tham nhũng, tiêu cực nằm trong mỗi con người. Nếu cán bộ, đảng viên, nhất là những người được giao quyền không tự ý thức tu dưỡng, rèn luyện; sa vào chủ nghĩa cá nhân, thì không có bất cứ lý do nào có thể ngụy biện hay đổ lỗi cho cơ chế. Bởi không có cơ chế, chế tài nào kiểm soát hết mỗi con người, cũng không thể cưỡng chế lòng tham khi họ cố tình vi phạm. Giáo dục liêm chính được cho là giải pháp có tính căn nguyên. Chỉ khi mỗi cán bộ, đảng viên nhận thức đúng, đủ, hành động quyết liệt với chính mình, tự nêu gương về giáo dục liêm chính, về thực hành chuẩn mực đạo đức cách mạng, làm tròn trách nhiệm, bổn phận trước Ðảng, trước dân thì khi đó, tham nhũng, tiêu cực mới thật sự được đẩy lùi triệt để.

Theo Nhân Dân Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Ông Lê Ánh Dương bị miễn nhiệm chức Chủ tịch tỉnh Bắc Giang

Ông Lê Ánh Dương bị HĐND tỉnh Bắc Giang miễn nhiệm chức Chủ tịch UBND tỉnh tại kỳ họp sáng 8/10.
08/10/2024

Truy tố cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ và cựu Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải

VKSND Tối cao truy tố 15 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil.
18/09/2024

Khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13

Sáng 18/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị.
18/09/2024

Thủ tướng nhiều lần nghẹn giọng, bật khóc khi đề cập tới mất mát của người dân do bão Yagi

Trong hội nghị thứ 2 của Thường trực Chính phủ sau cơn bão Yagi, Thủ tướng nhiều lần nghẹn giọng, bật khóc khi đề cập tới sự tàn phá, hậu quả nặng nề và những mất mát, thiệt hại của người dân, của đất nước.
16/09/2024

Bắt nguyên Phó Chủ tịch huyện ở Thái Bình liên quan đến doanh nhân La “điên”

Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với nguyên lãnh đạo huyện Kiến Xương (tỉnh Thái Bình) do liên quan đến doanh nhân La “điên”.
14/09/2024

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 9/2024

Ngày 14/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2024, nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, khắc phục hạn chế, tháo gỡ vướng mắc, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển.
14/09/2024

Đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang, Quảng Ngãi và đồng chí Đặng Quốc Khánh

Trong các ngày 10 và 11/9, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 47. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
11/09/2024

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập; triển khai phương tiện, kể cả trực thăng, hỗ trợ người dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu triển khai lực lượng, phương tiện (kể cả máy bay trực thăng) tiếp cận bằng được để hỗ trợ vận chuyển lương thực, thực phẩm cho người dân; bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, phát hiện, xử lý kịp thời các sự cố ngay từ giờ đầu.
11/09/2024

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư thăm hỏi đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Chia buồn với gia đình các nạn nhân, những người có thân nhân mất trong bão lũ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đồng thời chỉ đạo ưu tiên cứu người, đảm bảo không người dân nào bị đói ăn, thiếu mặc.
10/09/2024

Tân Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Huy Dũng được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên

Ban Bí thư Trung ương Đảng điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên nhiệm kỳ 2020-2025. Chiều 6/9, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã bầu đồng chí Nguyễn Huy Dũng giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, nhiệm kỳ 2020-2025.
06/09/2024

Giải quyết tố cáo nhân sự đại hội Đảng, không để người tham nhũng lọt vào cấp ủy

Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng tập trung giải quyết kịp thời các tố cáo, phản ánh liên quan đến nhân sự đại hội Đảng các cấp; kiên quyết không để lọt vào cấp ủy những cán bộ tham nhũng, tiêu cực, suy thoái.
06/09/2024

Ông Tô Ân Xô và Trần Đăng Quỳnh làm trợ lý Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Trung tướng Tô Ân Xô và đại tá Trần Đăng Quỳnh, trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an, được Ban Bí thư bổ nhiệm làm trợ lý Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
05/09/2024